Không phải lời ích của việc xử lý chất thải bằng Công nghệ biogas

Chăn nuôi tại nhà là mô hình tăng thêm thu nhập được nhiều hộ gia đình ở nông thôn áp dụng. Các loại động vật như heo, gà, vịt, bò… được nuôi khá phổ biến. Trong đó heo là loài gây mùi khó chịu nhất. Một trong những giải pháp mà người chăn nuôi dùng để ngăn mùi đó chính là dùng hầm biogas. Sau một thời gian sử dụng sẽ bắt đầu đầy và tràn ra ngoài. Đây là điều mà nhiều người lo lắng nhất khi sử dụng hầm biogas trong chăn nuôi. Cách xử lý nước thải từ hầm biogas, vì sao nên xử lý chúng sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Không phải lời ích của việc xử lý chất thải bằng Công nghệ biogas
Nước thải từ hầm biogas

Khi nào cần sử dụng hầm biogas

Không phải lời ích của việc xử lý chất thải bằng Công nghệ biogas
 Hầm biogas hiện nay được thiết kế chủ yếu theo dạng hình cầu. Tùy theo từng sở thích của gia chủ mà chọn dùng hầm biogas composite hay xây bằng xi măng. Tuy nhiên cũng cần phải kết hợp với việc xử lý nước thải từ hầm biogas để đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

Không phải lời ích của việc xử lý chất thải bằng Công nghệ biogas
 Chỉ có những hộ gia đình, trang trại chăn nuôi có quy mô mới sử dụng hầm biogas. Chi phí để thiết kế, hay đặt mua bể biogas sẽ làm cho những người chăn nuôi nhỏ lẻ ngán ngẩm. Dựa vào quy mô chăn nuôi và điều kiện tài chính là chọn kích thước thiết kế hầm cho hợp lý.

Không phải lời ích của việc xử lý chất thải bằng Công nghệ biogas
 Mô hình dùng hầm biogas trong chăn nuôi với mục đích chính là nhằm giảm mùi hôi thối do heo, bò… thải ra. Tuy nhiên giải pháp này cũng chưa thật sự giải quyết triệt để những mùi khó chịu. Chúng ta cần phải kết hợp thêm công đoạn xử lý nước thải từ hầm biogas  mới hiệu quả thật sự.

Xây hầm biogas khi chăn nuôi gia súc được mọi người ưa chuộng sử dụng. Nhưng kết hợp thêm giai đoạn xử lý nước thải từ hầm biogas thì ít ai quan tâm. Dưới đây là những lợi ích nhận được khi áp dụng thêm công đoạn xử lý nước thải.

Mang lại giá trị hữu ích trong trồng trọt

Khi áp dụng phương pháp xử lý nước thải từ hầm biogas sẽ tạo những sản phẩm hữu ích như phân hữu cơ và phần chất lỏng. Chúng ta có thể dùng chúng thay cho phân bón khác. Dùng nước để tưới cây và dùng cả phần chất rắn để bón cây là cách mà nhiều người hay sử dụng.

Bảo vệ môi trường sống xung quanh

Xử lý nước thải từ hầm biogas sẽ giúp loại bỏ đi những vi khuẩn gây mùi khó chịu. Tuy chỉ là mùi hôi nhưng nếu hít quá nhiều và thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến đường hô hấp của mọi người. Vì vậy mà những ai đang chăn nuôi nên áp dụng giải pháp này để bảo vệ bầu khí quyển chung cũng như sức khỏe cho gia đình và nhiều người xung quanh.

Bảo vệ nguồn nước sinh hoạt chung

Phần nước thải ra trong chăn nuôi sẽ thấm vào đất hay thải trực tiếp xuống các ao hồ gần đó. Điều này hoàn toàn không tốt, bởi đây là nơi mà nhiều người dùng để sinh hoạt. Những chất độc có trong chất thải sẽ hòa chung vào dòng nước, gây hại cho người dùng. Vì thế cần phải loại bỏ độc tố trước khi thải ra bên ngoài.

Giúp tiết kiệm được nhiều chi phí

Việc chọn đúng phương pháp xử lý nước thải từ hầm biogas vô cùng có ích. Nhất là trong việc tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Không cần phải tốn tiền mua phân bón để trồng trọt, thậm chí có thể bán lại nếu không dùng tới. Thực phẩm thu được cũng đảm bảo sạch và an toàn hơn.

Đặc biệt, chúng ta còn tận dụng được phần khí gas từ hầm biogas sử dụng trong nấu nướng. Nhờ vậy tiết kiệm được tiền mua chất đốt, tiền thay bình gas mới. Vừa chăn nuôi tạo thu nhập, vừa tận dụng được chất thải ra hiệu quả. Chính vì vậy mà các hộ chăn nuôi, trang trại đều sử dụng phương thức này.

Cách xử lý nước thải từ hầm biogas hiệu quả

Tất cả các chất thải ra từ động vật chăn nuôi đều được thải xuống bể biogas. Mọi công đoạn như lắng lọc, xử lý, phân hủy… đều tự động diễn ra bên trong hầm này. Nếu xây dựng không đúng cách, bị lỗi hay thời gian dùng quá lâu thì hiện tượng nước thải tràn ra bên ngoài là điều hiển nhiên. Hiện nay có rất nhiều giải pháp để xử lý nước thải từ hầm biogas như: Xử lý bằng phương pháp yếm khí, hiếu khí, kỵ khí, dùng hồ sinh học, dùng phương pháp hóa lý hay dùng bãi lọc trồng cây. Mỗi cách đều có những ưu nhược điểm và cách sử dụng khác nhau.

Để tìm được cách xử lý nước thải từ hầm biogas hiệu quả nhất thì chúng ta nên tìm hiểu những cách mà nhiều người đã sử dụng. Cộng thêm nhờ sự tư vấn của đội ngũ nhân viên kỹ thuật. Không chỉ giúp xử lý đạt hiệu quả cao mà còn giúp tận dụng được lượng chất thải này.

Một trong những công nghệ mới được áp dụng để xử lý mọi loại nước thải, kể cả nước thải từ hầm biogas là công nghệ mét. Đây là hệ thống xử lý nước thải do nước ta sáng chế ra. Nhưng nó đã được công nhận là sản phẩm mang lại hiệu quả cao do người dùng đánh giá, và còn cả sự công nhận của thế giới.

Không phải lời ích của việc xử lý chất thải bằng Công nghệ biogas
Xử lý nước thải từ hầm biogas bằng Công Nghệ MET mang lại hiệu quả cao hiện nay

Qua những thông tin trong bài viết, chúng ta đã nắm bắt được phần nào những lợi ích nhận được khi xử lý nước thải từ hầm biogas. Vừa tiết kiệm được nhiều chi phí vừa nâng cao giá trị kinh tế cao mà không làm nguy hại đến mọi người xung quanh. Nên tìm kiếm dịch vụ xử lý chất thải uy tín để nâng cao hiệu quả khi sử dụng.

 22:20 18/09/2019        Lượt xem: 3008

1. BIOGAS là gì?

     Các chất hữu cơ thường bị thối rửa do tác động của các sinh vật rất nhỏ bé (mắt thường không nhìn thấy được) gọi là các vi sinh vật. Quá trình này được gọi là quá trình phân hủy. Người ta phân biệt 2 quá trình phân hủy:

·        Phân hủy hiếu khí: Quá trình xảy ra trong môi trường có oxy.

·        Phân hủy kỵ khí: Quá trình phân hủy xảy ra trong môi trường không có oxy.

     Các quá trình phân hủy sản sinh ra một hỗn hợp khí:

     - Sản phẩm khí của quá trình phân hủy hiếu khí chủ yếu là khí cacbonic (CO2).

     - Sản phẩm khí của quá trình phân hủy kỵ khí được gọi là Biogas. Nó là một hỗn hợp gồm nhiều chất khí trong đó 2 thành phần chủ yếu là khí cacbonic và khí mêtan (CH4­). Khí mêtan là khí cháy được nên Biogas cháy được.

Không phải lời ích của việc xử lý chất thải bằng Công nghệ biogas

2. BIOGAS được sinh ra như thế nào?

     Trong thiên nhiên Biogas được sinh ra ở các đầm lầy, dưới ao, hồ, giếng sâu, tù đọng, trong bộ máy tiêu hóa động vật.

     Trong điều kiện nhân tạo Biogas sinh ra trong các thiết bị Biogas được gọi là Công nghệ Biogas.

3. Công nghệ BIOGAS có những lợi ích gì?

3.1 Lợi ích về năng lượng:

     BIOGAS là nguồn năng lượng giá trị cao có thể phục vụ nhiều mục đích:

·        Đun nấu: như khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)

·        Thắp sáng: đèn mạng biogas

·        Chạy động cơ đốt trong: thay thế xăng, dầu dieden; cung cấp động lực chạy máy xay xát, máy bơm nước hoặc kéo máy phát điện...

·        Nồi cơm điện, máy nước nóng, chạy tủ lạnh, máy ấp trứng,…

·        Úm gà con, nuôi tầm, sưởi nhà kính,…

     Ngoài mục đích năng lượng, Biogas còn có thể dùng để bảo quản rau, quả, ngũ cốc.

Mỗi năm chỉ tính riêng cho việc sử dụng khí đốt biogas và thắp sáng, mỗi hộ gia đình nông thôn chỉ cần nuôi thường xuyên với qui mô 4-10 con heo thịt là có đủ lượng nguyên liệu để cung cấp khí gas sử dụng đun nấu và thắp sáng và có thể tiết kiệm được từ 3 ÷ 5 triệu đồng mỗi năm.Theo nghiên cứu ở Việt Nam thì lượng khí mêtan sinh ra từ 1 kg nguyên liệu phân và nước tiểu heo là 40-60 lít, trung bình mỗi ngày hầm biogas với số heo từ 4-5 con sản sinh được lượng gas 800-1000 lít đủ dùng cho 4-5 người.

  3.2 Lợi ích về nông nghiệp:

     Nguyên liệu khi được nạp vào thiết bị BIOGAS sẽ bị biến đổi và một phần chuyển hóa thành Biogas. Phần còn lại là bã đặc và nước thải lỏng. Bã thải là sản phẩm thứ hai rất có giá trị của thiết bị BIOGAS. Nó có thể được dùng vào nhiều mục đích.

  - Làm phân bón:

     Phân BIOGAS có tác dụng như sau:

      + Tăng năng suất cây trồng

      + Hạn chế sâu bệnh

      + Nâng cao độ phì cho đất

- Các mục đích khác:

       * Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng

Nước thải sau khi qua biogas dùng để nuôi tảo, bèo làm thức ăn bổ sung cho gia súc, gia cầm.

       * Nuôi thủy sản

       * Trồng nấm, nuôi giun…

 3.3. Lợi ích về môi trường:

       * Cải thiện vệ sinh:

      - Không khói bụi, nóng bức giảm bệnh phổi, giảm bệnh đau mắt

      - Xử lý phân giảm bệnh giun sán, giảm bệnh truyền nhiễm

      - Hạn chế thuốc trừ sâu

    * Xử lí chất thải hữu cơ: chất thải rắn và nước thải

     * Bảo vệ đất khỏi bạc màu: Lượng bùn và nước thải sau khi đã qua phân hủy ở hầm biogas đã tiêu diệt được một phần các mầm bệnh, đem ủ hoặc khử trùng rồi dùng bón cho các loại cây trồng rất tốt.

     * Hạn chế phá rừng

     * Giảm phát thải khí nhà kính (vì khí mêtan sinh ra đốt cháy được)

  3.4. Lợi ích khác:

     * Hiện đại hóa nông thôn

     * Giải phóng sức lao động phụ nữ và trẻ em

     * Tạo ra công ăn việc làm mới

Do đó, đầu tư xây dựng hầm biogas không chỉ xử lý tốt môi trường trong chăn nuôi mà còn tạo ra nhiều lợi ích kép như tạo nguồn năng lượng sạch, tiết kiệm chi phí, giảm tối đa nguy cơ dịch bệnh cho đàn gia súc đồng thời giải phóng được nhiều sức lao động; sử dụng phụ phẩm từ hầm biogas để tưới bón cho cây trồng, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn, vừa tăng năng suất cây trồng…