Kieểm tra xác định hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2024

Tổng cục Hải quan cho biết cơ quan này nhận được vướng mắc của một số đơn vị về việc triển khai thực hiện Thông tư số 33/2023/TT-BTC ngày 31/5/2023 của Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Để đảm bảo các đơn vị thực hiện thống nhất quy định tại Thông tư, Tổng cục Hải quan hướng dẫn, về việc nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, đối với hàng hóa thuộc Danh mục tại Phụ lục V Thông tư số 33/2023/TT-BTC là hàng hóa có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát. Do vậy, Tổng cục Hải quan đề nghị các đơn vị căn cứ khoản 2 Điều 12 và Danh mục V ban hành kèm Thông tư số 33/2023/TT-BTC để thực hiện.

Về việc kiểm tra, đối chiếu thông tin về C/O trên trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cung cấp, trường hợp C/O được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN hoặc trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu thông báo thì cơ quan hải quan căn cứ thông tin về C/O khai trên tờ khai hải quan để đối chiếu, kiểm tra tính hợp lệ của C/O được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN hoặc trang thông tin điện tử đó và xác định thuế suất ưu đãi theo quy định; không yêu cầu người khai hải quan phải nộp C/O.

Trường hợp trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu thông báo không có đầy đủ các thông tin về C/O để cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định được tính hợp lệ của C/O thì cơ quan hải quan ngoài việc đối chiếu, kiểm tra các thông tin về C/O trên trang thông tin điện tử còn phải đối chiếu, kiểm tra C/O dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan) đã được người khai nộp qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) để xác định tính hợp lệ của C/O.

Tổng cục Hải quan hướng dẫn, các đơn vị tra cứu các thông tin về C/O trên Trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cung cấp và đã được Tổng cục Hải quan thông báo, để kiểm tra, xác định định tính hợp lệ của C/O theo quy định.

Đối với thủ tục từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định CPTPP, trường hợp cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là không hợp lệ thì thực hiện thủ tục từ chối ngay tại thời điểm thông quan.

Trường hợp cơ quan hải quan chưa có đủ cơ sở từ chối ngay tại thời điểm thông quan thì thực hiện thủ tục xác minh theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 33/2023/TT-BTC. Sau khi nhận được kết quả xác minh nếu chứng từ chứng nhận xuất xứ háng hoá không đủ điều kiện để hưởng ưu đãi thì Tổng cục Hải quan thông báo cho người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cung cấp, bổ sung thêm thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong thời gian tối đa 90 ngày kể từ ngày Tổng cục Hải quan gửi thông báo. Nếu các thông tin cung cấp không phù hợp thì thực hiện thủ tục từ chối theo quy định.

Tổng cục Hải quan cũng hướng dẫn cụ thể về xác minh tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với mặt hàng than nhập khẩu để xác định hàng hóa đủ điều kiện áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định thương mại tự do.

Theo đó, trong quá trình chờ kết quả xác minh, trường hợp cơ quan hải quan kiểm tra chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, hoặc trên trang thông tin điện tử theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, hoặc đã được người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đáp ứng các thông tin tối thiểu theo quy định thì hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi hoặc thuế suất thông thường và được thông quan theo quy định.

Theo Tổng cục Hải quan, về trừ lùi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, lô hàng có chung hợp đồng, hóa đơn thương mại nhưng nhập khẩu nhiều lần, nhiều chuyến được sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để lập Phiếu theo dõi trừ lùi.

Quy trình kiểm tra hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định ra sao? Xin chào ban biên tập, tôi là Hoàng Hà, tôi đang tìm hiểu quy định về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu. Nhưng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung câp thông tin giúp, cụ thể là: Quy trình kiểm tra hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định ra sao? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Quy trình kiểm tra hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu quy định về Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành, cụ thể:

b.1) Căn cứ Danh sách container, kiện hàng cần soi chiếu do Hệ thống đưa ra, công chức được phân công thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng biết số hiệu container, kiện hàng phải kiểm tra trước khi đưa hàng lên phương tiện vận tải bằng văn bản theo mẫu số 02/TBSCT/GSQL Phụ lục 1 Quy trình này hoặc thông qua Hệ thống điện tử.

Trường hợp Hệ thống không hỗ trợ đưa ra Danh sách container, kiện hàng cần soi chiếu, công chức hải quan của Chi cục Hải quan nơi quản lý kho, bãi, cảng, cửa khẩu căn cứ thông tin số hiệu container, số hiệu kiện trên tờ khai xuất khẩu, lập Danh sách container, kiện hàng cần soi chiếu đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt để thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng theo hướng dẫn tại điểm b.1 khoản này;

b.2) Phối hợp với người vận chuyển, doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng đưa các container, kiện hàng cần kiểm tra qua khu vực máy soi để kiểm tra trong quá trình đưa hàng lên phương tiện vận tải;

b.3) Căn cứ hình ảnh soi chiếu, đối chiếu với thông tin hàng hóa trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, các chứng từ có liên quan và các nguồn thông tin khác (nếu có) để xác định lô hàng có dấu hiệu vi phạm hoặc không có dấu hiệu vi phạm;

b.4) Cập nhật kết quả kiểm tra (ghi rõ kết quả kiểm tra theo quy định tại điểm b.3 khoản này, số container) và đính kèm hình ảnh soi chiếu vào Hệ thống.

Trường hợp Hệ thống chưa hỗ trợ chức năng cập nhật kết quả soi chiếu trên Hệ thống, công chức kiểm tra thực hiện ghi nhận kết quả trên Hệ thống máy soi. Trường hợp xác định lô hàng có dấu hiệu vi phạm, ngoài việc ghi nhận kết quả kiểm tra trên Hệ thống máy soi, thực hiện in hình ảnh đã đánh dấu dấu hiệu vi phạm từ Hệ thống máy soi và ghi rõ nội dung nghi ngờ trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra qua máy soi (theo mẫu số 03/KQSCT/GSQL Phụ lục 1 Quy trình này);

b.5) Trường hợp kiểm tra hàng hóa qua máy soi phát hiện lô hàng có dấu hiệu vi phạm, cần phải kiểm tra thực tế hàng hóa bởi công chức hải quan thì thực hiện việc kiểm tra thực tế vắng mặt người khai hải quan theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 34 Luật Hải quan với sự chứng kiến của đại diện cơ quan Cảng vụ tại cảng biển, cảng hàng không quốc tế hoặc Bộ đội Biên phòng. Việc kiểm tra phải được lập thành văn bản có chữ ký xác phận của các bên liên quan;

b.6) Thanh toán các chi phí phát sinh liên quan đến việc nâng, hạ, vận chuyển hàng hóa đến khu vực kiểm tra máy soi, khu vực lưu giữ hàng hóa.

Trên đây là nội dung câu trả lời về quy trình kiểm tra hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 1966/QĐ-TCHQ năm 2015.