Kinh nghiệm phỏng vấn Vietcombank có kinh nghiệm

Trần Hoàng Minh – chàng trai 26 tuổi quê Hưng Yên, là nhân viên môi giới bất động sản tại Hà Nội – vừa vượt qua một loạt ứng viên sáng giá để trúng tuyển vào làm việc tại Ngân hàng Vietcombank. Ngay sau khi được ngân hàng thông báo trúng tuyển, anh chàng này đã không giấu được niềm vui sướng và đã review buổi phỏng vấn của mình trên một diễn đàn về nghề ngân hàng.

Trong bài chia sẻ của mình, Trần Hoàng Minh thuật lại toàn bộ buổi phỏng vấn, qua đó cho thấy chàng trai này khá thông minh. Anh đã thuyết phục hội đồng tuyển chọn của Vietcombank bằng những tuyệt chiêu tâm lý. Chia sẻ của anh cũng là bài học quý cho các bạn trẻ đi xin việc làm, không chỉ là với các ứng viên muốn được tuyển dụng vào làm việc tại các ngân hàng.

Theo giới thiệu của Minh, anh sinh năm 1996, tốt nghiệp Học viện Tài chính, từng làm môi giới bất động sản và xuất nhập khẩu. Buổi phỏng vấn mới chỉ diễn ra vào sáng 24/3/2022 tại một chi nhánh lớn của Vietcombank tại Hà Nội. Chi nhánh thi tuyển 1 vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng, nhưng có tới 17-18 người tham gia dự thi.

Đến vòng phỏng vấn còn 7 ứng viên tham gia, tất cả đều ăn mặc rất chuyên nghiệp, tự tin, khiến cho Hoàng Minh có cảm giác hơi bị “ngợp” và có phần tự ti.

“Mình là người thứ 4 được gọi vào phỏng vấn, mình được 63 điểm. Do chỉ có 7 người tham gia phỏng vấn nên hội đồng dành khá nhiều thời gian cho mỗi ứng viên, từ 15-30 phút. Thời gian phỏng vấn mình là 30 phút”, Trần Hoàng Minh chia sẻ.

Theo anh, nếu đã quyết tâm thi vào ngân hàng thì hãy tận dụng cơ hội ngay khi có thể, kể cả khi nhà tuyển dụng chỉ tuyển 1 chỉ tiêu. Lý do là bởi nếu chờ chi nhánh tuyển nhiều chỉ tiêu mới tham gia, đồng nghĩa với việc hội đồng tuyển dụng sẽ phỏng vấn rất nhiều ứng viên, cơ hội để các ứng viên bung hết mình sẽ giảm đi.

Kinh nghiệm phỏng vấn Vietcombank có kinh nghiệm
Ảnh minh họa.

“Hội đồng phỏng vấn gồm có 7-8 người, khi mình bước vào phòng thì mình có cúi đầu chào và được mời ngồi. Do mình đi phỏng vấn nhiều nơi nên đã có kinh nghiệm, cũng không có run. Dưới đây là các câu hỏi mình được hỏi.

Giới thiệu bản thân, cái này mình nói ngắn gọn súc tích lắm: Tên, quê quán, trường đại học, quá trình công tác, ấn tượng với sự phát triển của thành phố và muốn được sống và làm việc tại thành phố này (vì mình dân ngoại tỉnh mà).

Các câu hỏi như: "Em đã làm bất động sản thì em đã triển khai dự án nào của Vinhomes?; Em hiểu thế nào về tín dụng?".

Mình trả lời là đối với bất động sản, em bán xong là xong và giữ liên lạc với khách hàng là tốt. Nhưng đối với sản phẩm tín dụng, nó là cả một quá trình, từ tìm kiếm khách hàng, thẩm định, giải ngân. Và đặc biệt là phải giám sát thu hồi nợ sau bán, cái này là khác biệt quan trọng so với bất động sản.

Tiếp đến là câu hỏi: "Với chỉ tiêu dư nợ 50 tỷ đồng em làm cách nào để đạt được?" Mình trả lời có 3 cách:

Cách 1: bắt tay với môi giới bất động sản vì đây là kênh mang lại nguồn khách hàng ổn định.

Cách 2, đi thị trường gõ cửa từng nhà để mở tài khoản thanh toán, qua đó bán chéo các sản phẩm khác như tín dụng, huy động, bảo hiểm. Vì em thấy có rất nhiều người muốn mở tài khoản thanh toán nhưng không có thời gian ra ngân hàng, đặc biệt là khi Vietcombank đã miễn phí giao dịch online (cái này mình cố tình nói thêm để thể hiện mình có hiểu biết). Cách này không mang lại hiệu quả cao nên em chỉ thực hiện vào ngày nghỉ.

Cách 3, khi nào mưa gió em không đi thị trường được em sẽ telesale (gọi điện tìm kiếm khách hàng – PV).

Tiếp tục với câu hỏi: “Các môi giới bất động sản thường yêu cầu có hoa hồng, nhưng chi nhánh không có cơ chế thì em sẽ làm gì để lôi kéo môi giới?” Mình trả lời là sẽ không “cắt máu” vì sẽ tạo ra tiền lệ xấu, và xoáy vào lãi suất Vietcombank thấp.

Hội đồng hỏi “Em có chơi môn thể thao nào không?” thì mình trả lời mình chơi tenis và bóng đá. Anh Giám đốc có hỏi thêm “Em có cá độ không?” Mình trả lời không nhưng có chơi chứng khoán. Cái này là mình cố ý xoáy sang chứng khoản bởi đó là điểm mạnh của mình. Sau đó đúng như mình nghĩ anh ấy hỏi rất nhiều câu liên quan đến chứng khoán.

Rồi đến một loạt câu hỏi như: Em có bạn gái chưa? Em có mục tiêu gì? Tiếng Anh của em thế nào? Em cao bao nhiêu? Bố mẹ em làm nghề gì? Em có hay về thăm bố mẹ không?

Trong quá trình phỏng vấn, dù không được hỏi nhưng mình cố tình chèn thêm một chút hiểu biết của mình về thành phố, như dự án bất động sản lớn nhất tại thành phố mà chi nhánh đang cho vay. Rồi lấy ví dụ về bạn của mình để chứng minh rằng các quan hệ sẵn có và người có hộ khẩu Hà Nội chỉ là lợi thế ngắn hạn. Lợi thế trước mắt và yếu tố quan trọng nhất là sự máu lửa trong kinh doanh, cháy hết mình trong công việc”.

Cuối cùng, chàng trai này bật mí khi trả lời phỏng vấn "hãy lái câu hỏi của hội đồng phỏng vấn theo hướng của mình bằng cách bồi thêm sự hiểu biết vào câu trả lời của mình".

Và cái kết có hậu cho chàng trai quê lúa này là buổi sáng trả lời phỏng vấn, buổi chiều cùng ngày anh nhận được email báo trúng tuyển.

Bài review buổi phỏng vấn trên nhận được cơn mưa lời khen tặng. Một người làm nhân sự tại một ngân hàng TMCP bình luận: “Anh làm HR của một ngân hàng TMCP, đọc review của em thấy được 3 tính từ cụ thể: chủ động, nhạy bén, tích cực. Chúc em luôn giữ vững tinh thần như thế và gặt hái nhiều thành công ở tổ chức mới nhé”.

Chị Hồng Hoa, một thành viên trong nhóm bình luận: “Với cách trả lời của em, không cần đọc đến đoạn kết chị cũng biết kiểu gì cũng đậu thôi”.

“Chúc mừng bạn nhé. Đọc câu trả lời thấy bạn rất tự tin và bản lĩnh. Đó là lý do bạn đậu, dù đá chéo ngành”, thành viên Hoàng Yến Nhi viết.

Không may mắn như anh Trần Hoàng Minh, một cô gái trẻ cũng vừa ứng tuyển vào Vietcombank nhưng không được chọn. Cô gái này chia sẻ:

“Mọi người ơi, em là sinh viên chưa ra trường, hiện đang chờ bằng. Đợt này em may mắn được vào vòng phỏng vấn của Vietcombank. Nói qua về bản thân thì em cũng có một background hoạt động CLB, thành tích tương đối, nhưng trong 4 năm đại học em chưa từng đi làm ở đâu, cũng chưa từng phỏng vấn xin việc.

Có lẽ cả 2 điều trên đã khiến Hội đồng của VCB không chú ý em, nên buổi phỏng vấn trôi qua rất chóng vánh. Các câu hỏi cũng không có gì đáng kể khiến em khá hụt hẫng, em đã chuẩn bị khá kĩ cho vòng phỏng vấn này nên thấy buồn nhiều lắm ạ.

Em cũng tự động viên là mình còn trẻ, mình còn nhiều cơ hội nhưng cũng muốn viết mấy dòng lên đây để được chia sẻ nỗi niềm với các anh chị khi có trải nghiệm va vấp đầu đời. Không biết có anh chị nào từng như em chưa ạ?”

Ngân Giang

Kinh nghiệm phỏng vấn Vietcombank có kinh nghiệm

Trải qua nhiều biến cố, bằng nội lực của mình, Ngọc Trâm đã sở hữu một trang trại tại Đà Lạt, một cửa hàng có thương hiệu tại TP.HCM và còn là người tiên phong mở ra một xu hướng mới: chế biến và xuất khẩu mì cải kale.

Nói về Big4 trong lĩnh vực ngân hàng nhà nước, không thể không nhắc đến cái tên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Đến nay ngân hàng này đã trở thành môi trường làm việc lý tưởng, đa năng, đa chuyên môn, cung ứng cho khách hàng nhiều dịch vụ kinh tế tài chính bậc nhất.

Với vị thế và độ “khủng” của mình,

Kinh nghiệm phỏng vấn Vietcombank có kinh nghiệm
cũng rất nổi tiếng về độ “khó nhằn” khi các ứng viên đăng ký thi tuyển tại đây. Từ vòng hồ sơ, Vietcombank được biết đến là nhà tuyển dụng khó tính với nhiều bước lựa chọn tỉ mỉ và nguyên tắc. Vậy làm thế nào để chinh phục được “ông lớn” luôn khát khao những ứng viên tiềm năng này?

Hãy cùng UB đón đọc bài viết chia sẻ sau đây của một ứng viên đã đạt được ước mơ của mình khi đậu vào Vietcombank! 

“Ngày 09/03/2019, mình nhận được thông tin tuyển dụng Vietcombank cho các vị trí không yêu cầu kinh nghiệm trong tâm lý không hề chuẩn bị trước. Mình cũng đã ấp ủ nguyện vọng với vị trí Giao dịch viên (GDV) từ lâu nhưng cho tới lúc này mình mới chính thức bắt đầu mò mẫm đi ôn. Và sau đây là các bước mà mình chuẩn bị cho buổi phỏng vấn và thi Test.”

Ngày nhận được thông báo tuyển dụng, mình lục lọi mọi ngóc ngách trên các website và Google để tìm ra chiến lược ôn thi trong khoảng thời gian nước rút. Mình bắt tay vào ôn tập lại toàn bộ lý thuyết về kinh tế vĩ mô, các chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp và những chỉ số cơ bản của ngân hàng như DSCR, LDR, NIM. Đồng thời đọc thêm các luật tổ chức tín dụng, quản lý ngoại hối…

Khi cảm thấy “đủ đầy” về mặt kiến thức chuyên môn, mình chuyển sang làm đề và bắt đầu chuẩn bị cho vòng phỏng vấn. Mình đặc biệt chú trọng vào xây dựng kỹ năng phản xạ nhanh và cố gắng thấu hiểu tâm lý của hội đồng phỏng vấn (HĐPV). Để có được tâm lý và hành trang tốt như vậy, trước đó mình có đăng ký tham gia vào một khóa học luyện thi cấp tốc ngân hàng Vietcombank tại UB.

Đề thi Vietcombank nổi tiếng là rất khó và mình đã được trải nghiệm thực tế điều này. Vì vậy, lời khuyên cho các bạn muốn thi vào Vietcombank là hãy cố gắng ôn tập nhiều nhất có thể. Đề thi nghiệp vụ gồm 50 câu, làm trong thời gian 45 phút với nội dung phủ rộng nhưng tập trung chủ yếu vào vĩ mô và sản phẩm thẻ. Đề thi tiếng Anh có số lượng câu hỏi, thời gian thi tương tự và tất nhiên là rất “khó nhằn”.

Để chuẩn bị tốt cho vòng thi này các bạn nên đi sớm khoảng 15 phút để kiểm tra lại các thông tin cá nhân, mã ID và đặc biệt để trang bị một tâm lý thật sẵn sàng. Trong lúc làm bài thi, các bạn nên tick toàn bộ các câu hỏi, kể cả những câu đang phân vân để tránh cuối giờ bỏ trống bài. Câu hỏi của Vietcombank thường ngắn nên đòi hỏi bạn phải đọc kỹ và phân tích chính xác vấn đề. Kết quả sẽ được thông báo cho ứng viên ngay sau khi thi xong.

Với sự kiên trì, nỗ lực cùng khoảng thời gian miệt mài ôn luyện cùng UB, mình đã hái được quả ngọt với điểm thi nghiệp vụ là 80 và điểm thi tiếng Anh là 60.

Lượng thí sinh vào tiếp vòng phỏng vấn chiếm khoảng 30%. Về trang phục, các bạn nên mặc đồ lịch sự và gọn gàng, có thể là sơ mi trắng, quần tây đối với nam; hoặc chân váy đen, giày cao gót đen (kín mũi trơn càng tốt) và trang điểm nhẹ nhàng đối với nữ.

Lưu ý các bạn nên đi sớm hơn so với lịch hẹn, mang đầy đủ hồ sơ bản gốc để đối chiếu và giấy khám sức khỏe trong trường hợp cần thiết. Hãy chứng minh với hội đồng phỏng vấn bạn là người cầu tiến trong công việc. Thêm vào đó, tự tin là yếu tố quyết định nhưng phải tinh tế để tránh sự tự cao trong vòng phỏng vấn. Khi trả lời câu hỏi, ứng viên nên “dạ”, “thưa” và trải đều ánh nhìn cho toàn bộ hội đồng phỏng vấn. Ngoài ra, trước khi ra về, việc kéo ghế lại, cúi người cảm ơn và nở nụ cười tươi cũng sẽ tạo ra điểm cộng cho bạn.

Trên đây là một số chia sẻ và kinh nghiệm của mình khi tham gia ứng tuyển Vietcombank. Trải qua một năm làm việc, mình cảm thấy thật may mắn bởi đây là môi trường làm việc tuyệt vời với chế độ lương thưởng và phúc lợi cho người lao động luôn thuộc hàng top trong ngành ngân hàng.

Nếu các bạn cũng đang mơ ước Vietcombank như mình trước đây thì có thể tham khảo thêm các khóa học tại U&Bank để chuẩn bị hành trang thật tốt hơn, tự tin hơn khi ứng tuyển nhé. 

Chúc các bạn may mắn và thành công!