Kỹ thuật ô to và công nghệ kỹ thuật ô to

NTTU – Trong xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam hiện là một ngành trọng điểm, được “ưu ái” để góp phần công nghiệp hóa đất nước đảm bảo hiệu quả tổng thể về kinh tế – xã hội, đáp ứng yêu cầu về môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm

Thông Tin Tuyển Sinh

Mã ngành: 7510205

Tổ hợp xét tuyển:

A00: Toán – Lý – Hóa

A01: Toán – Lý – Anh

D01: Toán – Văn – Anh

D07: Toán – Hóa – Anh

Thời gian đào tạo: 3,5 năm

Đăng ký ngay

1. Triển vọng ngành nghề:

Việc đầu tư của các hãng ô tô nước ngoài vào Việt Nam đang phát triển khá nhanh, liên tục trong nhiều năm nay ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô được đánh giá là một ngành “cao điểm” về nhu cầu lao động.

Sự phát triển liên tục của các nhà máy công nghiệp hiện đại tại các thành phố lớn và các khu công nghiệp, khu chế xuất càng làm tăng cao nhu cầu tuyển dụng cán bộ kỹ thuật có trình độ cao về điện, điện tử và tự động hóa công nghệ giao thông vận tải.

Nắm bắt được xu hướng phát triển này, ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tiếp tục phát triển đào tạo bậc ĐH sau gần 10 năm kinh nghiệm đào tạo bậc CĐ. Bước tiến mới trong chiến lược đào tạo nhằm giải quyết nguồn nhân lực cho ngành công nghệ cao nói chung và cho ngành ô tô Việt Nam nói riêng thông qua chương trình tiên tiến, cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu nội địa và tham gia vào chuỗi sản xuất, chế tạo ô tô thế giới.

2. Chương trình đào tạo

SV được đào tạo kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên và xã hội làm nền tảng để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp như: Toán cao cấp, Lý đại cương, Anh văn giao tiếp, TOEIC… chiếm khoảng 30% thời gian học.

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp chiếm đến 70% thời lượng (cơ sở ngành 35% và chuyên ngành 35%). Trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô – máy động lực, hệ thống truyền động – truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển… để có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành kỹ thuật liên quan đến ô tô.

Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng khai thác, sử dụng và dịch vụ kỹ thuật ô tô cũng như hoạt động điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện cũng như phương thức kinh doanh ô tô trên thị trường.

Các môn học chuyên ngành tiêu biểu và đặc trưng của ngành công nghệ kỹ thuật ô tô mà sinh viên được học như: Động cơ đốt trong, tính toán ô tô, hệ thống điện – điện tử ô tô, hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, Công nghê chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô, Hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô, Quản lý dịch vụ ô tô…

Cuối chương trình học, SV được giới thiệu thực tập tại các doanh nghiệp,số lượng những doanh nghiệp liên kết với khoa Điện – Điện tử đủ để cho sinh viên có điều kiện thực tập tại các cơ sở tốt, đủ điều kiện về môi trường rèn luyện kỹ năng và tiếp cận được với những thiết bị ô tô đa dạng và hiện đại.

Song song đó là rèn luyện kỹ năng mềm thông qua các môn học: tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, làm việc cộng đồng, kỹ năng xin việc…

Nhiều năm nay, Công nghệ Kỹ thuật Ô tô được đánh giá là một ngành “cao điểm” về nhu cầu lao động

3. Cơ hội nghề nghiệp

– Kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô – máy động lực tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ôtô, các cơ sở sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng ôtô;

– Cố vấn dịch vụ, nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô;

– Chuyên viên kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, viện nghiên cứu chuyên ngành cơ khí ô tô và cơ khí động lực hay giáo viên giảng dạy trong các trường cao đẳng, đại học.

– Trưởng ngành khai thác, bảo trì, sửa chữa ô tô và thiết bị động lực trong doanh nghiệp;

– Trưởng garage, Trưởng chuyền lắp ráp, sản xuất ô tô;

– Nhân viên kiểm định trong các trạm đăng kiểm.

Năm 2022, chuyên ngành CNKT Ô Tô của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành xét tuyển theo 4 phương thức gồm:

Phương thức 1: Xét kết quả Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia là điểm cộng 03 môn thi theo tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phương thức 2: Tổng ĐTB 1 HK lớp 10+ ĐTB 1 HK lớp 11+ ĐTB 1 HK lớp 12 đạt từ 18 trở lên (được chọn điểm cao nhất trong 2 HK của mỗi năm học)Tổng điểm trung bình 5 HK: ĐTB_HK1 lớp 10 + ĐTB_HK2 lớp 10 + ĐTB_HK1 lớp 11 + ĐTB_HK2 lớp 11 + ĐTB_ HK1 lớp 12 đạt từ 30 trở lên.Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên.Điểm Trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên.

Phương thức 3: Xét tuyển kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM.

Phương thức 4: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển các thí sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia, Kỳ thi tay nghề Asean và quốc tế; xét tuyển các thí sinh người nước ngoài đủ điều kiện học tập hoặc theo diện cử tuyển.

———————————————————————————————-

Trụ sở chính: 300A – Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: 1900 2039 (ext: 305)

Hotline: 0902 298 300 – 0906 298 300 – 0912 298 300 – 0914 298 300

Email: 

Facebook: Facebook.com/DaiHocNguyenTatThanh

Bài viết này cần thêm liên kết tới các bài viết khác để giúp nó bách khoa hơn. Xin hãy giúp cải thiện bài viết này bằng cách thêm các liên kết có liên quan đến ngữ cảnh trong văn bản hiện tại. (tháng 7 năm 2018)

Kỹ thuật ô tô (Hay ở Việt Nam còn gọi là Công nghệ Kĩ thuật ô tô) hiện đại là một nhánh của kỹ thuật giao thông, bao gồm các yếu tố như kỹ thuật cơ khí, điện, điện tử, phần mềm và an toàn, ứng dụng để thiết kế, sản xuất và vận hành xe gắn máy, xe du lịch, xe tải và xe buýt và các hệ thống nhỏ trên ô tô.

Ngày nay Kĩ thuật ô tô còn là thuật ngữ liên quan đến các ngành maketting về ô tô, dịch vụ hậu mãi và vận hành.

Các trường đại học đào tạo ngành Kĩ thuật ô tô hàng đầu ở Việt nam phải kể đến trường Đại học Phenikaa (//vee.phenikaa-uni.edu.vn), Đại học Giao thông Vận tải (utc.edu.vn), Đại học Bách khoa Hà nội (hust.edu.vn), Đại học Bách khoa Hồ Chí minh (hcmut.edu.vn), Đại học sư phạm kỹ thuật Hồ Chí Minh (hcmute.edu.vn).

Kỹ sư ô tô liên quan đến hầu hết mọi mặt của việc thiết kế xe du lịch và xe tải, từ các khái niệm ban đầu đến việc thiết kế chúng.

Nói một cách rộng hơn, kỹ sư ô tô được chia làm 2 nhóm chính: Kĩ sư Thiết kế- chế tạo, Kĩ sư Khai Thác(KTV sửa chữa- kĩ thuật viên sửa chữa theo các gọi của toyota), Kiểm định viên

  1. Kĩ sư Thiết kế- chế tạo là: là những người chuyên nghiên cứu chế tạo các chi tiết, các hệ thống. Cải tiến sửa lỗi những chi tiết mà những sản phẩm trước mắc phải(hay còn gọi là lỗi nhà chế tạo) là lỗi khi thiết kế sản phẩm mà chưa phù hợp với thực tế hoặc tính toán bị sai sót). Đây là 1 trong những ngành có mức lương cao nhưng lại vô cùng khó khăn vì phải tính toán độ bền cảu 1 tổ hợp các chi tiết được vận hành trơn tru nhất, bền và an toàn vì nó được thiết kế để hoạt động mang theo người và hàng hoá. Chỉ cần 1 sai sót nhỏ sẽ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng trên mức độ và quy mô vô cùng lớn. điều dễ thấy nhất là các đợt triệu hồi xe bị lỗi trên toàn thế giới với số lượng cực lớn.

Kỹ sư sản phẩm (hay còn gọi là kỹ sư thiết kế) thiết kế các thành phần, các hệ thống (ví dụ như kỹ sư phanh, kỹ sư accu). Kỹ sư này thiết kế và kiểm tra thiết bị xem nó có đạt được yêu cầu đặt ra hay không, vật liệu có đạt được độ bền hay không và v.v.

Kỹ sư phát triển: ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ, tiếp tục đưa ra giải pháp mới nhằm nâng cao độ tin cậy, tối ưu hóa thiết kế, đáp ứng như cầu thị hiếu của khách hàng. Ví dụ: ABS, EBD, TRC

Kỹ sư chế tạo: lựa chọn các giải pháp công nghệ và lập quy trình chế tạo ra các chi tiết, cụm chi tiết và tổng thể ô-tô.

2. Kĩ sư Khai Thác là

- Họ là những người được đào tạo để hiểu rõ công dụng, công năng, độ bền, cách hoạt động của ô tô. Người kĩ sư này được Toyota gọi là KTV sửa chữa. Họ được đào tạo để có thể kiểm tra, Chẩn đoán, thay thế, sửa chữa những chi tiết trên xe.

Công việc của KTV sửa chữa sẽ được các hãng hoặc gara đào tạo lại khi kết thúc học đại học nếu họ học theo chương trình tổng thể của Việt Nam. Trừ một số trường ở Việt Nam như Đại học cao thắng TPHCM, đại học spkt TPHCm được Toyota tài trợ trang thiết bị nên sinh viên theo trường sẽ được học những kiến thức liên quan đến các sản phẩm của toyota, các văn hoá công ty của Toytota. sinh viên học 2 ngôi trường này sẽ được đặt cách làm ktv hãng Toyota Việt Nam vì được học theo tài liệu giáo trình của Toyota. Vì khi trên giảng đường đại học thì kĩ sư sẽ chỉ được dạy về tổng thể, tỏng quan kiến thức, nguyên lý hoạt động và thực hành thao tác tháo lắp, kiểm tra các chi tiết không còn hoạt động hoặc những chi tiết đơn lẻ đã được tháo rời. Nhưng khi bắt đầu làm việc họ sẽ phải làm việc với toàn bộ hệ thống trên xe với những chi tiết phức tạp, liền mạch và đang còn hoạt động vì thế cần có thời gian đào tạo hoặc huấn luyện họ trên những chiếc xe cụ thể

3. Kiểm định viên

Là những kĩ sư ô tô sau khi ra trường được huấn luyện để có thể kiểm tra sự hoạt động của 1 phương tiện cơ giới xem nó có đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn của nhà nước (hay châu lục _ euro1,2...) hay không. nếu đáp ứng thì kiểm định viên sẽ thông qua và cho phép lưu thông, lưu hành xe đó trên đường. Nếu không phương tiện cơ giới đó buộc sẽ phải hoạt động ở khu vực nông thôn, vùng núi hoặc nơi đặc chủng cho phép mà không được phép lưu thông trên đường.

  • The Toyota Product Development System - James M. Morgan, Jeffrey K. Liker
  • Automotive Industry Action Group, [1]
  • Society of Automotive Engineers, [2]

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Kỹ_thuật_ô_tô&oldid=68894681”

Video liên quan

Chủ đề