Làm sao để không that nghiệp

Lao động thất nghiệp trong nhóm có trình độ cao là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội đáng được quan tâm tại một số các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tính tới thời điểm năm 2015, cả nước thống kê được có khoảng 200,000 lao động có trình độ từ Cử nhân trở lên thất nghiệp. Và một thực tế đáng báo động nữa là con số này không ngừng tăng mỗi năm. Vậy nguyên nhân là do đâu? Do khan hiếm nguồn công việc, do yêu cầu của các nhà tuyển hay do chất lượng đào tạoNếu có thời gian tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của thực trạng này, các bạn sẽ có thể trả lời được câu hỏi trên. Tất cả đều xuất phát từchính hành vi và thái độ học tập của sinh viên khi còn trên ghế nhà trường. Vậy có giải pháp nào cho vấn đề này không? Vâng, có ! Để rút ngắn được thời gian tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp, bạn hãy tríchramột phần nhỏ trong quỹ thời gian sinh viên của mình để thực hiện theo những gợi ý sau đây nhé!

Làm sao để không that nghiệp

1. Bằng cấp thôi vẫn chưa đủ

Các bạn nên sẵn sàng trong tâm thế các nhà tuyển dụng sẽ chất vấn bạn về những gì mà bạn đã học được trong suốt thời gian đại học và bạn sẽ áp dụng nó như thế nào trong công việc thực tế hơn là bạn đang nắm trong tay bằng cấp gì sau khi tốt nghiệp. Rất nhiều bạn sinh viên khi ra trường hoàn toàn không có kiến thức chuyên môn hoặc chỉ thuộc lòng lý thuyết mà chưa biết cách vận dụng nó như thế nào. Như vậy, cơ hội việc làm của những bạn này sẽ ít hơn những bạn đã định hướng được rõ ràng ngay từ khi còn trên giảng đường rằng mình muốn gì, mình đang học gì, và mình cần làm gì để áp dụng những kiến thức học được vào thực tế để có được một công việc tốt sau này.

2. Tham gia các câu lạc bộ trong trường từ bây giờ!

Mô hình các câu lạc bộ trong trường Đại học rất phổ biến trên thế giới, nhưng có vẻ vẫn còn lạ lẫm đối với sinh viên Việt Nam. Từ các câu lạc bộ này các bạn có thể rèn luyện cho mình rất nhiều kỹ năng mềm hữu ích cho công việc sau này: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng sắp xếp và tổ chức thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp cộng đồng, v.v.... Các bạn có thể chọn tham gia vào các câu lạc bộ theo đúng sở thích của mình, điều này giúp cho các bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi vừa được học hỏi vừa được làm những điều mình thích.

3. Phát triển tư duy cá nhân

Đừng chỉ gói gọn sự hiểu biết của mình trên phạm vi sách vở. Nhà tuyển dụng cần thấy được cách bạn tư duy vấn đề như thế nào nữa. Với thời đại công nghệ phát triển như ngày nay thì chỉ cần 1 cú click chuột bạn có thể tìm hiểu thông tin của tất cả những vấn đề mà bạn đang quan tâm. Hãy dành thời gian để nghiên cứu những kiến thức mà bạn đã được học trên giảng đường xem chúng đang được áp dụng vào thực tế như thế nào và những lợi ích của chúng mang lại là gì. Từ đó tự xây dựng cho bản thân khả năng tư duy nhanh nhạy trong mọi vấn đề, có như vậybạn chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng đặc biệt với nhà tuyển dụng.

4. Khắc phục những yếu kém của bản thân

Việt Nam mình có câu "Cần cù bù thông minh", chính xác là vậy! Hãy chấpnhận rằng cónhững vấn đề mình vẫn đang còn yếu kém đề từ đótìm cách khắc phục, cải thiện chúng sao cho tốt hơn. Nếu bạn thiếu kiến thức về chuyên môn, hãy đọc thêm nhiều sách về chuyên ngành mà bạn sẽ theo đuổi trong sự nghiệp của mình. Nếu Tiếng Anh của bạn không tốt, hãy tìm cách trau dồi các kỹ năng Anh ngữ của mình... Đây chính là chìa khóa thành công không chỉ trong thời gian các bạn còn học tập trên giảng đường mà còn trên con đường sự nghiệp của bạn sau này.

Làm sao để không that nghiệp

5. Đừng từ chối những việc khó

Nhiều bạn sinh viên Việt Nam mới ra trường nhưng rất ngại phải bắt đầu công việc của mình tại những công ty nhỏ và cho rằng những công này không xứng đáng với công sức 4 năm học tập hay nhiều hơn của mình. Như vậy, chính bạn đã tự đánh mất cơ hội của mình. Như Jack Ma - chủ tịch tập đoàn Alibaba, một trong những trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới, đãtừng chia sẻ "Từ 20 - 30 tuổi, bạn nên tìm một người sếp tốt chứ không phải một công ty tốt, hãy học hỏi từ ông ấy..."

6. Không ngừng cải thiện và học hỏi

Đừng ngại đặt câu hỏi! Bạn phải công nhận một điều là còn có rất nhiều người tài giỏi và thông minh hơn bạnsau đóhãy học hỏi từ họ. Từ lúc bạn còn là sinh viên Đại học, trong lớp sẽ có một số người trong số bạn bè của bạn nổi bật vàvượt trội ở lĩnh vực này hoặc lĩnh vực khác. Hãy chủ động liên hệ với họ nếu bạn cần bất kỳ giúp đỡ nào mà bạn nghĩ đó là những vấn đề họbiết nhiều hơn bạn. Trong môi trường công việc cũng vậy, hãy luôn không ngừng đặt câu hỏi với những vấn đề bạn chưa rõ hoặc bạn chỉ hiểu lờ mờ về nó. Có như vậy bạn không những tự tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân mà còn mở rộng nhiều mối quan hệ.

Trên đây là một vài gợi ý giúp bạn có thể tự định hướngbản thân và nhanh chóng tìm cho mình một công việc thích hợp sau khi tốt nghiệp. Nhưng bạn nên nhớ một điều bạncó thể cải thiện mọi việchay không sẽ tùy thuộc hoàn toàn vào thái độ của bạn cũng nhưcách bạn áp dụng những gợi ý này như thế nào. Đừng để tốt nghiệp với tấm bằng "trên giấy", hãy hành động!