Làm thế nào để ngồi thiền được lâu

Để đạt được kết quả thiền định thành công thì đòi hỏi sự kiên trì về thời gian tập thiền lẫn thực hành tư thế ngồi đúng khi thiền. Cũng chính vì vậy mà nhiều người mới bắt đầu gặp tình trạng ngồi thiền lâu bị tê chân. Đừng vì lý do này mà ngừng theo đuổi bộ môn mang tới rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần này, bởi đã có cách ngồi thiền không bị tê chân do Mindfully hướng dẫn ngay sau đây.

1. Lựa chọn trang phục phù hợp

Đầu tiên, một điều mà nhiều người mới bắt đầu bỏ qua chính là trang phục phù hợp khi thiền định. Bạn nên lựa chọn những trang phục tạo được sự thoải mái cho bản thân mình. Nếu mặc một chiếc váy quá ôm sát hay một chiếc quần quá chật so với cơ thể sẽ khiến bạn khó thực hành được đúng tư thế ngồi thiền cũng như khó để hít thở sâu trong thiền định.

Trong cách ngồi thiền được lâu, cách ngồi xếp bằng không bị tê chân, bạn nên chọn quần áo hơi rộng rãi hoặc ôm vừa vặn vào cơ thể. Khi mặc đồ thoải mái, bạn cũng sẽ tránh được việc suy nghĩ đến trang phục trên cơ thể mình, điều này giúp bạn tập trung vào quá trình thiền định, để tâm trí trống rỗng và an yên.

Làm thế nào để ngồi thiền được lâu

Chọn trang phục thoải mái

2. Tập giãn cơ bắp thường xuyên

Khi cơ thể đột ngột phải ngồi một tư thế mà trong đó, đùi trong, đầu gối phải kéo giãn thì việc tê chân hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, để ngồi kiết già không bị tên chân, bạn nên dành chút thời gian vào buổi sáng khi thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ, hoặc bất kỳ thời điểm nào trong ngày mà bạn có thời gian rảnh để luyện tập các bài kéo giãn cơ đùi trong, tập khớp gối, khớp khủy chân và tập mở cơ xương chậu.

Bạn không cần tập quá nhiều mà tập cường độ tăng dần, tập ngồi kiết già để thiền, cơ thể sẽ dần dần quen với tư thứ chuẩn. Nếu cơ không được tập luyện để được kéo căng và giãn, thì việc ngồi thiền thời gian dài sẽ khó khăn, ngồi 1 lúc là căng cơ và tê chân.

Làm thế nào để ngồi thiền được lâu

Tập cơ đùi để cơ khỏe hơn

3.1. Thiền không tê chân nhờ ngồi khoanh chân đúng cách

  • Đầu tiên, bạn cần sắp xếp lớp đệm hỗ trợ (có thể là chăn, gạch yoga, gối…) phía dưới xương ngồi để đưa hông lên cao hơn đầu gối.
  • Bạn ngồi lên đệm ở tư thế bắt chéo chân một cách thoải mái.
  • Dùng 2 bàn tay di chuyển phần thịt của mông bạn sang hai bên để tạo sự ổn định cho cơ thể khi ngồi. Ngồi vững vàng và thoải là yếu tố quan trọng trong cách ngồi thiền không bị tê chân mà bạn không thể bỏ qua.
  • Tiếp đến, bạn nghiêng người qua lại một vài lần để đảm bảo rằng bả vai đã thẳng hàng với hông. Chỏm đầu nên hướng về phía trần nhà.
  • Tay của bạn có thể đặt trên đùi một cách thoải mái. Còn lòng bàn tay bạn thì có thể hướng lên trên hoặc cũng có thể úp xuống dưới.

3.2. Ngồi thiền không đau lưng, tê chân khi ngồi xếp bằng đúng cách

3.2.1. Mẹo nhỏ dành cho bạn

Sau khi khoanh chân thì bạn cũng cần phải chú ý tới vị trí của cột sống. Bạn cần lưu ý phải luôn ngồi thẳng lưng bởi với những người mới bắt đầu thì thường gặp vấn đề ngồi một chút khi thiền thì từ lưng thẳng lại chuyển về tư thế lưng khom khom, làm cho mỏi cơ lưng.

Đây chính là lý do mà nhiều người mới nhập môn thiền không chỉ quan tâm tới cách ngồi thiền không bị tê chân mà đau lưng cũng là vấn đề họ đang gặp phải. Nếu bạn nằm trong nhóm này thì đừng lo lắng, vấn đề phần lớn do tư thế lưng của bạn đang chưa chuẩn. Lúc này, bạn hãy ngồi trước gương để theo dõi xem lưng bạn có đang bị nghiêng về phía trước không.

3.2.2. Cần chỉnh tư thế ngay nếu thấy bị tê chân

Nếu có thì bạn chỉ cần chỉnh lại tư thế ngồi thẳng lưng hơn. Nhưng lưu ý là bạn cũng không cần để lưng quá thẳng bởi điều này dễ gây ra hiện tượng nhanh mỏi và khó thở. Cũng như khiến bạn không được thoải mái mà luôn phải tập trung giữ lưng quá thẳng. Thiền định là quá trình bạn chỉ có thể thành công khi thực sự thả lỏng bản thân, để thân tâm trí không còn bất kỳ vướng bận gì. Do đó, bạn không nên gồng hoặc cứng nhắc phần lưng lẫn cơ thế quá, không còn giữ cho cột xương sống thật thẳng.

Trong trường hợp bạn ngồi thẳng lưng thì trọng lượng sẽ trải đều cho mông và xương chậu, giúp chân không phải hoạt động quá sức. Còn ngược lại, nếu ngồi gù lưng thì điều này sẽ làm tăng trọng lượng lên đôi chân và dẫn tới dễ bị tê chân hơn. Còn

Ngoài ra, nếu nhức mỏi các đốt sống cổ hoặc phần lưng phía trên thì bạn cũng nên để ý lại tư thế của mình, tránh để đầu của bạn đổ gục về phía trước, phải giữ cho cổ thẳng với cột sống.

Làm thế nào để ngồi thiền được lâu

Ngồi thiền đúng tư thế

4. Tập hít thở khi ngồi thiền đúng cách để không bị tê chân

Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng nữa có thể dẫn tới tê chân mà nhiều người mới thường bỏ qua đó là hít thở đúng cách. Bởi tê chân có thể đến từ nguyên nhân các cơ chân bị mỏi khi thiếu oxy, dẫn tới hiện tượng máu huyết không lưu thông tốt.

Cách hít thở đúng khi ngồi thiền chính là hít thở bằng bụng (cơ hoành) chứ không phải hít thở bằng ngực (thở nông). Khi bạn hít vào thì bụng sẽ phình to ra và ngược lại, khi bạn thở ra thì bụng hóp chặt để đẩy toàn bộ khí ra ngoài.

Làm thế nào để ngồi thiền được lâu

Thở đúng cách để khi thiền không bị tê chân

Bài viết hữu ích dành cho bạn:

  • 4 tác dụng của thiền định đối với não bộ bạn đã biết?
  • Khi ngồi thiền nên nghĩ gì để đạt hiệu quả tối đa?
  • Những kinh nghiệm thực hành ngồi thiền 100% thành công

Trên đây là những hướng dẫn cách ngồi thiền không bị tê chân cho người mới bắt đầu, đi từ bước cơ bản tới chi tiết hơn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo hướng dẫn về cách thiền đúng từ các chuyên gia trên ỨNG DỤNG MINDFULLY: THƯ GIÃN VÀ NGỦ NGON. Tại ứng dụng này, bạn sẽ được hướng dẫn từ A tới Z quy trình thiền. Bên cạnh đó, ứng dụng tập thiền với các bài thiền có sẵn với âm thanh nhẹ nhàng, giọng độc êm ái sẽ giúp bạn dễ dàng thành công hơn cùng Mindfully.

Ngồi thiền thời gian bao lâu?

Thiền là một giải pháp lý tưởng cho bất cứ ai đang muốn tìm sự bình yên. Nếu bạn chỉ mới bắt đầu thiền, bạn nên thiền từ 5 đến 10 phút mỗi ngày. Bạn có thể thử nó trong 1 phút vào buổi sáng và khi bạn có thể ngồi yên và thư giãn lâu như vậy, hãy ngồi lâu đến 2 phút.

Ngồi thiền như thế nào là tốt nhất?

12 nguyên tắc ngồi thiền đúng cách, tư thế thiền tĩnh tâm.

Điều chỉnh tư thế ngồi..

Giữ thẳng cột sống..

Thả lỏng tay, vai và cằm..

Khép hờ mắt..

Lựa chọn không gian thiền..

Đặt thời gian và cam kết mục tiêu..

Tập trung vào sự thoải mái của cơ thể.

Tập trung vào hơi thở nhưng không phân tích nó.

Tại sao ngồi thiền bị tê chân?

Nguyên nhân thường xuất phát từ tư thế ngồi không đúng, khiến mạch máu bị chèn ép và gây tắc nghẽn, dẫn đến tê chân. Nếu cảm giác tê kéo dài và không có lý giải rõ ràng, người bệnh cần đề phòng các bệnh lý liên quan đến xương khớp, hệ thần kinh và tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của tình trạng này.

Ngồi thiền sai cách có bị gì không?

Thiền sai cách có thể gây ra đau nhức cơ thể. Nếu bạn không ngồi đúng tư thế, bạn có thể tạo áp lực cho các cơ và gây ra tình trạng đau đớn. Ngoài ra, nếu bạn không thở đúng cách, bạn cũng có thể gây ra cảm giác khó chịu hoặc khó thở. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần ngồi thiền đúng tư thế và hít thở đều đặn.