Lấy một ví dụ về phong cách ngôn ngữ được biểu hiện dưới dạng lời nói tái hiện

Phong cách ngôn ngữ Sinh hoạt lớp 10

2,553 từ

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt lớp 10

Bài viết dưới đâyCunghocvuisẽ giúp các bạn làm sáng tỏ nội dung lý thuyết về phong cách sinh hoạt lớp 10!

I. Lý thuyết

1. Đọc đúng giọng điệu đoạn ghi chép một cuộc hội thoại trong sinh hoạt hằng ngàyvà trao đổi với nhau về khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt:

- Ngôn ngữ của những con người cụ thể nào? Giọng điệu từng người ra sao?
- Ngôn ngữ ấy nhằm những mục đích gì, đáp ứng những nhu cầu gì trong cuộc sống?

2. Khái niệm về ngôn ngữ sinh hoạt
Được hiểu là khẩu ngữ hàng ngày mà chúng ta thường dùng để có thể trao đổi và giao tiếp với nhau về những vấn đề trong cuộc sống. Đây là loại hình ngôn ngữ được sử dụng rất thường xuyên trong văn nói, nó có thể được hình thành thông qua cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ngôn ngữ được sử dụng khá đơn giản và dễ giao tiếp.

3. Phân dạng thường gặp

- Dạng độc thoại, dạng đối thoại: được giao tiếp với bản thân nếu là hình thức độc thoại và nói chuyện giữa hai đối tượng với nhau thì được gọi là đối thoại. Chủ đề nói cũng khá đa dạng về các vấn đề trong cuộc sống và xoay quanh bản thân.

- Ngoài ra còn có dạng lời nói bên trong, tức là suy nghĩ nhưng không nói ra, gồm các kiểu:

+ Độc thoại nội tâm: tự mình nói với mình nhưng không phát ra thành tiếng.
+ Đối thoại nội tâm: tưởng tượng ra một nhân vật nói chuyện với mình, đối đáp như một cuộc thoại.
+ Tâm tư tình cảm là một dạng độc thoại nội tâm đặc trưng nói về khả năng khó khăn trong cuộc sống hay tâm sự thầm kín của bản thân.

- Trong các tác phẩm nghệ thuật có dạng lời nói tái hiện, tức là dạng mô phỏng, bắt chước lời thoại tự nhiên, nhưng có sáng tạo theo các văn bản khác nhau: kịch, tuồng, chèo, truyện kể, tiểu thuyết,... (lời nói tự nhiên được biến cải theo thể loại văn bản và ý định chủ quan của người viết).

CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ

I. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT

1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt

Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,… đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.

2. Đặc trưng:Tính cá thể;Tính cụ thể;Tính cảm xúc

3. Đặc điểm ngôn ngữ

a. Ngữ âm

– Không có ý thức hướng tới chuẩn mực ngữ âm mà nói năng thoải mái, không những trong phát âm mà cả trong điệu bộ cử chỉ.

– Ngữ điệu mang dấu ấn riêng của cá nhân, có tính chất tự nhiên, tự phát.

b. Từ ngữ

– Thường dùng những từ mang tính cụ thể, giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm

– Có một lớp từ chuyên dùng cho phong cách sinh hoạt mà ít dùng ở các phong cách khác

– Sử dụng nhiều từ láy và đặc biệt là láy từ, có khi sử dụng kiểu láy chen

– Hay dùng cách nói tắt, những kết hợp không có quy tắc, những từ tượng thanh, tượng hình, cách nói ví von, so sánh, chuyển nghĩa ẩn dụ hoặc hoán dụ.

c. Cú pháp

– Câu đơn chiếm tỉ lệ lớn và có tần suất cao.

– Câu gọi tên (câu cảm thán, câu chào hỏi, ứng xử…) được sử dụng nhiều.

– Có khi dùng kết cấu tỉnh lược, có khi tỉnh lược đến mức tối đa nói bằng sự để trống hoàn toàn, mặt khác, dùng các kết cấu cú pháp có xen những yếu tố dư, lặp lại, có khi dư thừa một cách dài dòng lủng củng.

d. Diễn đạt:Có tính tự do, tuỳ tiện và phụ thuộc rất nhiều vào tâm lí, cảm hứng của người trong cuộc

4. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt

– Dạng nói: dạng chủ yếu, bao gồm cả đối thoại và độc thoại.

– Dạng viết: nhật kí, thư riêng…

– Dạng lời nói tái hiện: mô phỏng các lời nói trong đời sống nhưng đã được sáng tạo theocác thể loại văn bản khác nhau: lời nói của các nhân vật trong kịch, tuồng, chèo, truyện ngắn, tiểu thuyết,…

II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC

1. Khái niệm:Phong cách khoa học là phong cách được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Ðây là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.

Khác với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách này chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học (ngoại trừ dạng phổ cập khoa học).

2. Đặc trưng

a. Tính khái quát, trừu tượng

  • Sử dụng các thuật ngữ khoa học
  • Kết cấu chặt chẽ của các luận điểm

b. Tính lí trí, lo-gic

  • Từ ngữ thông thường, một nghĩa
  • Câu văn chuẩn cú pháp. Mỗi câu là một phán đoán logic.
  • Câu văn chuẩn cú pháp. Mỗi câu là một phán đoán logic.

c. Tính khách quan, phi cá thể

  • Câu văn trong văn bản khoa học có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc.
  • Rất hạn chế sử dụng những biểu đạt có tính chất cá nhân.

III. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

1. Khái niệm

Phong cách ngôn ngữ báo chí là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng, như văn bản dùng trong báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, báo điện tử…

2. Thể loại

Tin tức;Phóng sự;Quảng cáo;Tiểu phẩm;Phỏng vấn;Bình luận;Trao đổi ý kiến

3. Đặc trưng

a. Tính thông tin sự kiện

– Tin cập nhật, cụ thể, chính xác và đầy đủ.

– Đảm bảo tính khách quan vừa có tác dụng hướng dẫn dư luận.

– Ngôn ngữ diễn đạt là ngôn ngữ sự kiện.

b. Tính ngắn gọn

Diễn đạt ngắn nhưng vẫn chứa được lượng thông tin cao nhất.

c. Tính hấp dẫn

– Sự liên quan trực tiếp của tin tức với vận mệnh mỗi người.

– Hình thức diễn đạt hấp dẫn.

– Kết hợp giữa kênh hình và kênh âm

– Cách đặt nhan đề

4. Đặc điểm ngôn ngữ

–Âm thanh, chữ viết

– Từ ngữ

– Cú pháp

– Biện pháp tu từ

IV. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN

1. Khái niệm

Phong cách ngôn ngữ chính luận là kiểu diễn đạt dùng trong các lĩnh vực chính trị xã hội. Người giao tiếp ở phong cách này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội.

– Thời trung đại: cáo, hịch, chiếu, biểu…

– Thời hiện đại: cương lĩnh, tuyên ngôn, tuyên bố, lời kêu gọi, hiệu triệu, xã luận, bình luận, tham luận…

2. Đặc trưng

a. Tính công khai về quan điểm chính trị

– Ngôn từ chính luận phải thể hiện quan điểm, thái độ chính trị của người viết (hay nói) một cách công khai, dứt khoát, không che giấu, úp mở.

– Tránh dùng những từ ngữ mơ hồ, không thể hiện thái độ chính trị rõ ràng.

– Tránh những câu nhiều ý làm người đọc lẫn lộn quan điểm, lập trường, chính kiến.

b. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận

Những lí lẽ đúng đắn, có căn cứ vững chắc, dựa trên cơ sở những luận điểm, luận cứ khoa học

c. Tính truyền cảm, thuyết phục

– Một văn bản chính luận hay thường là những văn bản chứa đựng nhiều hàm ý sâu sắc, có sức chinh phục lòng người, có sức cuốn hút mãnh liệt.

– Văn bản chính luận còn thể hiện giá trị ở giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết.

– Ngữ điệu, giọng nói được coi là phương tiện quan trọng hỗ trợ cho lí lẽ ngôn từ.

V. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH

1. Khái niệm

Là phong cách đuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðấy là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.

2. Chức năng – thể loại

– Chức năng thông báo thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường, ví dụ như: văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hoá đơn, hợp đồng,…

– Chức năng sai khiến bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gởi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.

3. Đặc trưng

a. Tính khuôn mẫu

– Phần đầu: Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên cơ quan ban hành văn bản, địa điểm, thời gian.

– Phần chính: Nội dung

– Phần cuối: Chức vụ, chữ kí, dấu, nơi nhận.

-> Nhiều loại văn bản có mẫu chung, được in sẵn: giấy khai sinh, hợp đồng…

b. Tính minh xác

– Mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý. Không dùng phép tu từ và hàm ý

– Chính xác từng dấu chấm, dấu phẩy

– Nội dung được trình bày rõ ràng theo điểu khoản, chương, mục.

c. Tính công vụ

– Là tính chất công việc chung của cả cộng đồng hay tập thể

– Hạn chế biểu đạt tình cảm cá nhân.

– Từ ngữ biểu cảm (nếu có) cũng mang tính ước lệ, khuôn mẫu.

VI. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT

1. Khái niệm

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương. Phong cách này là dạng tồn tại toàn vẹn và sáng chói nhất của ngôn ngữ toàn dân. Phong cách văn chương không có giới hạn về đối tượng giao tiếp, không gian và thời gian giao tiếp.

2. Phân loại ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật

Lấy một ví dụ về phong cách ngôn ngữ được biểu hiện dưới dạng lời nói tái hiện

3. Chức năng

Lấy một ví dụ về phong cách ngôn ngữ được biểu hiện dưới dạng lời nói tái hiện

4. Đặc trưng

– Tính hình tượng:Là khả năng ngôn ngữ có thể tái hiện hiện thực, làm xuất hiện ở người đọc những hình ảnh, màu sắc, biểu tượng…được nói đến trong văn bản để người đọc dùng vốn tri tức, vốn sống của mình liên tưởng, suy nghĩ, rút ra bài học nhân sinh.

– Tính truyền cảm:Là làm cho người đọc, người nghe cùng vui, buồn, yêu thích… như chính người viết; tạo nên sự đồng cảm sâu sắc giữa người đọc và người viết.

– Tính cá thể hoá:Mỗi nhà văn, nhà thơ đều có khả năng, sở trường, cách thể hiện, giọng điệu riêng.

Bài liên quan:

  • Lấy một ví dụ về phong cách ngôn ngữ được biểu hiện dưới dạng lời nói tái hiện
    Cảm thụ Em bé thông minh
  • Lấy một ví dụ về phong cách ngôn ngữ được biểu hiện dưới dạng lời nói tái hiện
    Soạn bài Luyện tập sử dụng từ
  • Lấy một ví dụ về phong cách ngôn ngữ được biểu hiện dưới dạng lời nói tái hiện
    Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
  • Lấy một ví dụ về phong cách ngôn ngữ được biểu hiện dưới dạng lời nói tái hiện
    Bài 7: Các thao tác lập luận
  • Lấy một ví dụ về phong cách ngôn ngữ được biểu hiện dưới dạng lời nói tái hiện
    Câu 66: Vì sao Mĩ phát động chiến tranh lạnh
  • Lấy một ví dụ về phong cách ngôn ngữ được biểu hiện dưới dạng lời nói tái hiện
    Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
Ý KIẾN CỦA BẠN

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Luyện tập

a) Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung của những câu sau:


- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời

b) Trong đoạn trích dưới đây, ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào? Anh (chị) có nhận xét gì về việc dùng từ ngữ ở đoạn trích này?
Ông Năm Hên đáp:
Sáng sớm mai, đi cũng không muộn. Tôi cần một người dẫn đường ao cá sấu đó. Có vậy thôi! Chừng một giờ đồng hồ sau là xong chuyện! Sấu ở ao giữa rừng, tôi bắt nhiều lần rồi. Bà con cứ tin tôi. Xưa nay, bị sấu bắt là người đi ghe xuồng hoặc ngời rửa chén dưới bến, có bao giờ sấu rượt người ta giữa rừng mà ăn thịt? Tôi đây không tài giỏi gì hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít, theo như người khác thị họ nói đó là bùa phép để kiếm tiền. Nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt tôi không mang thứ phú quới (1) đó /…/. Cực lòng biết bao nhiêu khi nghe ở miền Rạch Giá, Cà
Mau này có nhiều con rạch, ngã ba mang tên Đầu Sấu, Lưng Sấu, Bàu Sấu, sau này hỏi lại tôi mới biết đó là nơi ghê gớm, hồi xưa lúc đất còn hoang. Rạch Cà Bơ He, đó là chỗ sấu lội nhiều, người Miên sợ sấu không dám đi qua nên đặt tên như vậy, cũng như phá Tam Giang truông nhà Hồ của mình ngoài Huế

Lời giải:
I. Ngôn ngữ sinh hoạt
1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt
Đoạn văn ghi lại cuộc đối thoại trong ngôn ngữ sinh hoạt. Bên cạnh lời dẫn trực tiếp, tác giả còn đưa ra các chú thích về tâm trạng, cách biểu hiện lời nói của mỗi nhân vật trong cuộc hội thoại ấy.
Từ đó, ta có thể định nghĩa về ngôn ngữ sinh hoạt:
Ngôn ngữ sinh hoạt là khái niệm chỉ toàn bộ lời ăn tiếng nói hàng ngày mà con người dùng để thông tin, suy nghĩ, trao đổi ý nghĩ, tình cảm với nhau, đáp ứng những nhu cầu tự nhiên trong cuộc sống.
2. Các dạng thể hiện của ngôn ngữ sinh hoạt
Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói và có cả ở dạng viết:
- Trong dạng nói (thể hiện bằng lời nói ra bên ngoài) có: đối thoại, đa thoại, và đàm thoại (qua các phương tiện nghe nhìn).
- Trong dạng viết (thể hiện bởi những suy nghĩ nội tâm bên trong) có:
+ Độc thoại nội tâm: là tự mình nói với mình nhưng không phát ra thành tiếng.
+ Đối thoại nội tâm: tự tưởng tượng ra một người nào đó đang trò chuyện với mình, đối đáp như một cuộc thoại.
+ Dòng tâm sự: là những suy nghĩ bên trong thành một chuỗi mạch lạc, trong đó có thể có cả đối thoại và độc thoại nội tâm. (nhật kí, hồi kí, …)
Song ở trường hợp nào nói hay viết, tái hiện hay sáng tạo, ngôn ngữ sinh hoạt vẫn là tiếng nói hàng ngày chưa được gọt giũa.
Chú ý:
+ Trong tác phẩm văn học, nhất là ở các thể loại diễn xướng, có dạng lời nói tái hiện, tức là mô phỏng lời nói trong tự nhiên như: Kịch, tuồng, chèo, truyện, tiểu thuyết...
+ Trong thực tế đời sống, bài ghi lời phát biểu, nói chuyện của các nhà lãnh đạo, nhà văn hóa... cũng được coi như thuộc phạm vi của ngôn ngữ sinh hoạt ở dạng viết.
Khi tái hiện lại lời nói trong sinh hoạt vào văn bản, lời nói đã có được những biến đổi nhất định theo thể loại văn bản và ý định chủ quan của người sáng tạo.
GHI NHỚ
Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, … đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói, nhưng cũng có thể ở dạng viết. Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày.
LUYỆN TẬP
a) Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung của những câu sau:
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
b) Câu 2. Đọc đoạn trích (SGK, tr. 114 - Bắt sấu rừng U Minh Hạ) và xác định ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào?
Anh (chị) có nhận xét gì về việc dùng từ ngữ ở đọan trích này?
Trả lời:
a) Phát biểu ý kiến về nội dung của những câu ca dao:
+ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Đây là bài học, là lời khuyên quý giá trong hội thoại, ứng xử. Nội dung câu ca dao muốn nhấn mạnh đến việc tôn trọng và giữ phép lịch trong khi nói chuyện. Dân gian khuyên mỗi chúng ta cần biết lựa chọn, cân nhắc ngôn từ sao cho đạt hiệu quả tốt nhất khi trò chuyện, làm sao để người nghe vừa có thể hiểu được nội dung của câu chuyện, vừa tạo được sự vui vẻ, hòa đồng trong khi nói.
Câu ca dao cũng muốn nhấn mạnh đến một đặc điểm lớn của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, là việc không có nhiều thời gian, điều kiện để gọt giũa. Vì thế, việc suy nghĩ kĩ trước khi nói, lựa chọn cách nói phù hợp là rất quan trọng.
Bài học: Khi nói năng trong sinh hoạt hằng ngày, cần phải "lựa lời" sao cho có hiệu quả giao tiếp tình cảm cao nhất.
+ Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
Câu này sử dụng các hiện tượng trong thực tế cuộc sống về cách tìm ra phẩm chất tốt của các sự vật, hiện tượng. Muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử qua lửa; muốn xem chuông tốt hay không thì phải đánh thử để nghe tiếng vang.
Con người cũng vậy. Bản tính, suy nghĩ của con người được thể hiện ra ngoài qua lời nói và tính nết, hành động. Vì thế, một trong những tiêu chí mà dân gian xưa dùng để đánh giá một người là qua cách nói năng. Qua lời nói của một người, có thể đánh giá được con người đó có tính nết như thế nào, người nói thanh lịch, có văn hóa hay sỗ sàng, thô lỗ. Người "ngoan" là người biết ăn nói khiêm nhường, nhã nhặn, biết kính trên nhường dưới.
b)
+ Trong đoạn trích ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói tái hiện: đó là lời nói của nhân vật Năm Hên trong bắt sấu rừng U Minh của nhà văn Sơn Nam. Lời nói nghệ thuật của nhân vật ở đây thực chất là một hình thức mô phỏng, bắt chước lời thoại tự nhiên trong sinh hoạt nhưng đã được sáng tạo và cải biến.
+ Nhận xét gì về việc dùng từ ngữ ở đọan trích:
Cách xưng hô gần gũi, thân thuộc: tôi, bà con,...
Từ ngữ là khẩu ngữ: vậy thôi, chẳng qua là , cực lòng,...
Nhiều từ có nội kết nối, chuyển tiếp câu chuyện mang sự suồng sã và thân mật: xong chuyện, gì hết, chẳng qua, ngặt tôi,…
Nhiều từ ngữ manh đậm tính chất Nam Bộ: ghe, xuồng, rượt (đuổi) người, cực (phiền, đau) lòng, phú quới (phú quý)…
Giải các bài tập Tuần 12 SGK Ngữ văn 10 Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Bài trước Bài sau

PHONG CÁCH KHẨU NGỮ VÀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.58 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

Tiểu luận bộ môn Phong cách học

PHONG CÁCH KHẦU NGỮ
&
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
NGHỆ THUẬT.

GV HƯỚNG DẪN: ThS PHAN NGỌC TRẦN
THỰC HIỆN: NHÓM 4


MỤC LỤC
Lời giới thiệu ...............................................................................................................................................................................3
1. Phong cách khẩu ngữ ...............................................................................................................................................................4
1.1 Định nghĩa .........................................................................................................................................................................4
1.2 Phân loại ............................................................................................................................................................................4
1.3 Các dạng biểu hiện .................................................................................................................................................................6
1. 4 Chức năng .........................................................................................................................................................................7
1.5 Đặc trưng ...........................................................................................................................................................................8
1.5.1 Tính cá thể ..................................................................................................................................................................8
1.5.2 Tính cụ thể..................................................................................................................................................................8
1.5.3 Tính cảm xúc ..............................................................................................................................................................9
1.6 Đặc điểm ngôn ngữ..........................................................................................................................................................11
1.6.1 Ngữ âm .....................................................................................................................................................................11
1.6.2 Từ ngữ ......................................................................................................................................................................12
1.6.3 Cú pháp ....................................................................................................................................................................14
1.6.4 Tu từ .........................................................................................................................................................................15
1.6.5 Kết cấu diễn ngôn .....................................................................................................................................................15


2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. ..........................................................................................................................................17
2.1 Khái niệm ........................................................................................................................................................................17
2.2 Các dạng biểu hiện ..........................................................................................................................................................18
2.3 Chức năng ........................................................................................................................................................................19
2.3.1 Chức năng thông tin .................................................................................................................................................19
2.3.2 Chức năng thẩm mĩ ..................................................................................................................................................19
2.4 Đặc trưng .........................................................................................................................................................................21
2.4.1 Tính hệ thống ...........................................................................................................................................................21
2.4.2 Tính hình tượng ........................................................................................................................................................22
2.4.3 Tính cá thể hoá .........................................................................................................................................................25
2.4.4 Tính cụ thể hoá ........................................................................................................................................................27
2.5 Đặc điểm ngôn ngữ..........................................................................................................................................................29
2.5.1 Ngữ âm .....................................................................................................................................................................29
2.5.2 Từ ngữ ......................................................................................................................................................................32
2.5.3 Cú pháp ....................................................................................................................................................................40
2.5.4 Ngữ nghĩa .................................................................................................................................................................44
2.5.5 Kết cấu văn bản ........................................................................................................................................................48
3. So sánh phong cách khẩu ngữ và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ......................................................................................52
3.1

Nét tương đồng giữa phong cách khẩu ngữ và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. ...................................................52

3.2

Nét khác biệt giữa phong cách khẩu ngữ và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. .......................................................54

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................................................................55

2



Lời giới thiệu
Về mặt ngôn ngữ học thì việc phân loại và miêu tả các phong cách chức năng ngôn
ngữ tiếng Việt là yêu cầu lí thuyết đặt ra cho bất kì ngôn ngữ nào đã và đang ở thời kì
phát triển. Trong giao tiếp, phong cách chức năng ngôn ngữ luôn giữ vai trò môi giới.
Tất cả những nét phong phú và sâu sắc, thâm thuý và tinh tế, tất cả những khả năng biến
hoá của tiếng Việt đều thể hiện trong phong cách và qua phong cách. Tất cả những vấn
đề quan trọng như giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chuẩn hoá ngôn ngữ, phát triển và
nâng cao tiếng Việt văn hoá... đều phải được giải quyết trong sự gắn bó mật thiết với
phong cách. Mọi sự non kém, thiếu sót về ngôn ngữ đều sẽ bộc lộ khi sử dụng các phong
cách chức năng ngôn ngữ.
Sự phân loại và miêu tả các phong cách sẽ tạo ra những cơ sở khoa học về tiếng Việt
để biên soạn những tài liệu học tập, giảng dạy hoàn chỉnh về tiếng Việt. Sự phân loại và
miêu tả các phong cách có ý nghĩa về nhiều mặt: ý nghĩa xã hội, ý nghĩa lí luận và ý
nghĩa sư phạm. Tiếp nối những bài tìm hiểu về các phong cách ngôn ngữ phổ biến đã
được các nhóm giới thiệu trong những tuần tuần qua, Nhóm 4 thực hiện tiểu luận này với
mục đích giới thiệu và làm rõ các đặc điểm của Phong cách khẩu ngữ và Phong cách
ngôn ngữ nghệ thuật.

3


1. Phong cách khẩu ngữ
1.1 Định nghĩa
Về cách gọi tên, khi ta gọi “Phong cách khẩu ngữ” hay “Phong cách khẩu ngữ tự
nhiên”, tức là đang dựa theo quan điểm phân loại phong cách ngôn ngữ trong giáo
trình Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt của giáo sư Cù Ðình Tú: phân loại
phong cách ngôn ngữ trên cơ sở đối lập Phong cách khẩu ngữ tự nhiên và Phong cách
ngôn ngữ gọt giũa (bao gồm Phong cách khoa học, Phong cách chính luận, Phong cách
hành chính, Phong cách ngôn ngữ văn chương). Bên cạnh đó, dựa theo quan điểm phân

loại trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt của giáo sư Ðinh Trọng Lạc (chủ biên) và
Nguyễn Thái Hoà, phong cách khẩu ngữ còn được biết đến tương đương với thuật ngữ
“Phong cách sinh hoạt hằng ngày” để đảm bảo sự nhất quán trong cách gọi tên các phong
cách chức năng theo phạm vi giao tiếp.
Về khái niệm, Phong cách khẩu ngữ là lớp phát ngôn được sử dụng trong giao tiếp
đời thường, nói cách khác nó là những phát ngôn với tư cách cá nhân nhằm trao đổi
thông tin, tư tưởng, tình cảm,… của các vai giao tiếp trong cuộc hội thoại. Chủ yếu trong
Phong cách khẩu ngữ người ta trao đổi với nhau những điều tự nhiên, đơn giản, cụ thể, và
cũng có những trường hợp người ta trao đổi cới nhau về cả những điều phức tạp. Nhưng
cần lưu ý Phong cách khẩu ngữ thiên về những chi tiết riêng, cụ thể, sinh động, bộc lộ rõ
rệt tình cảm, thái độ của người nói hơn là những chi tiết chung chung, trừu tượng, trung
lập, vô can; những lời nói chung chung, trừu tượng, khô khan không thể coi là những lời
nói hay trong Phong cách khẩu ngữ.
1.2 Phân loại
Phong cách khẩu ngữ có hai biến thể: Phong cách khẩu ngữ thông tục và Phong
cách khẩu ngữ văn hoá.
Phong cách khẩu ngữ thông tục phục vụ nhu cầu trao đổi thông tục giữa các cá
nhân có vai bằng nhau trong hội thoại, trong hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức.
4


Ưu điểm của Phong cách khẩu ngữ thông tục là sinh động, thân mật, gần gũi,… Bên cạnh
đó, Phong cách khẩu ngữ thông tục cũng có các mặt hạn chế như dùng từ không chính
xác, đặt câu lượm thượm, cách diễn đạt không logic,…
Ví dụ:
Bức thư của anh nuôi đã ra quân gửi cho đại đội (ghi chép của Lê Khánh):
Thân gửi các đồng chí
Nhớ các đồng chí quá mất thôi. Chắc độ rày C ta học tập, công tác hăng hái
lắm nhỉ? Về phần tôi cũng phấn khởi lắm. Bu cháu vừa dệt, vừa làm ruộng, và mới
được bầu là cá nhân tích cực trong tổ đấy. Thằng cháu Cà cày rất khoẻ, nhưng

phải cái đúc kết kinh nghiệm còn non kém. Làm việc còn sự vụ. Còn cháu Tất
Thắng sáng học, chiều đi trâu.
Chỗ ruộng xã chia thêm cho tôi thật là tốt. Bà con ưu đãi anh em phục viên
thật. Ngặt cái còn đói kém cốt phát. Tôi đang lo chuẩn bị tiền mua cốt phát. Theo
đồng chí hướng dẫn thì cốt phát khoa học lắm…
Có thể thấy trong ví dụ trên, bức thư mang Phong cách khẩu ngữ thông tục
rất tự nhiên, gần gũi, sinh động. Tuy nhiên mắc phải các lỗi diễn đạt chưa mạch
lạc, chuyển ý đột ngột không logic (Thằng cháu Cà cày rất khoẻ, nhưng phải cái
đúc kết kinh nghiệm còn non kém, Chỗ ruộng xã chia thêm cho tôi thật là tốt. Bà
con ưu đãi anh em phục viên thật. Ngặt cái còn đói kém cốt phát…), dùng từ không
đúng hình thức ngữ âm (phốt phát chứ không phải cốt phát), dùng từ sai (Theo
đồng chí hướng dẫn thì cốt phát khoa học lắm… )
Phong cách khẩu ngữ văn hoá hình thành dưới yêu cầu của một xã hội có trình độ
văn hoá cao, phục vụ nhu cầu trao đổi giữa các cá nhân có vai bằng nhau hoặc không
bằng nhau trong cuộc hội thoại, thường trong hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức. Phong
cách khẩu ngữ văn hoá là sự hoà lẫn nhiều đặc điểm của các phong cách chứ năng khác:
5


có cái tự nhiên, sinh động của Phong cách khẩu ngữ tự nhiên, có sự chính xác, chặt chẽ
của Phong cách khoa học, có yếu tố gợi hình, gợi cảm (ở một mức độ nhất định) của
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật,… Do đó Phong cách khẩu ngữ văn hoá phù hợp với
những đòi hỏi tối thiểu của ngôn ngữ văn hoá toàn dân.
Ví dụ:
Bức thư của con gái gửi bố dưới đây thuộc Phong cách khẩu ngữ văn hoá:
Bố kính yêu Thế là sáu năm đã trôi qua, con gái Thắm của bố sắp thành bác
sĩ rồi. Con định xin về tỉnh Lào Cai, nơi bố đã công tác, nơi quê hương thứ hai của
con, nơi có đồng bào của con.
Bố ơi mùa hè năm nay sẽ là mùa hè cuối cùng của kì sinh viên của con. Con
sẽ sống những ngày hè vui vẻ, rực rỡ với bố và các chú. Con sẽ đi hái mác mất, hái

nấm, lấy củi, nấu ăn cho bố. Mè con viết thư bảo con mua cho mè cái khăn len
màu hoa đào. Khăn len đắt lắm, những mười hai đồng, hay bố mua cho mè con
nhé?
Bức thư lời lẽ tự nhiên, sinh động, tình cảm lại mạch lạc, logic
1.3 Các dạng biểu hiện
Ngôn ngữ trong Phong cách khẩu ngữ tồn tại ở cả dạng nói và dạng viết. Trong đó
dạng nói là dạng chủ yếu, bao gồm cả đối thoại và độc thoại. Sở dĩ dạng nói là chủ yếu
trong các dạng biểu hiện của Phong cách khẩu ngữ là vì ở dạng này đặc trưng, đặc điểm
ngôn ngữ của Phong cách khẩu ngữ được bộc lộ rõ và hết sức tiêu biểu. Có điều cần phải
chú ý là không phải dạng nói nào cũng thuộc Phong cách khẩu ngữ, chỉ những lời nói
mang tính tự nhiên trong giao tiếp mới được xem là thuộc Phong cách khẩu ngữ.

6


Ví dụ:
Những lời trò chuyện, tâm sự, thăm hỏi, trao đổi,… thuộc Phong cách khẩu
ngữ, nhưng những lời tuyên ngôn, kêu gọi,… thì không thuộc Phong cách khẩu
ngữ.
Phong cách khẩu ngữ biểu hiện ở dạng ngôn ngữ viết gồm hình thức văn bản tự
thoại (nhật kí) và văn bản cách thoại (thư từ, tin nhắn), đặc biệt ở dạng viết còn có hình
thức tái hiện lời nói, tức văn bản ghi chép lại lời nói trong thực tế hoặc các đoạn hội thoại
của những nhân vật trong tác phẩm văn chương. Những lời nói được tái hiện này mang
tính khái quát những đặc trưng, đặc điểm ngôn ngữ của Phong cách khẩu ngữ, lại dễ dàng
tiếp cận nên trong các ví dụ sẽ đưa ra trong các mục về sau, chúng tôi sẽ ưu tiên phân tích
các ví dụ về Phong cách khẩu ngữ dưới hình thức tái hiện lời nói, mà chủ yếu là các đoạn
hội thoại của những nhân vật trong các tác phẩm văn chương.
1. 4 Chức năng
Phong cách khẩu ngữ hiện thực hoá chức năng của ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người vì phạm vi sử

dụng ngôn ngữ không hạn chế và ngôn ngữ là phương tiện có khả năng thể hiện đầy đủ,
chính xác hơn tất cả những phương tiện giao tiếp khác về những gì con người muốn biểu
đạt. Hiện thực hoá chức năng giao tiếp của ngôn ngữ, các phát ngôn thuộc Phong cách
khẩu ngữ thực hiện được chức năng giao tiếp lý trí và chức năng cảm xúc, tức chức năng
giúp người nói thể hiện đầy đủ, chính xác nhất những tư tưởng, quan điểm và cả thái độ,
cảm xúc của bản thân đối với vấn đề đang nói hoặc đối với người đang cùng mình trò
chuyện. Bên cạnh đó còn thể hiện chức năng tạo tiếp, tức thể hiện sự chú ý của người nói
đến người cùng hiện diện trong cuộc hội thoại

7


1.5 Đặc trưng
1.5.1 Tính cá thể
Ngôn ngữ là công cụ chung dùng để giao tiếp trong một cộng đồng nhưng ở mọi
người có sự vận dụng và thể hiện không giống nhau do nhiều nguyên nhân: nghề nghiệp,
lứa tuổi, giới tính, tâm lí, tính cách, trình độ học vấn, văn hoá... Từ đó hình thành tính cá
thể của Phong cách khẩu ngữ. Ðặc trưng này thể hiện ở vẻ riêng của ngôn ngữ mỗi người
khi trao đổi, tâm sự, trò chuyện với người khác. Đó có thể là cách phát âm, cách dùng từ,
đặt câu, cách sử dụng phép tu từ hoặc cách trình bày, lập luận, diễn đạt,…
Ví dụ:
Chưa trông thấy mặt, ta vẫn có khả năng đoán ra người đang gọi mình là ai
nhờ đặc trưng cách phát âm của người đó; khi điện thoại mất danh bạ, có người
nhắn tin ta vẫn có khả năng đoán ra ai đang nhắn tin cho mình nhờ đặc trưng cách
dùng từ, diễn đạt của riêng người đó.
1.5.2 Tính cụ thể
Tính cụ thể là đặc trưng nổi bật của Phong cách khẩu ngữ. Phong cách khẩu ngữ
tránh lối nói trừu tượng, chung chung, thích lối nói cụ thể, làm nổi bật sự vật sự việc
được đề cập, khiến chúng hiện lên với hình ảnh, âm thanh,… cụ thể chứ không phải chỉ
gọi tên.

Tính cụ thể làm cho sự giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày trở nên dễ dàng, nhanh
chóng, ngay cả trong trường hợp phải đề cập những điều trừu tượng.
Ví dụ:
“Nghe anh nói, tôi nản quá. Như vậy cuộc kháng chiến của ta có lẽ đến hỏng
à?Anh chộp lấy câu của tôi, nhanh như một con mèo vồ con chuột:
- Ấy đấy, tôi bi lắm. Cứ quan sát kĩ thì rất nản. Nhưng tôi chưa nản có lẽ chỉ vì tôi
tin vào Ông Cụ. Tôi cho rằng cuộc Cách mạng tháng Tám cũng như cuộc kháng
chiến hiện nay chỉ ăn vì người lãnh đạo cừ. Hồ Chí Minh đáng lẽ phải cứu vãn một
nước như thế nào kia, mới xứng tài. Phải cứu một nước như nước mình kể cũng
8


khổ cho Ông Cụ lắm. Anh tính tượng trưng cho phong trào giải phóng cả một cái
đệ tứ cường quốc là Ðại Pháp mà cũng chỉ có đến thằng Ðờ Gôn.
Tôi nhắc đến tên mấy nhân vật kháng chiến cũ của Pháp, còn đáng tiêu biểu bằng
mấy Ðờ Gôn. Anh lắc đầu:
- Bằng thế nào được Hồ Chí Minh!
Và anh tiếp:
- Ông Cụ làm những việc nó cừ quá, đến nỗi tôi cứ cho rằng dù dân mình có tồi đi
nữa, Ông Cụ xoay quanh rồi cũng cứ độc lập như thường. Những cú như cú Hiệp
định sơ bộ mồng 6 tháng 3 thì đến chính thằng Mĩ cũng phải lắc đầu: nó cho rằng
không thể nào bịp Ông Già nổi. Thằng Pháp thì nghĩa lí gì? Bệt lắm rồi. Không có
thằng Mĩ xui thì làm gì Pháp dám trở mặt phản Hiệp định mồng 6 tháng 3? Mình
cho nó như vậy là đã phúc đời nhà nó rồi. Ðáng lẽ nó phải làm chằng chằng lấy
chứ?”
(Nam Cao)
Trong ví dụ trên. khi nói về Hồ Chí Minh, nhân vật giao tiếp đã thể hiện tính
cụ thể của Phong cách khẩu ngữ khi đề cập đến Bác với rất nhiều chi tiết cụ thể,
làm nổi bật, cụ thể hình ảnh con người Bác. Vấn đề giải phóng dân tộc cũng được
đề cập, và dù đây là một vấn đề khá trừu tượng nhưng cũng được diễn đạt rất cụ

thể.
1.5.3 Tính cảm xúc
Tính cảm xúc là đặc trưng nổi bật của Phong cách khẩu ngữ, gắn chặt với đặt trưng
Tính cụ thể của Phong cách khẩu ngữ. Ngôn ngữ khẩu ngữ luôn có sắc thái biểu cảm rõ

9


ràng, thể hiện một thái độ, một cách đánh giá, một cách quan niệm về đối tượng được nói
đến.
Với những phát ngôn thuộc Phong cách khẩu ngữ, người nói luôn luôn bộc lộ một
cách rõ rang, cụ thể thái độ, tình cảm của mình đối với sự vật sự việc được đề cập và đối
tượng đang giao tiếp với mình.. Chính thái độ, tình cảm, cảm xúc làm thành nội dung
biểu hiện bổ sung của lời nói, giúp người nghe có thể hiểu nhanh chóng, hiểu sâu sắc nội
dung cơ bản và nhất nhất là mục đích, ý nghĩa của lời nói.
Ví dụ:
Tsêviakôp đằng hắng, nghển cổ ra trước, thì thào vào tai vị tướng:
-Thưa ngài, ngài thứ lỗi cho, tôi trót hắt hơi… tôi vô ý…
-Không hề gì, không hề gì…
-Ngài làm ơn làm phúc tha lỗi cho tôi. Tôi …tôi… không muốn thế đâu ạ!
-Thôi, anh làm ơn ngồi yên cho! Để tôi xem nốt!
(Cái chết của một viên chức, Chekhov)
Có thể thấy trong ví dụ trên, thái độ, cảm xúc của hai vai giao tiếp đối với nhau và
đối với sự việc được đề cập trong cuộc giao tiếp thể hiện rất rõ ràng: Tseviakhop thể hiện
thái độ vô cùng sợ sệt trước vị tướng, và tỏ rõ sự day dứt, hối hận tột độ đối với hành
động mình đã gây ra cho vị tướng. Còn vị tướng thể hiện rõ thái độ không chấp nhất gì
anh chàng Tseviakhop, không bận tâm gì về hành động của anh chàng thậm chí bực mình
vì việc anh chàng cứ nhận sai mãi.

10



1.6 Đặc điểm ngôn ngữ
1.6.1 Ngữ âm
Trong Phong cách khẩu ngữ, không có chuẩn chung nào về ngữ âm cho tất cả mọi
người, ở mỗi cá nhân sẽ có cách phát âm khác nhau.
Đặc điểm này liên quan chặt chẽ đến những đặc điểm ngữ âm của Phương ngữ, cho
thấy cách phát âm âm đầu, âm đệm, nguyên âm, âm cuối và thanh điệu khác nhau của
người dân các vùng miền, địa phương khác nhau
Ví dụ:
Đấy, con gái nhớn ông đấy! Đã sung sướng mát lòng mát ruột cho tôi chưa! Thật là
bôi gio chát trấu vào mặt tôi. (Bỉ vỏ – Nguyên Hồng)
Trong ví dụ này, các âm sau đã bị phát âm
Gio = tro
Chat = trát
 Nhân vật nói câu này (mẹ Bính) là người làng Sòi, Thái Bình  Phương ngữ
Bắc: phát âm âm đầu mất dãy phụ âm tiền ngạc (tr).
Bên cạnh việc phát âm khác nhau giữa các cá thể, trong Phong cách khẩu ngữ người nói
còn thường xuyên sử dụng các hình thức lược âm, biến âm:
Ví dụ:
Hai mươi hai  hăm hai
Phải không  phỏng
Mặt khác, người nói có thể sử dụng các yếu tố ngữ điệu như kéo dài, nhấn giọng, ngắt
giọng,,.. để đạt được hiệu quả giao tiếp mong muốn
Ví dụ: Khi đe doạ “Tao giết mày!” người nói sẽ nhấn mạnh từ “giết” bằng cách
nhấn giọng, gằn giọng khi phát âm từ ấy.
Ta cũng biết bộ máy cấu âm của mỗi người không giống nhau dẫn đến sự khác biệt rõ rệt
trong giọng nói.
Ví dụ: Người có dây thanh mảnh thì giọng cao
11



Nhìn chung, những đặc điểm trên cho thấy trong Phong cách khẩu ngữ, khi nói
năng người ta phát âm thoải mái theo tập quán hoặc theo đặc điểm cá nhân. Đối với một
số người, việc này gắn với tâm lý giữ gìn đặc trưng văn hoá - thể hiện tình yêu và niềm tự
hào về quê hương. Song vẫn cần cân nhắc sử dụng giọng địa phương đúng lúc, đúng chỗ
để giao tiếp hiệu quả, đặc biệt là giao tiếp toàn dân.
1.6.2 Từ ngữ
Phong cách khẩu ngữ có một lớp từ ngữ riêng rất phong phú, đa dạng. Đó là lớp từ
khẩu ngữ - một lớp từ vừa chuyên dùng cho giao tiếp thường ngày, vừa đóng vai trò rât
quan trọng cho việc tái hiện ngôn ngữ nhân vật trong sáng tác văn chương.
Đặc trưng nổi bật nhất của từ ngữ khẩu ngữ là mang tính cụ thể, giàu hình ảnh và
sắc thái cảm xúc. Nó có thể là:
- Những từ ngữ được sử dụng sáng tạo:
Ví dụ:
Nhà văn Tô Hoài khi đi thực tế đã ghi chép: Nóng quá, mồ hôi mẹ mồ hôi
con bò ra khắp người
So sánh với cách dùng từ “Nóng quá, nhiều mồ hôi chảy ra khắp người” có
thể thấy “mồ hôi mẹ, mồ hôi con” và “bò” là những từ ngữ rất giàu tính gợi
hình, gợi cảm.
- Những từ láy, đặc biệt là từ láy 4 âm tiết
Ví dụ:
So sánh ba câu sau:
Mày toàn làm những chuyện không có lợi ích gì
Mày toàn làm những chuyện vớ vẩn
Mày toàn làm những chuyện vớ va vớ vẩn
Có thể thấy sử dụng từ láy “vớ vẩn” sẽ thể hiện thái độ của người rõ ràng hơn diễn
đạt bình thường “không có lợi ích gì”, và từ láy 4 âm tiết “vớ va vớ vẩn” lại thể
hiện thái độ cụ thể hơn cả từ láy 2 âm tiết “vớ vẩn”
12



- Những thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ: Trong phong cách khẩu ngữ, người ta
thường thích dùng những thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ để diễn đạt sự vật sự việc. Điều
này không hề mâu thuẫn với tính cụ thể trong đặc trưng Phong cách khẩu ngữ, mà thể
hiện được tính cụ thể của lời nói theo một cách đậm chất dân gian.
Ví dụ:
So sánh 2 câu:
Tôi quen thấy cái cảnh cá lớn nuốt cá bé này rồi.
Tôi quen thấy cái cảnh người có thế lực chèn ép những người yếu thế hơn như thế
này rồi.
Có thể thấy cách dùng tục ngữ “Cá lớn nuốt cá bé” diễn đạt cụ thể được tính chất
của sự việc mà lại ngắn gọn, súc tích, thích hợp hơn cho lời ăn tiếng nói hằng ngày.
- Những biệt ngữ xã hội
Ví dụ:
Giọng nói khinh thường ấy không đủ dẹp được sự lo lắng của Tư-lập-lơ, hắn
thong thả bảo Năm:
- Anh không lo, nhưng chúng tôi lo, bây giờ cớm trõm ghê lắm.
(Bỉ vỏ – Nguyên Hồng)
Cớm = cảnh sát
Trõm = rình mò, truy nã

 Biệt ngữ của tội phạm
Phong cách khẩu ngữ cũng sử dụng nhiều trợ từ (à, ạ, á, ư, hử, nhé, nhỉ, cơ, đấy,…),
thán từ (ôi, ối, a, ê,…) để tăng sắc thái biểu cảm cho câu nói, thể hiện tình cảm, thái độ
người nói.
Ví dụ:
Ăn cơm nha  lời mời không có tính ép buộc, thường dùng khi nói chuyện với
người ngang hàng.
13



Ăn cơm đi  thường là lời giục, mang tính ép buộc cao, thường dùng khi nói
chuyện với người nhỏ hơn.
Ôi, con chó  Ngạc nhiên, có thể thích thú.
Á, con chó  Ngạc nhiên, sợ hãi
1.6.3 Cú pháp
Phong cách khẩu ngữ thường dùng câu đặc biệt, câu tỉnh lược
Ví dụ:
- Khi viết viết thư thường mở đầu: Anh xa nhớ, Em yêu,..
- Khi ngữ cảnh là đối thoại trực tiếp, hai bên đều hiểu nội dung người đối đáp với
mình có thể lược bớt các thành phần câu không cần thiết
Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!  câu đặc biệt
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.  câu tỉnh lược
(Chim sâu và chiếc lá - Trần Hoài Dương)
Phong cách khẩu ngữ cũng thêm nhiều từ ngữ chêm xen, đưa đẩy; dùng nhiều trợ từ,
thán từ khiến câu văn bị dãn ra, nhiều từ ngữ bị dư, lượng thông tin thông báo thấp mà
chủ yếu thể hiện thái độ, tình cảm người nói nhiều hơn.
Ví dụ:
- Nó chết một cái nhà tôi neo người quá, phải những như một mình tôi, thì tôi cũng ở
lại làng cùng anh em cơ đấy!
(Làng – Kim Lân)
Thử so sánh với câu:
(Tại) Nhà tôi neo người quá, chứ nếu chỉ có mình tôi tôi sẽ ở lại làng cùng anh em.
Có thể thấy “Nó chết một cái” có thể bỏ đi, hoặc thay bằng một từ “Tại” / “Vì”/
“Do”,.. và trợ từ “quá” cũng có thể lược mà không ảnh hưởng tới thông tin câu

14



nói, nhưng tác giả dùng chúng để thể hiện nỗi áy náy, sự không mong muốn của
ông Hai về hoàn cảnh nhà mình đồng thời cũng nhấn mạnh cái hoàn cảnh ấy.
“Phải những như” cũng được dùng thay vì “nếu” để kéo dãn câu nói, thể hiện sự bối
rối có chút tiếc nuối của ông Hai.
Trợ từ cuối câu cũng nhằm tăng sức biểu cảm cho câu nói và thể hiện sự “bất đắc dĩ”
trong quyết định của ông Hai.
Tuy chêm xen nhiều thành phần nhưng độ dài câu văn trong Phong cách khẩu ngữ
thường ngắn (khoảng 5- 25 âm tiết), cấu trúc nói chung khá đơn giản.
Phong cách khẩu ngữ cũng thường dùng các kết cấu cú pháp đặc biệt mà các phong
cách khác ít dùng
Ví dụ:
Kết cấu “động/tính từ - gì mà – động/ tính từ” để mỉa mai, chê trách, phủ định:
Mập gì mà mập thế.
Học bài gì mà bấm điện thoại suốt.
Chơi gì mà chơi!
1.6.4 Tu từ
Phong cách khẩu ngữ dùng nhiều phép tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, vật hoá,
thậm xưng, nhã ngữ, chơi chữ,… để tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời nói.
Biểu hiện thường thấy nhất là cách gọi tên một người với cái tên có thể gợi ra hình ảnh,
đặc điểm cụ thể ở người đó: con Tí Sún, lão Tư râu,…
Các diễn tả khoa trương cũng thường được sử dụng: đen như cột nhà cháy, đẹp
như tiên, chán không chịu được,..
1.6.5 Kết cấu diễn ngôn
Trong Phong cách khẩu ngữ, các phát ngôn không tập hợp thành một diễn ngôn
chặt chẽ , thống nhất về đề tài, chủ đề, logic mà liên kết phát ngôn hội thoại mang tính liên
tưởng tự do ( ngẫu hứng, chuyện nọ xỏ chuyện kia)
Ví dụ:
15



Đoạn trò chuyện giữa Tràng và người vợ nhặt tập hợp những phát ngôn không
liên kết, thống nhất quá chặt chẽ mà mang tính liên tưởng tự do, để tạo lượt lời
cho đối phương và tiếp tục phát triển cuộc trò chuyện:
 Sắp đến chưa?
 Sắp
 Nhà có ai không
 Có một mình tôi mấy u
 Đã một mình lại mấy u, bé lắm đấy!
 À nhỉ.
Câu chuyện xem chừng đã thân thân, hắn đi sát gần thị hơn, giơ cái chai con
vẫn cằm lăm lăm một bên tay khoe:
 Dầu tối thắp đây này
 Sang nhỉ
(Vợ nhặt – Kim Lân)

16


2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Vấn đề phân loại phong cách chức năng ở Việt Nam vẫn chưa tìm được tiếng nói
chung về số lượng phong cách và về thuật ngữ.
Giáo sư Ðinh Trọng Lạc phân loại phong cách chức năng tiếng Việt ra làm 5 loại :
Phong cách hành chính- công vụ, Phong cách khoa học, Phong cách báo chí- công luận,
Phong cách chính luận và Phong cách sinh hoạt hàng ngày. Theo giáo sư, lời nói nghệ
thuật không tạo ra phong cách chức năng riêng.
Giáo sư Cù Đình Tú khi phân loại phong cách chức năng đã liệt kê Phong cách
ngôn ngữ nghệ thuật như một loại phong cách chức năng. Hiện nay trong một số giáo
trình Phong cách học khác cũng công nhận Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là một loại
Phong cách chức năng. Chúng tôi cảm thấy điều này rất xác đáng, vì vậy trong phần nội

dung tiểu luận sau xin được trình bày về Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trên những
bình diện như các phong cách chức năng khác: Khái niệm, Các dạng biểu hiện, Chức
năng, Đặc trưng, Đặc điểm ngôn ngữ.
2.1 Khái niệm
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật còn được gọi bằng thuật ngữ “Phong cách văn
chương”, “Phong cách ngôn ngữ văn chương”.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là phong cách được sử dụng trong các tác phẩm
văn chương (bao gồm văn vần như thơ, ca dao, phú, tục ngữ, câu đối, câu đố, …; văn
xuôi nghệ thuật như bút ký, phóng sự, tuỳ bút, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản văn học,
… ) và các tác phẩm nghệ thuật có sử dụng ngôn từ (ca từ trong bản nhạc, lời thoại trong
kịch, lời thoại trong điện ảnh). Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật không có giới hạn nhất
định về đối tượng giao tiếp, không gian và thời gian giao tiếp.
Theo Cù Đình Tú thì ngôn ngữ văn chương trong dạng lý tưởng là sự thể hiện toàn
vẹn nhất, sáng chói nhất những bước phát triển của ngôn ngữ toàn dân

17


Phong cách ngôn ngữ văn chương tiếng Việt xuất hiện sớm và trải qua hai thời kỳ
là thời kỳ chỉ có văn chương truyền miệng và thời kỳ vừa có văn chương truyền miệng
vừa có văn chương viết (khoảng từ thế kỷ XV, chữ Nôm với Quốc âm thi tập).
2.2 Các dạng biểu hiện
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật biểu hiện ở cả dạng nói và dạng viết, biểu hiện cụ
thể qua các loại ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật: Ngôn ngữ tự sự trong truyện cổ tích,
truyện cười, truyện ngắn, tiểu thuyết (Tấm Cám, Thầy bói xem voi, Cánh đồng bất
tận…); Ngôn ngữ thơ trong thơ Đường luật, thơ tự do, ca dao… (“Thuật Hoài”, “Đất
Nước”…); Ngôn ngữ sân khấu như kịch, chèo… (Quan Âm Thị Kính, Romeo & Juliet).
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật biểu hiện chủ yếu ở văn bản nghệ thuật, bên cạnh
đó còn xuất hiện trong lời nói hằng ngày hoặc các phong cách ngôn ngữ khác.
Ví dụ:

Khi viết thư ( thuộc Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt), vẫn có trường hợp người ta
dùng ngôn ngữ trau chuốt, giàu tính hình tượng, sử dụng những biện pháp tu từ nghệ
thuật (nhân hoá, ẩn dụ/ hoán dụ nghệ thuật,…):
Anh nhớ Ánh lắm mà ngôn ngữ thì quá chật hẹp, quá cũ kĩ không chuyên chở nồi
sự nhớ nhung này. Nên anh đã nói đã nhắc mãi mỗi ngày mà anh vẫn chưa đỡ tí nhớ
nào,
Ngồi ở đây nhìn ra từng ô cửa kính rất lớn anh mơ hồ thấy mình như lạc về một
vùng đất nào mới sơ khai. Cả thành phố xanh rì những cây cối và từng khoảng đất đỏ.

Những bụi bờ dọc theo những con dốc đất đỏ ở đây anh vừa đi qua ban sáng và
thấy lá của hoa mặt trời xanh um. Anh ngắt gửi về Ánh một ngọn. Hoa thì vẫn chưa nở,
có lẽ hôm nào có mặt trời thì hoa mới bắt đầu hiện diện và cũng là mùa mà anh đã gọi
là sinh nhật của hướng dương.
(Thư Trịnh Công Sơn gửi Dao Ánh)
18


Trong văn bản chính luận ( thuộc Phong cách ngôn ngữ chính luận), vẫn có trường
hợp người ta sử dụng ngôn ngữ giàu tính hình tượng của Phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật:
“Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những
người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những
bể máu.” (Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)
2.3 Chức năng
2.3.1 Chức năng thông tin
Ngôn ngữ nghệ thuật phản ánh cuộc sống và con người, thể hiện nhận thức của nhà
văn, nhà thơ về thế giới cũng như về bản thân mình. Ngôn ngữ nghệ thuật cung cấp cho
người đọc những hiểu biết phong phú, đa dạng về lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội, phong
tục, tập quán, tâm lý, tư tưởng,.. của con người, quan hệ thẩm mỹ giữa con người và xã
hội. Nghệ thuật là một hình thức sắc bén giúp con người tiếp cận chân lý hiện thực và

chân lý cuộc sống.
Nói một cách cụ thể thì phong cách ngôn ngữ nghệ thuật cung cấp cho con người
những điều cơ bản nhất về đặc điểm, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng trong đời
sống xã hội.
2.3.2 Chức năng thẩm mĩ
Tạo dựng lên bức tranh về cái đẹp và giáo dục về cái đẹp cho con người đây là
chức năng trung tâm và là chức năng đặc thù nhất của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Sự thưởng thức văn chương nghệ thuật là một hoạt động tự nguyện, chủ yếu gắn
với nhu cầu về cái đẹp, muốn vươn tới lý tưởng, vươn tới sự hoàn thiện về tâm hồn và
nhân cách. Ngôn ngữ nghệ thuật có nhiệm vụ thõa mãn nhu cầu ấy thông qua phản ánh
quan niệm thẫm mỹ của con người, quan hệ thẫm mỹ giữa con người với thiên nhiên và
cuộc sống xã hội, bồi dưỡng, phát triển cho con người năng lực cảm thụ và sáng tạo thẫm
mỹ.
19


Qua đó chúng ta có thể thấy rằng yếu tố cơ bản của chức năng thẫm mỹ là biểu hiện
cái đẹp và khơi gợi nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người đọc, người nghe.
Ví dụ:
 Xét bài ca dao:
“ Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”
( Ca dao)
Chức năng thông tin: Nơi sinh sống, cấu tạo, hương vị, màu sắc, sự trong sạch của
cây sen.
Chức năng thẫm mỹ: Khẳng định cái đẹp có thể hiện hữu và bảo tồn ngay trong
những môi trường có nhiều cái xấu và trong những môi trường càng xấu thì cái đẹp
lại càng rạng rỡ và càng đáng được tôn vinh.

 Xét bài thơ “Bánh trôi nước” – Hồ Xuân Hương:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
(“Bánh trôi nước” - Hồ Xuân Hương)
Chức năng thông tin: Tác giả tả thực cái bánh trôi nước, làm bằng bột nếp, nhân
bằng đường phen (lòng son), dạng bánh “tròn”, sắc bánh “trắng”, được luộc trong
nồi nước sôi “bảy nổi ba chìm”.
20


Chức năng thẩm mỹ: Nữ sĩ viết về một món ăn dân tộc, với tất cả lòng yêu mến tự
hào bản sắc nền văn hóa Việt Nam. Bà không miêu tả bằng những từ ngữ thường
mà thông qua hình ảnh bánh trôi nước để nói lên thân phận người phụ nữ và thể
hiện tình cảm của bà dành cho người phụ nữ.
2.4 Đặc trưng
2.4.1 Tính hệ thống
Tác phẩm văn chương là một cấu trúc, chỉnh thể nghệ thuật trọn vẹn. Các thành tố
nội dung tư tưởng, tình cảm, hình tượng và các thành tố ngôn ngữ diễn đạt chúng phụ
thuộc lẫn nhau và phụ thuộc vào hệ thống nói chung.
Trong tác phẩm văn chương, có khi chỉ cần bỏ đi một từ hay thay bằng một từ
khác là đủ làm hỏng cả một câu thơ, phá tan nhạc điệu của nó và phủ nhận mối quan hệ
của nó với hoàn cảnh xung quanh. Một yếu tố ngôn ngữ không tự nó có được ý nghĩa
thẩm mĩ khi nó tồn tại một mình mà phải được kết hợp chặt chẽ với những yếu tố khác
và nằm trong một chỉnh thể tác phẩm. Chính là trên cái nền văn bản phù hợp mà từ ngữ
có thể thay đổi ý nghĩa: cũ kĩ hay mới mẻ, dịu dàng hay thâm độc, trang trọng hay hài
hước... Do vậy khi phân tích tác phẩm văn học cần chú ý đến tính hệ thống, phải đặt các
chi tiết, hình ảnh, từ ngữ... trong chỉnh thể tác phẩm để cắt nghĩa.
Ví dụ:

Chi tiết “bỏ quên cái áo trên cành hoa sen” trong bài ca dao “Tát nước đầu đình”
“Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen
Nhặt được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà”
Nếu tách câu “Để quên cái áo trên cành hoa sen” ra, ta sẽ thấy ngay điểm
vô lí đó là hoa sen đâu có cành, người ta muốn vắt áo thì sẽ tìm một nơi khác chắc
21


chắn hơn chứ không tìm một nơi yếu ớt như hoa sen, vả lại chiếc áo cũng có thể rơi
xuống nước bất cứ lúc nào.
Khi đặt câu ca dao này vào trong hệ thống đề tài giao duyên của đôi trai gái
yêu nhau, ta nhận thấy, trong các bài ca dao thuộc đề tài này thì bối cảnh của câu
chuyện sẽ do các nhân vật hư cấu như là cái cớ để bày tỏ, dãi bày tâm sự, đôi khi là
tỏ tình, cầu duyên. Ở đây nhân vật trữ tình tìm cớ là đi tát nước ở đầu đình và lúc
về thì bỏ quên chiếc áo trên cành hoa. Khi đặt câu ca dao này vào trong hệ thống
chỉnh thể toàn bài thì mục đích anh ta hướng đến là hai câu thơ sau, chứ không
phải kể lể, dãi bày về việc mất áo. Mất áo là cái cớ để tỏ tình: “Nhặt được thì cho
anh xin/ Hay là em giữ làm tin trong nhà”. Chàng trai đã khẳng định là cô gái đã
nhặt được cái áo, anh ta cũng bày tỏ ý định muốn xin lại, nhưng đấy cũng không
phải lời nói thật lòng, chỉ là cái cớ để anh ta hỏi dò về tâm ý của cô gái đối với tấm
chân tình của mình “Hay là em giữ làm tin trong nhà” là một câu nghi vấn, chàng
trai muốn ở cô gái một câu trả lời, một lời giải đáp cho tâm ý của anh ta. Và đến
đây, chàng trai đã bộc bạch hết tâm ý, cũng như tình cảm của mình đối với cô gái,
một cách rất ý nhị và kín đáo.
2.4.2 Tính hình tượng
Về phương diện nhận thức, thuật ngữ “hình tượng” chỉ những kết quả của hoạt
động nhận thức của con người, độc lập với hình thức của hình tượng (không chỉ những
hình tượng cụ thể mà cả những hình tượng trừu tượng: những khái niệm, những công

thức, những lý thuyết... Trong tâm lý học, người ta hiểu hình tượng trước hết là sự phản
ánh thực tế một cách cụ thể, cảm tính. Trong nghiên cứu văn học, “hình tượng” được xem
xét theo ba nghĩa: hình tượng như là một chi tiết có màu sắc, hình ảnh, một ẩn dụ hoặc
một hình thức chuyển nghĩa khác gắn với nghĩa bóng; hình tượng như là nhân vật văn
học và hình tượng như là một kiểu đặc biệt của nhận thức và phản ánh thế giới khách
quan. Cách giải thuyết thứ ba là cách giải thuyết chung nhất về hình tượng, còn hai cách

22


giải thuyết đều có thể coi là những phương tiện nhận thức và phản ánh một cách hình
tượng thực tế khách quan.
Trong ngôn ngữ học, đặc biệt trong phong cách học, tính hình tượng theo nghĩa
rộng nhất là thuộc tính của lời nói nghệ thuật, truyền đạt không chỉ thông tin logic mà còn
cả thông tin được được tri giác một cách cảm tính (cảm giác, tri giác, biểu tượng) nhờ hệ
thống những hình tượng ngôn từ. Hình tượng ngôn từ có thể được xây dựng bằng nhiều
mức độ ngôn ngữ, thậm chí một từ cũng có thể tạo nên hình tượng ngôn từ. Vì một từ
trong tác phẩm nghệ thuật không thể được coi ngang bằng như từ của ngôn ngữ thực
hành: trong văn bản nghệ thuật, từ nghệ thuật có hai bình diện theo khuynh hướng nghĩa
của mình, có mối tương quan đồng thời cả với những từ của ngôn ngữ văn hóa chung, cả
với những yếu tố của cấu trúc ngôn từ của văn bản nghệ thuật.
Ví dụ:
Từ “vũng” trong câu thơ của Nguyễn Đình Thi:
“Buổi chiều ứa máu
Ngổn ngang những vũng bom”
(“Buổi chiều vàm cỏ” – Nguyễn Đình Thi)
“Vũng bom” chứ không phải “hố bom”. Trong “vũng” có nét nghĩa thường
trực “có nước” mà từ “hố” không nhất thiết phải có. Chính nét nghĩa “có nước” tạo
nên sự cộng hưởng giữa từ “vũng” và từ “máu” trong câu đi trước. Sự cộng hưởng
đó dẫn đến một hình tượng liên tưởng có sức tố cáo mạnh mẽ: những vũng bom

đạn Mĩ đã trút xuống làng quê ta chính là những vũng máu.
Trên đây nói về hình tượng trong từ. Còn trong những đơn vị lớn hơn từ thì khái
niệm hình tượng có thể xác định như là một thể thống nhất của tạo hình và biểu đạt. Hình
tượng là một tín hiệu phức tạp trong đó xuất hiện với tư cách là bình diện nội dung, có sự
biểu đạt mới, không bị rút gọn lại ở cái được biểu đạt trước đó. Như trong những truyện
23


ngụ ngôn, người ta có thể phân biệt rạch ròi hai bình diện: tạo hình, tức miêu tả ít nhiều
cụ thể cái hoàn cảnh sinh hoạt nào đó và biểu đạt, tức một suy luận logic nào đó vốn
mang tính chất đạo đức, răn dạy.
Ví dụ:
Truyện ngụ ngôn “Cô gái vắt sữa”:
Sau khi vắt sữa xong, cô gái đội bình sữa trên đầu và đi về trang trại. Đi
được một đoạn là cô lại bắt đầu mơ mộng: "Đến bao giờ mình mới được mặc
những bộ váy mới nhỉ? Mình có thể dùng tiền bán bình sữa này để mua 300 quả
trứng gà. Trừ đi những quả bị ung thì ít nhất cũng nở được 250 con gà con. Mình
sẽ vỗ béo chúng, đến mùa thu chúng sẽ thành những con gà trống và gà mái béo
tốt, khi nào giá gà lên cao nhất, mình sẽ đem ra chợ bán. Tới lúc đó, mình sẽ kiếm
được rất nhiều tiền, đủ để mua một bộ váy mới thật đẹp. Mình sẽ mặc chiếc váy đó
trong đêm hội Giáng sinh. Các chàng trai trẻ sẽ tranh nhau cầu hôn mình, còn
mình sẽ lắc đầu từ chối bọn họ..." Tưởng tượng đến đây, cô gái vắt sữa lắc đầu
một cái. Thế là bình sữa trên đầu rơi xuống, sữa đổ ra lênh láng trên mặt đất .
Toàn bộ hình thức ngôn từ trên là bình diện tạo hình. Còn câu chuyện ngụ
ngôn có ý khuyên răn những người hay suy nghĩ viễn vông không lo đến công việc
trước mắt chứ không phải có mục đích khuyên người vắt sữa phải cẩn thận là bình
diện biểu đạt.
Trong Phong cách văn chương, địa vị của người phát ngôn không đóng vai trò
quyết định nhiều. Tính hình tượng của ngôn ngữ văn chương bắt nguồn từ chỗ đó là ngôn
ngữ của một chủ thể tư tưởng thẩm mĩ xã hội có tầm khái quát nhất định. Chính vì thế

ngôn ngữ văn chương dễ đi vào lòng người, nó trở thành ngôn ngữ của muôn người.
Những phương tiện của tính hình tượng trong nghĩa hẹp là những phương tiện tu từ
và những biện pháp tu từ. Nhưng không thể nói rằng tính hình tượng chỉ có thể nảy sinh
24


do việc sử dụng những phương tiện và biện pháp này mà những từ thông thường, không
có hình tượng cũng có thể trở thành những từ có tính hình tượng khi trong việc sử dụng
chúng, người ta phát hiện ra cá tính của chủ thể tác giả hoặc nhân vật.
2.4.3 Tính cá thể hoá
Tính cá thể hoá được hiểu là dấu ấn phong cách tác giả trong ngôn ngữ nghệ thuật.
Dấu ấn phong cách tác giả là cái thuộc về đặc điểm bản chất, thuộc về điều kiện bắt buộc
của Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Dấu ấn phong cách tác giả không có trong tác
phẩm văn bản chính luận, văn bản khoa học,… nhưng luôn có trong văn bản nghệ thuật.
Ngôn ngữ là phương tiện diễn đạt chung có tính xã hội rất cao nhưng sự vận dụng
ngôn ngữ là tuỳ thuộc cá nhân. Mỗi nhà văn do xu hướng, sở trường, thị hiếu, tập quán,
tâm lí xã hội, cá tính mà hình thành giọng nói riêng, cái vẻ riêng của ngôn ngữ khi tác giả
kể, dẫn chuyện hoặc nói về mình. Đây có thể gọi là dấu ấn sáng tác cá nhân của tác giả.
Mỗi tác giả lớn đều có một thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng, không thể lặp lại trong lịch sử
văn học.
Ví dụ:
Người đọc không thể nhầm lẫn giọng văn dạt dào cảm xúc của Nguyên
Hồng với giọng văn tả thực sắc sảo đậm đặc chất trào phúng của Vũ Trọng Phụng;
dễ dàng phân biệt giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế của Thạch Lam với giọng văn hồn
nhiên, hóm hỉnh của Tô Hoài và giọng văn cầu kì, uyên bác của Nguyễn Tuân.

Xét về mặt ngôn ngữ, phong cách tác giả thể hiện ở hai dấu hiệu:


Khuynh hướng ưa thích, sở trường sử dụng những loại phương tiện ngôn ngữ

nào đó của tác giả.
Ví dụ:

25