Lễ cấp sắc là gì

Là nghi lễ truyền thống quan trọng của đồng bào vùng cao, Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ có ý nghĩa to lớn đối với mỗi người đàn ông dân tộc. Đây là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của một người đàn ông Dao Đỏ, đồng thời là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người đồng bào dân tộc. Vậy thật ra Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ có gì đặc biệt, hôm nay hãy cùng tìm hiểu với MIA.vn nhé.

Thật ra Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ không được tổ chức vào một ngày cụ thể nào cả. Khác hẳn với những lễ hội khác của đồng bào dân tộc nơi vùng cao Yên Bái, chẳng hạn như Lễ hội Lồng tồng của người Tày ở Kiến Thành hay Lễ hội Xên Mường của đồng bào Thái – Mường Lò, Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ được tổ chức dành riêng cho một người mà thôi. Đây là nghi lễ đóng vai trò quan trọng trong nếp sống sinh hoạt xã hội, gia đình của người Dao nên sẽ được tổ chức khi người đàn ông trong gia đình đến tuổi trưởng thành.

Xem thêm: Lễ hội đình làng Dọc - Ngày hội đậm đà màu sắc của người Tày cổ

Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ, hay còn gọi là Lễ Lập tịnh, đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với mỗi người đàn ông sống tại những bản làng nơi vùng cao Tây Bắc. Đây là ngày họ được công nhận trưởng thành cả về mặt vật chất lẫn tinh thần nên rất được quan tâm và coi trọng. Theo quan niệm của người Dao Đỏ, đây là ngày lễ để người đàn ông của gia đình, dòng tộc nhận được sự công nhận của các vị thần linh và cả âm binh, đồng thời có thể bắt đầu theo nghiệp thầy cúng khi xong lễ.

Không chỉ là dịp công nhận sự trưởng thành của người đàn ông trong dòng tộc, Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ còn thể hiện đạo lý làm người, hướng mọi người đến cái thiện và luôn ghi nhớ công ơn to lớn của tổ tiên và phải biết nhớ về cội nguồn, gốc rễ của mỗi người. 

Chính vì lẽ này nên Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ đã trở thành một tục lệ phổ biến và bắt buộc đối với tất cả người đàn ông của dòng tộc. Họ rất coi trọng ngày lễ này và đặc biệt, ngay từ khi mới sinh ra thì những người đàn ông của gia đình, dòng tộc đã đều có mong muốn được tổ chức ngày lễ cấp sắc, được cấp sắc và cấp sắc bậc cao. 

Lễ cấp sắc là gì

Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ hàm ý những quan niệm về giáo dục, triết lý nhân sinh

Lễ cấp sắc là gì

Các thầy ra ngoài sân lễ dùng tù và gọi Ngọc Hoàng, thông báo bắt đầu vào lễ chính và thỉnh Ngọc Hoàng chứng giám

Nếu có dịp đến với vùng cao Yên Bái và ghé đến nơi bản làng của đồng bào dân tộc Dao, bạn sẽ có cơ hội nghe những vị già làng kể lại truyền thuyết xoay quanh nghi lễ này. Tương truyền rằng trước kia, khi người Dao vẫn đang sinh sống yên bình nơi các triền núi thì bỗng dưng ma quỷ đua nhau xuất hiện và quấy rối. Chúng không chỉ ăn thịt các loại vật nuôi, gia súc, phá hoại mùa màng mà còn giết hại bà con nữa. Điều này đã khiến cho đời sống của người Dao rơi vào cảnh khốn cùng và nguy ngập. 

Không thể để yên cho lũ quỷ lộng hành chốn dương gian, Ngọc Hoàng đã sai quân lính nhà trời xuống trừ họa cho người Dao. Đáng tiếc thay, quân trời cứ tiêu diệt lũ quỷ ròng rã suốt ba tháng nhưng vẫn không thể đuổi hết chúng được. Thấy vậy, ngọc Hoàng bèn sai các vị thần truyền phép thuật cho những người đàn ông trong buôn làng, cấp cho họ một đạo sắc để cùng quân binh nhà trời xuống trần gian diệt trừ ma quỷ. 

Nhờ có sự đoàn kết giữa quân binh nhà trời và người trần mà lũ quỷ đã bị tiêu diệt sạch sẽ. Từ đó, để phòng lũ quỷ có ngày quay lại quấy phá, Ngọc Hoàng đã ban lệnh cấp sắc cho những người đàn ông làm chủ gia đình để họ có thể bảo vệ người thân và cả dòng tộc của mình. Chính từ lúc ấy, Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ đã ra đời và được bao thế hệ đồng bào dân tộc gìn giữ, lưu truyền cho đến tận ngày nay.

Là nghi lễ bắt buộc của cộng đồng, thế nên Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ sẽ được tổ chức theo phạm vi mở, có thể là cá nhân, nhiều cá nhân trong cùng một gia đình, dòng tộc. Hoặc họ cũng sẽ tổ chức lễ cùng lúc cho tập thể nhiều gia đình, dòng tộc và bản làng khác nhau nữa. Chính vì thế nên Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ cũng được phân chia thành nhiều cấp bậc khác nhau.

Trong đó, bậc đầu tiên sẽ được cấp 3 đèn với 36 binh mã; bậc thứ hai được cấp 7 đèn và 72 binh mã; bậc ba được cấp 12 đèn và 120 binh mã. Riêng lễ cấp sắc 3 đèn và 7 đèn sẽ thường được tổ chức thường xuyên hơn trong cộng đồng. Điều này sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu và điều kiện của từng gia đình, dòng tộc. Trong khi đó, nghi lễ cấp sắc 12 đèn được coi là bậc có quy mô lớn hơn nên chỉ được tổ chức vào khoảng thời gian hai mươi, ba mươi năm một lần.

Theo quan niệm của đồng dào dân tộc Dao, người có cấp sắc càng cao thì họ chính là niềm vinh dự lớn của cả gia đình và dòng tộc. Chính vì lẽ này nên những người đan ông Dao Đỏ phải liên tục học hỏi, trau dồi và bồi dưỡng trong suốt cuộc đời, cốt để được cấp sắc cao hơn, mang lại vinh dự cho gia đình, dòng tộc.

Thông thường, vào khoảng thời gian trước khi diễn ra Lễ cấp sắc của người Đao Đỏ, các cặp vợ chồng phải cùng nhau chuẩn bị các loại lễ vật, đồ dùng từ sớm. Mâm lễ vật được bày trong ngày lễ quan trọng này bao gồm lợn, mía, hương, thóc, gạo, v.v cùng các vật dụng đời sống thường ngày, bao gồm chăn, chiếu, ghế, chậu rửa, v.v. Các lễ vật này phải được lựa chọn kỹ càng, đảm bảo lễ vật dâng lên thần linh có chất lượng tốt nhất, bởi đây là điều liên quan mật thiết đến yếu tố linh thiêng, trang trọng trong suốt buổi lễ.

Ngoài các lễ vật do gia đình đích thân chuẩn bị, nếu muốn quy mô lễ lớn và long trọng hơn, gia chủ có thể đứng ra huy động mọi người đóng góp. Những gia đình tham dự lễ có thể mang thêm nào lương thực, thực phẩm để hỗ trợ phần nào phần đãi tiệc sau lễ giúp gia chủ, bởi lượng người tham dự và khách mời trong ngày diễn ra Lễ cấp sắc cảu người Dao Đỏ tương đối đông.

Ngoài ra, người được cấp sắc phải tuân thủ 10 điều cấm và 10 điều nguyện theo nền văn hóa truyền thống của cộng đồng trước khi tiến hành tổ chức lễ. Ngoài ra, trong vòng một tuần trước ngày diễn ra lễ chính thức, những người được cấp sắc tuyệt đối không to tiếng với bà con, họ hàng xóm làng. Họ cũng không được nói tục, chửi bậy và cả quan hệ vợ chồng nữa. Bấy nhiêu đó đã đủ nói lên tầm quan trọng và ý nghĩa thiêng liêng của ngày lễ cấp sắc đối với đồng bào dân tộc Dao Đỏ.

Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ sẽ diễn ra liên tục trong 3 ngày 3 đêm, kéo dài từ ngày 9 đến ngày 12 tháng Mười Một âm lịch. Buổi lễ có sự tham gia làm lễ của 13 thầy, gồm 3 thầy cả và 10 thầy thành viên. Các thầy cả sẽ đến trước để hướng dẫn các nghi thức lễ, phân công nhiệm vụ cho từng người cụ thể và 10 thầy thành viên sẽ đến vào ngày hôm sau.

Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ được tổ chức liên tục với một loạt những loại lễ nghi quan trọng, bao gồm: Lễ đón thầy, Lễ dâng đèn, Lễ đưa các trò đi gặp Ngọc Hoàng, Lễ lên đàn cấp dấu, Đặt pháp danh (tên âm), Lễ đón hình mã trở về và thu quân, Lễ đi trên đá nóng, Lễ hóa vàng và Lễ cấp bằng.

Ngoài ra, trong những ngày diễn ra Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ, người đồng bào dân tộc còn biểu diễn các bài múa đan xen giữa yếu tố lao động và tôn giáo, thể hiện sự giao hòa của hai cõi âm – dương. Bầu không khí du dương tiếng nhạc với các điệu múa góp phần làm tô đậm sự linh thiêng trong suốt những ngày diễn ra lễ. Đặc biệt hơn, trong ngày này, người Dao sẽ tổ chức các điệu múa truyền thống, bao gồm Múa gậy, Múa lên hương, Múa rùa. Các điệu múa chính là lời trình báo với tổ tiên, Bàn Vương phù hộ cho bản làng sung túc, ấm no, mùa màng bội thu.

Lễ cấp sắc là gì

Thầy cúng tổ chức Lễ dâng đèn với mục đích thông báo tên tuổi, chức vụ của người chuẩn bị được cấp sắc

Lễ cấp sắc là gì

Kết thúc lễ, các thầy cúng sẽ dẫn trò lên Tồ sên (Thiên đình) để nhận dấu ấn của Ngọc Hoàng và ra mắt cõi âm

Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ là minh chứng rõ nét của quan niệm cộng đồng về thế giới tâm linh, đồng thời thể hiện rõ nét cho bản sắc văn hóa độc đáo của người dân tộc. Nếu có dịp về vùng cao Yên Bái đúng ngày diễn ra lễ hội, nhất định phải ghé đến tham gia bạn nhé!

Bảo Ngọc

Nguồn: Tổng hợp | Photo: TTXVN

Đối với dân tộc Dao, tục cấp sắc là nghi lễ quan trọng nhất trong đời người và sau lễ này, người được đặt tên sẽ có thần quyền cũng như tiếng nói trong xã hội, dân bản của đồng bào Dao.

Trong xã hội - gia đình đồng bào dân tộc Dao, lễ cấp sắc - Lễ đặt tên thánh sư (tên âm) cho con trai đến tuổi trưởng thành. Lễ cấp sắc (còn gọi là lễ lập tịnh, lễ chẩu đàng). Tiếng Dao gọi là "Quá tăng, Tẩu sai hay là Phùn voòng" dịch sang tiếng Việt là cấp đèn. Lễ cấp sắc của người Dao Tiền thường được tổ chức vào tháng 11, 12 hoặc tháng 1, 2 (âm lịch) hàng năm, thời điểm lúc nông nhàn, tại gia đình người được cấp sắc, mời dân làng đến giúp hành lễ và mở hội cho cộng đồng ngay tại nhà mình.

Lễ cấp sắc là gì

Gia đình người Dao Tiền ở Bản KM số 5 (Mộc Châu - Sơn La), đang làm lễ đặt tên cho con trai đầu lòng

Cấp sắc không chỉ là một tục lệ rất phổ biến mà còn là bắt buộc đối với tất cả mọi đàn ông dân tộc Dao. Người nào được cấp sắc sau này chết, hồn mới được về đoàn tụ với tổ tiên. Cấp sắc cũng còn có nghĩa là lễ "khai sinh" hay lễ nhận lấy tên của thánh thần ban định cho, cho nên những bản cấp sắc còn có ý nghĩa như là một "giấy thông hành" để sau khi chết có thể về ngay thế giới bên kia mà không phải qua kiếp bị đoạ đầy ở âm phủ. Người nào được cấp sắc mới được xã hội coi là người lớn, người chưa được cấp sắc dù tuổi có già cả như thế nào đi nữa vẫn bị coi là trẻ con, và khi chết thì hồn cũng không được siêu thoát. Đồng bào Dao có lòng tin sâu sắc rằng được cấp sắc thì làm ăn mới được may mắn, sinh hoạt mọi mặt mới được thuận lợi, dòng họ dân tộc mới phát triển. Vì thế, dù tốn kém như thế nào đồng bào Dao cũng tổ chức bằng được nghi lễ này.          

Người ta làm lễ cấp sắc lần lượt theo thế hệ và thứ bậc: Ông, bố, anh, em… Độ tuổi được cấp sắc của người Dao là từ 12 đến 16 tuổi trở lên và chỉ cấp sắc cho con trai chưa có vợ. Riêng với người Dao Quần Chẹt chỉ được cấp sắc sau khi có vợ

Thực hiện một lễ cấp sắc đòi hỏi gia đình người thụ lễ phải chuẩn bị rất công phu và tốn kém như: Gạo, thịt, rượu, quần áo, tranh thờ, nhạc cụ truyền thống… thời gian chuẩn bị dài hay ngắn phụ thuộc vào kinh tế mỗi gia đình, có nghi lễ chuẩn bị 5 năm, 10 năm, có khi cả đời người.

Lễ cấp sắc có nhiều thang bậc khác nhau. Tùy theo từng cấp độ cấp sắc mà số lượng thầy được thỉnh mời có khác nhau, đơn giản nhất là lễ "Quá tăng" thực hiện trong 1 ngày 2 đêm và cấp 3 đèn, 36 âm binh và chỉ cần 3 thầy làm lễ (1 thầy chính và 2 thầy phụ), các thầy này phải là những người đã được cấp sắc tương đương với người thụ lễ trở lên và phải lớn tuổi hơn người thụ lễ dù chỉ 1 ngày. Ngoài các thầy, trong lễ cấp sắc còn phải mời 3 nam, 3 nữ thiếu niên mặc quần áo dân tộc để hát trong một số nghi lễ. Trước khi đến nhà người thụ lễ, thầy phải vệ sinh thân thể sạch sẽ, cúng tổ tiên để thông báo xin giúp đỡ, đồng thời chuẩn bị đồ nghề. Trước khi ra cửa phải thắp 3 nén hương, yểm bùa, đọc thần chú để đem quân âm binh đi theo trợ giúp. Dọc đường đến nhà người thụ lễ, mỗi lần qua sông thầy phải dùng gậy tầm xích vớt nước lên đưa vào mồm khấn để trừ ma quỷ. Đến đầu làng người thụ lễ, thầy phải cúng khấn thần làng (thổ địa) với nội dung mong các thần cai quản làng bản cho phép vào làng làm việc, sau đó đốt tiền vàng gửi cho thổ thần. Đến gần nhà người thụ lễ, thầy rút mảnh giấy nhỏ cắt hình đuôi én, trên có vẽ hình quái đản, câu phù chú bằng chữ Nôm Dao, niệm vào đó để thu tà đạo, vong hồn có ý phá rối đám cấp sắc nhốt vào ngục tối.

Lễ cấp sắc là gì

Sau lễ này, các cậu bé chính thức trở thành người đàn ông có thực thụ

Đối với người Dao Tiền, Lễ cấp sắc bao gồm 8 nghi lễ chính: Cúng chấp panh: Tức thông báo cho tổ tiên người thụ lễ biết để tiếp ma và âm binh của các thầy, yêu cầu các ma phù hộ; Lễ treo tranh (hay còn gọi là lễ thả tranh) các tranh được treo gồm có: Tranh tam thanh, tranh Ngọc Hoàng, tranh tứ phủ công đồng... Thả tranh xong, thầy và người thụ lễ làm lễ "Sính miền" tức mời ma, thánh thần chứng giám buổi lễ; Lễ khai đàn: Là để khai sáng lễ cấp sắc, răn đe những kẻ có ác ý phản thầy, phản chủ; Lễ đặt tên âm (hay còn gọi là lễ đổi tên). Đây là nghi lễ rất quan trọng, bắt buộc trong đời người con trai Dao. Người Dao có tập tục khi mới sinh chỉ đặt tạm cho có tên để gọi. Khi làm lễ cấp sắc, họ phải đổi tên mới - tên mật; Lễ cấp đèn, hạ đèn và cấp âm binh; Lễ cấp đạo sắc: Đạo sắc này coi là bằng chứng để người thụ lễ được phép thực hiện các nghi lễ cúng bái và có vị thế trong xã hội người Dao; Lễ cúng Bàn Vương: Được diễn ra vào ngày cuối của lễ cấp sắc, trong lễ này cả người thụ lễ và người dự lễ đều được nghe truyền thuyết, nguồn gốc dân tộc mình; Lễ hội 36 ca khúc: Trong lễ này ba cặp thanh niên nam nữ sẽ hát các ca khúc truyền thống của dân tộc Dao với nhiều thể loại khác nhau như ca ngợi cảnh đẹp quê hương, sự hẹn hò trai gái... cứ mỗi tiết mục họ lại chúc rượu nhau, cuộc vui cứ thế kéo dài./.

Người Dao (các tên gọi khác: Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu v.v) là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc ở Việt Nam với số dân là 751.067 người (2009). Ở Việt Nam, người Dao tuy có dân số không đông nhưng các bản làng của họ trải rộng tại các miền rừng núi phía Bắc (Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang,...) đến một số tỉnh trung du như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và miền biển Quảng Ninh (người Dao Thanh Y).

Vụ Văn hóa dân tộc