Người vẽ huy hiệu đoàn là ai

Huy hiệu, cờ Đoàn, Đoàn ca, áo thanh niên Việt Nam gắn liền với lớp lớp thế hệ thanh niên Việt Nam. Hãy tìm hiểu về tác giả huy hiệu Đoàn và ý nghĩa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Mục tiêu chung đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được thành lập ngày 26/3/1931, là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời là lực lượng xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam.

Đây là một tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Hệ thống tổ chức của Đoàn gồm 4 cấp: cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp cơ sở. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 

Hiện nay, lá cờ Đoàn có nền màu đỏ, hình chữ nhật, với chiều rộng bằng hai phần ba (2/3) chiều dài, ở giữa có hình huy hiệu Đoàn với đường kính huy hiệu bằng hai phần năm (2/5) chiều rộng cờ. Ngoài ra, Cờ Đoàn Thanh Niên cũng có thể thêm tua rua vàng xung quanh. Cờ Đoàn đại diện cho sức mạnh, sự đoàn kết và ý chí của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Người vẽ huy hiệu đoàn là ai
Người vẽ huy hiệu đoàn là ai
Tìm hiểu tác giả huy hiệu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Xem thêm: Hồ Xuân Hương là ai? Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp

Tác giả huy hiệu Đoàn là ai?

Tại Đại hội đại biểu thanh niên toàn quốc năm 1951 được tổ chức ở Việt Bắc, cán bộ Trung ương Đoàn các cấp muốn đoàn viên có một chiếc huy hiệu với biểu trưng riêng. Do đó, họa sĩ Huỳnh Văn Thuận và họa sĩ Tôn Đức Lượng được Trung ương Đoàn giao trách nhiệm sáng tác mẫu huy hiệu Đoàn. Hai mẫu của hai họa sĩ đã được thông qua và đưa tới Bác Hồ duyệt. Sau đó, Bác Hồ đã duyệt mẫu của họa sĩ Huỳnh Văn Thuận. Ở dưới bản vẽ, Bác còn đề dòng chữ: “Thanh niên tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên”.

Tác giả huy hiệu Đoàn đã vẽ hình ảnh một cánh tay nắm chắc lá cờ Tổ quốc tiến lên với ngụ ý thanh niên là một lực lượng quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Từ khi ra đời đến nay, chiếc huy hiệu Đoàn đã theo bao lớp đoàn viên. Đó cũng là niềm tự hào của các thế hệ thanh niên Việt Nam với bạn bè quốc tế. Mặc dù trong từng giai đoạn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh mang trong mình những nhiệm vụ lịch sử chính trị và tên gọi khác nhau, nhưng chiếc huy hiệu đoàn vẫn giữ nguyên biểu trưng cùng bao thế hệ thanh niên Việt Nam.

Ý nghĩa của huy hiệu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận đã thiết kế huy hiệu Đoàn có hình tròn, trên nền sọc xanh lá và trắng là hình ảnh một cánh tay nắm chắc lá cờ Tổ quốc hướng đi lên. Chạy xung quanh hình tròn lớn là dòng chữ “ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH”. Thông qua đó, tác giả huy hiệu Đoàn muốn biểu thị sức mạnh và ý chí của của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bên cạnh đó, huy hiệu Đoàn thể hiện tinh thần xung kích, tiên phong, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói về huy hiệu Đoàn: “Huy hiệu Đoàn thanh niên là tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên, ý nghĩa của nó là thanh niên phải xung phong gương mẫu trong mọi lĩnh vực công tác, trong học tập, lao động và rèn luyện đạo đức cách mạng. Thanh niên phải thành một lực lượng to lớn và vững chắc trong công cuộc kháng chiến kiến quốc, đồng thời phải vui vẻ, hoạt bát…”.

Người vẽ huy hiệu đoàn là ai
Người vẽ huy hiệu đoàn là ai
Tìm hiểu tác giả huy hiệu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Xem thêm: Giới thiệu một số tiểu thuyết đặc sắc của tác giả Đinh Mặc

Hoàn cảnh ra đời bài hát Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

THANH NIÊN LÀM THEO LỜI BÁC

Nhạc và lời: Hoàng Hòa

Kết liên lại Thanh niên chúng ta cùng nhau đi lên

Giơ nắm tay thề, gìn giữ hòa bình độc lập tự do

Kết liên lại Thanh niên chúng ta cùng quyết tiến bước

Đánh tan quân thù, xây đắp cuộc đời hạnh phúc ấm no

Đi lên Thanh niên chớ ngại ngần chi

Đi lên Thanh niên làm theo lời Bác: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên”.

Năm 1953, khi Bác Hồ đi chiến dịch Đông Khê và đã đến thăm đơn vị thanh niên xung phong làm đường, Bác căn dặn thanh niên “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí cũng làm nên”. Bài thơ ấy đăng trên báo Cứu quốc và sau đó đã được nhạc sĩ Hoàng Hòa đem phổ nhạc.

Tháng 7/1954, tại Hội nghị cán bộ Đoàn toàn quốc, bài hát này lần đầu tiên được giới thiệu và ngay lập tức đã trở nên phổ biến. Bài hát đã đi theo đoàn quân tiếp quản Thủ đô và lan truyền qua nhiều thế hệ thanh niên. Tại đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 6 (15-18/10/1992), bài ca “Thanh niên làm theo lời Bác” được quyết định chọn là bài ca chính thức của Đoàn.

Tổng hợp

Họa sỹ Huỳnh Văn Thuận là một trong những họa sỹ của thế hệ đầu tiên của Mỹ thuật Việt Nam. Ông là người đã vẽ Huy hiệu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và chân dung Bác Hồ trên tờ tiền Việt Nam.

Sinh ra trong một gia đình không có truyền thống hội họa, học hết PTTH, vì nhà nghèo không có tiền để tiếp tục theo học văn hóa, ông Thuận quyết định chuyển sang học nghề bằng cách thi vào Trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định và đỗ đầu. Khi đang học năm thứ 3, ông lại "nhảy cóc" một năm để thi thẳng vào Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương rồi trở thành sinh viên xuất sắc thứ 2 trong trường.

Người vẽ huy hiệu Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Năm 1951, Đoàn Thanh niên được gọi với tên Đoàn Thanh niên Cứu quốc, rất cần thiết phải có huy hiệu với biểu trưng riêng để tỏ rõ tính tiên phong của Đoàn. Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận và họa sĩ Tôn Đức Lượng được tổ họa sĩ của Trung ương Đoàn giao trách nhiệm sáng tác mẫu Huy hiệu Đoàn.

Đây là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng với mục tiêu cao cả là phải truyền tải được tinh thần Đoàn Thanh niên Cứu quốc cũng như ý chí mạnh mẽ của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn lịch sử đặc biệt này nên đòi hỏi người nghệ sỹ sẽ phải sáng tác với tâm huyết cũng như tinh thần trách nhiệm rất cao.


Người vẽ huy hiệu đoàn là ai

Biểu tượng Đoàn thanh niên Cứu quốc – nay là Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh


Trong hai mẫu của hai họa sĩ đưa tới, Bác Hồ đã lựa chọn mẫu của họa sĩ Huỳnh Văn Thuận làm huy hiệu chính thức của Đoàn thanh niên Cứu quốc.

Bác Hồ còn đề bên dưới bản vẽ của ông dòng chữ: "Huy hiệu Đoàn thanh niên là tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên, ý nghĩa của nó là thanh niên phải xung phong gương mẫu trong mọi lĩnh vực công tác, trong học tập, lao động và rèn luyện đạo đức cách mạng. Thanh niên phải thành một lực lượng to lớn và vững chắc trong công cuộc kháng chiến kiến quốc, đồng thời phải vui vẻ, hoạt bát...".

Với tác phẩm Huy hiệu Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (TNCS HCM), họa sỹ Huỳnh Văn Thuận đã tạo một dấu ấn rõ nét của mình trong nền mỹ thuật cách mạng Việt Nam.

Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận xúc động nhớ lại: "Lúc ấy, tôi chỉ nghĩ một điều rất đơn giản và tâm huyết rằng lớp thanh niên đặc biệt là đoàn viên là những người tiên phong đi đầu cầm lá cờ đỏ sao vàng tiến lên dưới sự lãnh đạo vẻ vang của Đảng, của Đoàn . Học tập lao động và chiến đấu vì tổ quốc thân yêu. Từ ý tưởng ấy tôi chọn bàn tay cầm ngọn cờ phần phật tung bay trong tư thế sẵn sàng tiến bước”.

Người vẽ chân dung Bác Hồ trên đồng tiền Việt Nam

Người vẽ huy hiệu đoàn là ai

Hoạ sỹ là người vẽ chân dung Bác Hồ trên đồng tiền Việt Nam.


Sau thành công của chiếc huy hiệu Đoàn TNCS, họa sỹ Huỳnh Văn Thuận lại nhận một nhiệm vụ bí mật đặc biệt quan trọng là cùng các họa sỹ Lê Phả, Bùi Trang Chước thành nhóm vẽ đồng tiền riêng của Việt Nam.

Trong điều kiện tuyệt đối bí mật, nhóm họa sỹ đã mất nhiều tháng khảo sát, nghiên cứu thật kỹ lưỡng, đúc kết, chắt lọc từ những hình ảnh tinh hoa của đất nước nhằm thể hiện ý chí, quyết tâm của quân dân cả nước trên đồng tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận kể: "Công việc vẽ tiền phải tuyệt đối bí mật, thậm chí cả vợ con cũng không được biết. Do yêu cầu của tờ tiền là phải tinh xảo đến mức tối đa để tránh làm giả nên tôi vừa đeo kính, lại vừa phải soi kính lúp để nét vẽ suông, nhỏ và đều nhau. Chúng tôi cũng mất nhiều tháng lên các đền chùa để tham khảo phục trang của người dân tộc để nét hoa văn trên tờ tiền mang bản sắc Việt Nam".

Họa sỹ Huỳnh Văn Thuận đặc biệt đảm nhiệm một nhiệm vụ quan trọng là thể hiện chân dung của Bác Hồ trên đồng tiền quốc gia. Do công nghệ thời đó còn lạc hậu, thô sơ nên công tác bảo mật trên đồng tiền chủ yếu dựa vào tạo hình của người họa sỹ.

Nét vẽ của ông đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được tính bảo mật một cách tinh tế, khéo léo. Hình ảnh Bác được phác họa chân thực, phong thái khoan thai, giản dị của một lãnh tụ gần gũi với người dân, toát nên được vẻ nhân từ, khoan dung của Bác.

Cũng chính trong thời gian được gần Bác Hồ, hình ảnh Bác đã lôi cuốn họa sỹ Huỳnh Văn Thuận và ông đã dần trở thành họa sỹ chuyên vẽ về Bác Hồ.

Với phong cách vẽ đầy tinh tế của mình, họa sỹ đã cho công chúng được chiêm ngưỡng thần thái uy nghiêm nhưng giản dị của Bác, người xem dường như có thể cảm nhận rõ nét sự gần gũi, thân thương cũng như sự hiền từ , dịu dàng trong tính cách của người Cha già dân tộc tràn đầy tình yêu thương đồng bào.

Tranh có hình tượng Bác Hồ đem đến cho nhân dân, chiến sĩ nơi chiến trường một niềm tin vào sự tất thắng Đây có lẽ là sự thành công, là đỉnh cao mà ông đã đạt được trong nghệ thuật.

Năm 1974, ông được bầu làm Cục trưởng Cục Mỹ thuật miền Nam. Cuối năm 1976, ông được điều chuyển về Hà Nội. Ông làm Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Bộ Văn hóa - Thông tin từ năm 1977 – 1979, Ủy viên Ban chấp hành - Phó Tổng Thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam khoá I, II (1957 - 1989).

Trong quá trình công tác, ông đã được tặng: Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mĩ cứu nước hạng Nhất, Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam, Huy chương Vì thế hệ trẻ, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Hoạ sĩ Huỳnh Văn Thuận đã được nhiều giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, Triển lãm Tranh cổ động toàn quốc…

(Theo Giáo dục & Thời đại)