Lòng dân tác giả là ai

Bạn đang tìm hiểu về Tác Giả Của Bài Tập Đọc Lòng Dân Là Ai, hôm nay chúng tôi chia sẻ đến bạn nội dung Top 18+ Tác Giả Của Bài Tập Đọc Lòng Dân Là Ai được team mình tổng hợp và biên tập từ nhiều nguồn trên internet. Hy vòng bài viết về chủ đề Tác Giả Của Bài Tập Đọc Lòng Dân Là Ai hữu ích với bạn.

Soạn bài Lòng dân trang 24 giúp các em dễ dàng chuẩn bị trước 4 câu hỏi bài tập đọc Lòng dân, cũng như hiểu hơn được ý nghĩa của bài tập đọc lớp 5 tuần 3 Tiếng Việt 5 Tập 1.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Lòng dân

Nhân vật: Dì Năm – 29 tuổi

 An -12 tuổi, con trai dì Năm

                 Chú cán bộ

                 Lính

                 Cai

Cảnh trí: Một ngôi nhà nông thôn Nam Bộ. Cửa nhà quay vào phía trong sân khấu. Bên trái kê một cái bàn, hai cái ghế. Bên phải là một chõng tre, trên có mâm cơm.

Thời gian: Buổi trưa.

Má con dì Năm đang ăn cơm thì một chú cán bộ bị địch rượt bắt chạy vô. Dì Năm chỉ kịp đưa chú một chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm. Vừa lúc ấy, một tên cai và một tên lính chạy tới.

Cai: – Anh chị kia!

Dì Năm: – Dạ, cậu kêu chi?

Cai: – Có thấy một người mới chạy vô đây không?

Dì Năm: – Dạ, hổng thấy.

Cán bộ: – Lâu mau rồi cậu?

Cai: – Mới tức thời đây.

Cai: – Thiệt không thấy chớ? Rõ ràng nó quẹo vô đây (vẻ bực dọc). Anh nầy là…

Dì Năm: – Chồng tui. Thằng nầy là con.

Cai: – (Xẵng giọng) Chồng chị à?

Dì Năm: – Dạ, chồng tui.

Cai: – Để coi. (Quay sang lính) Trói nó lại cho tao (chỉ dì Năm). Cứ trói đi. Tao ra lịnh mà (lính trói dì Năm lại).

An: – (Ôm dì Năm, khóc òa) Má ơi má!

Cán bộ: – (Buông đũa đứng dậy) Vợ tôi…

Lính: – Ngồi xuống! (Chĩa súng vào chú cán bộ) Rục rịch tao bắn.

Dì Năm: – Trời ơi! Tui có tội tình chi?

Cai: – (Dỗ dành) Nếu chị nói thiệt, tôi thưởng. Bằng chị nhận anh này là chồng, tôi bắn chị tức thời, đốt luôn cái nhà này nữa.

Dì Năm: – Mấy cậu… để tui…

Cai: – Có thế chớ! Nào, nói lẹ đi!

Dì Năm: – (nghẹn ngào) An… (An “dạ”). Mầy qua bà Mười… dắt con heo về…, đội luôn năm giạ lúa. Rồi … cha con ráng đùm bọc lấy nhau.

(còn nữa)
Theo NGUYỄN VĂN XE

Lòng dân tác giả là ai

  • Cai: Chức thấp nhất trong quân đội thời trước, chỉ xếp trên lính thường.
  • Hổng thấy (tiếng Nam Bộ): Không thấy.
  • Thiệt (tiếng Nam Bộ): thật.
  • Quẹo vô (tiếng Nam Bộ): rẽ vào.
  • Lẹ (tiếng Nam Bộ): nhanh.
  • Ráng (tiếng Nam Bộ): cố, cố gắng.
  • Ngắt giọng, phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật.
  • Đúng ngữ điệu các loại câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm nghĩ trong bài.
  • Giọng thay đổi linh hoạt phù hợp với tính cách từng nhân vật, từng tình huống.

Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?

Trả lời:

Chú cán bộ bị địch (một tên cai, một tên lính) rượt bắt. Chú đã chạy vào nhà dì Năm. Hai má con dì Năm đang ăn cơm. Chú cán bộ được dì Năm che chở.

Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?

Trả lời:

Trong tình huống nguy hiểm, dì Năm chỉ kịp đưa cho chú một chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, coi như người ruột thịt trong nhà. Và coi như cả gia đình đang quây quần ăn cơm vào bữa trưa như mọi gia đình khác. Như vậy, lũ giặc rất khó bắt bẻ được và chỉ có cách đó mới cứu được chú cán bộ.

Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích nhất? Vì sao?

Trả lời:

* Những chi tiết trong đoạn kịch làm em thích nhất:

a) Dì Năm đấu trí với địch rất khôn khéo để bảo vệ chú cán bộ.

– Khi bọn giặc chạy vào nhà dì Năm, và tên cai hỏi dì Năm có thấy ai chạy vô đây không, thì dì Năm vờ như không biết và trả lời ngay: “… không thấy”.

– Đến khi tên cai hỏi chú cán bộ là ai thì dì Năm nhận là “Chồng tui”. Tên cai không tin và ra lệnh trói dì Năm, dọa bắn nát đầu.

Tình huống này có thể đem cái chết đến cho dì Năm, nhưng dì Năm nhanh trí hiểu ra đây chỉ là âm mưu hăm dọa của bọn giặc, nên dì Năm bình tĩnh nói với con mình: “Mầy qua nhà bà Mười… dắt con heo về…, đội luôn năm giạ lúa. Rồi… cha con ráng đùm bọc lấy nhau.”

Lời nghẹn ngào đó chứng tỏ dì Năm đã chấp nhận mình bị giặc bắt đi và đồng nghĩa là cái chết sẽ đến. Vì vậy, lời căn dặn của dì Năm là hợp lí với hoàn cảnh đau thương, chia li đó.

b. Tình huống dì Năm nhận người không quen biết là chồng của mình trước mặt quân giặc.

Những lời đối đáp của dì Năm với bọn lính thật cứng cỏi, tự tin và rất thông minh. Từ đó, em càng thêm cảm phục tấm lòng của dì Năm đối với cách mạng. Tấm “lòng dân” Nam Bộ là như vậy đó. Họ không những mưu trí, dũng cảm, họ còn sẵn sàng chấp nhận mọi sự hi sinh để bảo vệ cán bộ. Tấm “lòng dân” cao quý ấy thật nhiều, thật đẹp trên khắp đất nước ta.

Phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch trên.

Trả lời:

Học sinh tự phân vai theo từng nhân vật và đọc diễn cảm đoạn kịch theo hướng dẫn của giáo viên.

Chú ý:

  • Ngắt giọng, phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật.
  • Đúng ngữ điệu các loại câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm nghĩ trong bài.

Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng; thể hiện tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng.

Nếu có bắt kỳ thắc mắc nào về Tác Giả Của Bài Tập Đọc Lòng Dân Là Ai hãy cho chúng mình biết nhé, mọi câu hỏi hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình hoàn thiện hơn trong các bài sau nhé!

Bài viết Tác Giả Của Bài Tập Đọc Lòng Dân Là Ai được mình và team tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết Tác Giả Của Bài Tập Đọc Lòng Dân Là Ai giúp ích cho bạn thì hãy ủng hộ team Like hoặc Share nhé!

Tác Giả Của Bài Tập Đọc Lòng Dân Là Ai cách Tác Giả Của Bài Tập Đọc Lòng Dân Là Ai hướng dẫn Tác Giả Của Bài Tập Đọc Lòng Dân Là Ai

Tác Giả Của Bài Tập Đọc Lòng Dân Là Ai miễn phí

Lòng dân lớp 5

  • I. Soạn bài Lòng dân trang 31
    • Tiếng Việt lớp 5 trang 31 Câu 1
    • Tiếng Việt lớp 5 trang 31 Câu 2
    • Tiếng Việt lớp 5 trang 31 Câu 3
    • Tiếng Việt lớp 5 trang 31 Câu 4
  • II. Trắc nghiệm bài Lòng dân (tiếp theo)

Soạn bài Tập đọc lớp 5: Lòng dân (tiếp theo) là lời giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 trang 31 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5. Bài soạn văn Lòng dân này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập môn Tiếng Việt lớp 5. Mời các em cùng tham khảo.

>> Bài trước:Kể chuyện lớp 5: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Lòng dân

(Tiếp theo)

Cai: – Hừm! Thằng nhỏ, lại đây. Ông đó phải tía mầy không? Nói dối, tao bắn.

An: – Dạ, hổng phải tía…

Cai: – (Hí hửng) Ờ, giỏi! Vậy là ai nào?

An: – Dạ, cháu… kêu bằng ba, chứ hổng phải tía.

Cai: – Thằng ranh! (Ngó chú cán bộ) Giấy tờ đâu, đưa coi!

Cán bộ: – (Giọng miễn cưỡng) Để tôi đi lấy (chú toan đi, cai cản lại).

Cai: – Để chị này đi lấy. (Quay sang lính) Mở trói tạm cho chỉ. (Dì Năm vào buồng)

Dì Năm: – (Nói vọng ra) Ba nó để chỗ nào?

Cán bộ: – Thì coi đâu đó.

Cai: – Trời ơi, con ruồi bay qua là tao biết ngay con cai hay con đực mà. Qua mặt tao không nổi đâu!

Cán bộ: – Có không, má thằng An?

Dì Năm: – Chưa thấy.

Cai: – Thôi, trói lại dẫn đi (lính toan trói chú cán bộ thì dì Năm trong buồng nói to).

Dì Năm: – Đây rồi nè (ra). Mấy cậu coi. Làng này ai hổng biết Lâm Văn Nên, 31 tuổi, con ông Dừa (đưa giấy cho cai, cai chuyển cho lính).

Cai: – Nè, đọc coi!

Lính (đọc): – Anh tên…

Cán bộ: – Lâm Văn Nên, 31 tuổi, con ông…

Cai: – (Vẻ ngượng ngập) Thôi… Thôi được rồi.

(Ngó dì Năm, đổi giọng ngọt ngào) Nhà có gà vịt gì không, chị Hai? Cho một con nhậu chơi hà!

Theo NGUYỄN VĂN XE

Chú thích:

Tía (tiếng Nam Bộ): cha.

Chỉ (tiếng Nam Bộ): chị ấy.

(tiếng Nam Bộ): này.

Nội dung chính: Dì Năm tiếp tục giả nhận chú cán bộ làm chồng, bé An cũng không sợ hãi, nhận chú làm ba. Dì Năm còn lấy giấy tờ để chứng minh chú cán bộ là chồng mình. Nhờ vậy mà bọn cai, lính bị lừa, không bắt cán bộ.

I. Soạn bài Lòng dân trang 31

Hướng dẫn giải bài tập Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 trang 31 giúp các em học sinh rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu bài. Các em học sinh so sánh đối chiếu kết quả đáp án của mình với các câu trả lời sau đây.

A. KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM

- Đọc đúng văn bản kịch.

- Phân biệt lời nói, giọng điệu của từng nhân vật.

- Ngữ điệu của từng nhân vật. Ngữ điệu phù hợp với từng kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm.

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

Tiếng Việt lớp 5 trang 31 Câu 1

An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?

Trả lời:

An trả lời tụi lính ông này (chỉ người cán bộ) không phải tía, làm cho bọn chúng cứ tưởng An sợ sẽ khai thật. Nhưng không ngờ An cũng là một cậu bé dũng cảm, thông minh như mẹ mình. An nói tiếp: Cháu.. kêu bằng ba, chứ hổng phải tía, làm cho bọn chúng cụt hứng, trơ trẽn.

Tiếng Việt lớp 5 trang 31 Câu 2

Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?

Trả lời:

Dì Năm ứng xử với tên cai rất thông minh, qua các chi tiết: kéo dài thời gian để ngầm báo với chú cán bộ về tuổi người chồng và cha chồng thật của dì Năm, qua đó người cán bộ sẽ trả lời với tên Cai trùng khớp với ý dì Năm.

+ Giả vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào.

+ Lấy giấy tờ của chồng (thật), nói tên tuổi của chồng, tên bố chồng để người cán bộ biết mà nói theo khi bọn giặc có hỏi để trả lời.

Tiếng Việt lớp 5 trang 31 Câu 3

Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?

Trả lời:

Vở kịch được đặt tên là Lòng dân vì nội dung vở kịch đã thể hiện tinh thần bảo vệ cán bộ cách mạng của người dân trong bất kì hoàn cảnh nào. Qua đó ca ngợi tấm lòng của dân đối với cách mạng. Người cán bộ cách mạng dù ở đâu cũng được dân che chở, nuôi giấu.

Tiếng Việt lớp 5 trang 31 Câu 4

Phân vai, đọc diễn cảm toàn bộ đoạn kịch.

Trả lời:

Học sinh tự phân vai và đọc diễn cảm vở kịch theo hướng dẫn của giáo viên. Chú ý ngắt giọng để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách của nhân vật và tình huống căng thẳng đầy kịch tính của vở kịch.

Thông qua bài Tập đọc: Lòng dân các em cần nắm được:

- Kĩ năng

  • Biết đọc đúng một văn bản kịch cụ thể.
  • Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm trong bài.
  • Biết ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật và tình huống trong đọc kịch.
  • Giọng đọc thay đổi linh hoạt, hợp với tính cách từng nhân vật, hợp với tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch.
  • Biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.

- Kiến thức

Hiểu nội dung, ý nghĩa của toàn bộ vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.

>> Bài tiếp theo: Tập làm văn lớp 5 Tuần 3: Luyện tập tả cảnh

Chuyên mục Tiếng Việt lớp 5 cung cấp đầy đủ lời giải các bài học trong năm học và được biên soạn theo chuẩn kiến thức, kỹ năng cho các em học sinh theo dõi.

II. Trắc nghiệm bài Lòng dân (tiếp theo)

Câu 1. Sau khi tra hỏi dì Năm, bọn cai, lính tra hỏi đến ai?

A. cán bộ

B. hàng xóm

C. dì Năm

D. bé An

Câu 2. Bé An đã nói gì khiến bọn lính và cai mừng hụt?

A. Đây chính là chú cán bộ

B. Đây không phải là tía tôi

C. Cháu nhìn thấy chú cán bộ chạy đằng kia

D. Cháu biết chú cán bộ ở đâu

Câu 3. Chú bé An đã gọi cán bộ là gì khiến bọn cai bực tức?

A. Là cha chứ hổng phải tía

B. Là anh họ chứ hổng phải tía

C. Là anh trai chứ hổng phải tía

D. Là ba chứ hổng phải tía

Câu 4. Sau khi tra hỏi bé An không được, bọn cai đòi xem thứ gì?

A. giấy chứng nhận

B. giấy tờ tùy thân

C. giấy phép lái xe

D. giấy kết hôn

Câu 5. Bọn lính tỏ ra khôn ngoan, cảnh giác như thế nào?

A. Để cán bộ tự đi lấy giấy tờ

B. Để dì Năm đi lấy giấy tờ

C. Để hàng xóm sang chứng thực

D. Để thằng bé An đi lấy giấy tờ

>> Chi tiết: Trắc nghiệm Tập đọc lớp 5: Lòng dân (tiếp theo)

Trên đây là toàn bộ phần lời giải đọc hiểu và trả lời câu hỏi bài Lòng dân (tiếp theo) và các bài trắc nghiệm liên quan. Các em tham khảo lời giải các phân môn khác như Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cho các bạn cùng theo dõi.

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 lớp 5 các môn học mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 5 mới nhất.

Trong chương trình học lớp 5, các thầy cô cùng các em học sinh có thể tham khảo nhóm Tài liệu học tập lớp 5 . Tại đây cung cấp các tài liệu miễn phí tải về sử dụng dễ dàng như: Giải bài tập, Văn mẫu, giáo án bài giảng, các kinh nghiệm dạy học hay. Rất mong được sự ủng hộ của thầy cô và các bạn.