Lông mũi dài có tốt không

Lông mũi dài thường là nguyên nhân khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp và gây mất thẩm mỹ với người đối diện. Cùng AVAKids tìm hiểu những cách cắt lông mũi bằng kéo, máy tỉa lông mũi hoặc triệt sao cho hiệu quả và dễ dàng nhé! 

1Tác dụng của lông mũi

Lông mũi là một phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ của cơ thể bạn. Nó là lá chắn bảo vệ ngăn bụi, vi khuẩn xâm nhập vào phổi, đồng thời giúp giảm dị ứng và duy trì độ ẩm không khí đã hít vào. Nhờ có lông mũi, không khí qua mũi sẽ trở nên sạch sẽ, có độ ẩm phù hợp với hệ hô hấp. Điều này đặc biệt quan trọng với người bị dị ứng, hen suyễn.

Lông mũi dài có tốt không

Lông mũi có tác dụng như một màng lọc khí, giúp ngăn chặn các tác nhân có hại xâm nhập vào hệ hô hấp

2Có nên cắt tỉa lông mũi không?

Lông mũi có vai trò quan trọng trong việc lọc không khí vào cơ thể, nên dù có khó chịu đến đâu thì cũng không nên tự nhổ mà hãy cắt tỉa lông mũi. Bởi vì nhổ lông mũi có thể gây đau đớn, lông mọc ngược, tổn thương niêm mạc và tăng nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp, phổi.

Có 2 loại lông mũi là loại dài và loại nhỏ. Loại dài thường là những sợi lông vừa dài vừa cứng và mọc phía trước mũi có tác dụng loại bỏ những hạt bụi lớn. Loại nhỏ là các lông mao nằm phía bên trong giúp lọc các chất nhầy, ngăn chúng không chảy từ mũi xuống họng. Chúng ta chỉ nên tỉa loại dài mọc ở bên ngoài.

Lông mũi dài có tốt không

3Hướng dẫn 4 cách tỉa lông mũi đúng và an toàn

3.1 Dùng kéo

Bạn chỉ cần mua một chiếc kéo cắt tỉa được thiết kế chuyên dụng để cắt lông những vùng nhạy cảm như lông mũi. Phương pháp này có chi phí thấp và rất dễ thực hiện. Tuy nhiên bạn hãy cẩn thận khi cắt tỉa vì kéo có thể cắt phạm vào da mũi.

Trước khi tỉa lông mũi, bạn nên khử trùng kéo bằng dung dịch cồn y tế có nồng độ nhẹ, sau đó dùng tăm bông thấm nước muối sinh học để vệ sinh mũi. Tiếp theo bạn hãy đứng trước gương và cẩn thận loại bỏ những sợi lông dài mọc ngoài không cần thiết.

Lông mũi dài có tốt không

3.2 Dùng nhíp

Dùng nhíp nhổ lông mũi sẽ hơi đau hơn các phương pháp khác nhưng cơn đau sẽ qua nhanh. Tuy nhiên, trước khi nhổ, bạn cần phải làm sạch nhíp để giảm các nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Sau đó, dùm nhíp kẹp vào gốc lông mũi và kéo nhanh ra.

Chi phí bỏ ra mua một chiếc nhíp khá rẻ. Nhưng lại khá mạo hiểm, ảnh hưởng xấu tới mũi nếu khi dùng xảy ra sơ xuất.

Lông mũi dài có tốt không

Nhíp inox Vacosi T02

3.3 Dùng máy tỉa lông mũi

Dùng máy tỉa lông mũi là một trong những lựa chọn nhanh, an toàn và không đau đớn nếu như bạn cảm thấy khó khăn khi sử dụng kéo. Mặc dù phương pháp này có chi phí khá cao nhưng hiệu quả lại rất tốt và dễ thực hiện cho tất cả mọi người.

Để tỉa lông mũi bằng máy, đầu tiên bạn cần làm sạch khoang mũi, chọn nơi có ánh sáng tốt và có gương soi để kiểm soát tốt tình hình. Tiếp theo bạn hơi ngửa đầu về phía sau và bắt đầu cắt tỉa những sợi lông ở bên ngoài trước sau đó mới từ từ tỉa vào bên trong.

Lông mũi dài có tốt không

Máy tỉa lông mũi và lông mày Touch Beauty TB1458

3.4 Triệt bằng laser

Triệt lông mũi bằng laser là giải pháp giúp lông lâu mọc ra nhất, đồng thời chi phí cũng rất tốn kém. Phương pháp này không nên lạm dụng vì sau nhiều lần triệt lông mũi thì có thể làm mất luôn các sợi lông mao từ đó gây ra các bệnh về hô hấp.

Lông mũi dài có tốt không

4Sự cố khi cắt tỉa lông mũi thường gặp

Với những người mới bắt đầu tỉa lông mũi sẽ khó tránh khỏi một vài sự cố thường gặp do chưa có kinh nghiệm, hoặc sai cách. Dưới đây là một vài sự cố bạn có thể gặp phải:

  • Lông mọc ngược: Điều này thường xảy ra khi bạn nhổ lông mũi thay vì tỉa, gây ra những vết sưng nhỏ, có thể chứa mủ, ngứa, đỏ.
  • Nhổ hoặc cạo sai cách gây chảy máu, nhiễm trùng khoang mũi. Nếu để tình trạng này kéo dài thì có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như viêm màng não, tê liệt, sốt xuất huyết não dẫn đến tử vong.

Lông mũi dài có tốt không

Xem thêm:

  • Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng tăm bông an toàn
  • Cách sử dụng máy tỉa lông mũi an toàn và hiệu quả tại nhà
  • Cách rửa mũi bằng nước muối tại nhà an toàn, đúng kỹ thuật

Muốn loại bỏ những sợi lông mũi dài gây mất thẩm mỹ thì bạn không nên nhổ, mà nên áp dụng một số giải pháp an toàn như dùng kéo để tỉa hay sử dụng các loại máy tỉa lông mũi để đảm bảo an toàn. Nếu có vấn đề thắc mắc nào bạn vui lòng liên hệ ngay tổng đài 1900.866.874 để được tư vấn nhé!

Lông mũi bao phủ trong hốc mũi là một lớp niêm mạc mỏng, chứa nhiều mạch máu nhỏ, dễ bị tổn thương. Chúng có chức năng bảo vệ ngăn chặn các tác nhân gây hại tấn công cơ thể, giảm nguy cơ bị dị ứng, nhiễm trùng, duy trì độ ẩm trong không khí mà chúng ta hít thở ra vào. Tuy nhiên, nhiều người lại muốn loại bỏ chúng vì lý do cá nhân hoặc văn hóa.

Bác sĩ Erich Voigt, phó giáo sư khoa Tai Mũi Họng, Trường Đại học New York, Mỹ, cho biết để loại bỏ lông mũi an toàn phụ thuộc vào phương pháp thực hiện. Nếu lông mũi quá dài và thò ra ngoài lỗ mũi, bạn có thể dùng kéo hoặc tông đơ điện để cắt tỉa bớt. Lưu ý tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm tẩy lông hoặc tự nhổ lông mũi vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Lông mũi dài có tốt không

Lông mũi nằm trong vùng "tam giác chết" trên khuôn mặt nên việc nhổ lông mũi có thể gây hại sức khỏe. Ảnh: Independent

Trong mũi tồn tại hai loại lông. Loại thứ nhất bạn có thể nhìn thấy, thường mọc ở ngoài mũi khiến nhiều người muốn loại bỏ. Loại này có vai trò giữ cho các hạt bụi lớn, phấn hoa, dị vật vào sâu bên trong gây hại cho đường hô hấp. Loại thứ hai là lông mao vi rất nhỏ, có nhiệm vụ lọc chất nhầy và ngăn chúng di chuyển từ khoang mũi xuống họng.

Bác sĩ Voigt cho biết mũi nằm trong vùng "tam giác chết" trên khuôn mặt, nơi chứa rất nhiều tĩnh mạch nối đến các dây thần kinh não. Thông thường, các tĩnh mạch đều có van để ngăn máu chảy ngược chiều nhưng tĩnh mạch ở khu vực này đều là loại không van.

"Nếu để nhiễm trùng vết thương ở khu vực này, phần máu độc bị nhiễm khuẩn sẽ đi ngược lên não, tiến vào các khu vực dây thần kinh, gây áp lực lên mắt và bộ phận khác trên gương mặt. Vì vậy, việc nhổ lông mũi có thể gây nguy hiểm", ông nói.

Ngoài việc loại bỏ lông mũi, thói quen ngoáy mũi mạnh cũng có thể làm niêm mạc mũi bị trầy xước, gây vỡ mạch máu, chảy máu cam, nhiễm trùng hoặc suy giảm chức năng khứu giác.