Lòng thủy chung trong tình bạn là gì

Thứ sáu, 07/11/2014 22:04

Thủy chung và lòng bao dung

(NTO) Tan học, tôi một mình thả bộ trên đường. Qua công viên, bất giác tôi nhìn thấy từng cặp đôi uyên ương sánh bước bên nhau, bóng họ ngã vào nhau mênh mang trên từng con đường nhỏ. Tôi thầm nghĩ, rồi đây cuộc đời của họ sẽ đi về đâu, tình yêu của họ sẽ đi về đâu ? Sự thủy chung hay chính lòng bao dung sẽ là sợi dây nối kết, gìn giữ tình yêu của họ ?

Sinh ra, lớn lên, khi tôi bắt đầu biết nhận thức, bà tôi, mẹ tôi, qua từng câu chuyện nhỏ, qua mỗi việc làm, lời nói đã răn dạy tôi về những giá trị sống đẹp đẽ của con người, của người phụ nữ. Quả thế, những bài học làm người đầu tiên tôi được học từ ngôi nhà ấm áp của tôi, từ bà tôi, mẹ tôi. Chính bà tôi đã dạy tôi sống ân tình chung thủy, mẹ tôi dạy tôi sống phải có tấm lòng bao dung.

Vậy thủy chung là gì? Thủy chung là trước sau một lòng, tình cảm gắn bó không thay đổi. Tình yêu thủy chung. Tình nghĩa thủy chung. Từ bao đời nay, dân tộc ta có truyền thống “lá lành đùm lá rách”, sống yêu thương gắn bó với nhau, nghĩa tình trước sau như một. Văn hóa phương Đông nói chung, văn hóa Việt Nam nói riêng là văn hóa trọng tình. Con người sống với nhau lấy cái tình làm trọng. Cá nhân sống không tách khỏi cá nhân khác, con người sống không tách khỏi gia đình, thôn xóm, làng xã. Tình nghĩa keo sơn, gắn bó trước sau không đổi là nét đẹp truyền thống trong đạo đức ứng xử của con người Việt Nam. Dần dần, thủy chung trở thành chuẩn mực đạo đức của con người. Nó trở thành một phẩm chất đáng quý mà mỗi con người sinh ra đều phải học, để sống, để hành xử. Nó cũng trở thành tiêu chuẩn để đánh giá con người. Thủy chung còn là sự không thay đổi trong tình yêu. Trong tình yêu, khái niệm này thường dùng cho phái nữ.

Năm tôi 18 tuổi, đọc vở kịch “Romeo và Juliet” của Sechxpia, tôi bồi hồi xúc động khi Romeo bước vào hầm mộ, thấy Juliet đã chết, chàng tự kết liễu đời mình để mãi mãi được ở bên người yêu, dù là ở thế giới bên kia. Tuổi 18, cuộc sống với tôi thật đẹp, tôi nghĩ mọi thứ đã được lập trình sẵn, tôi tự đặt ra cho mình những chuẩn mực, những bước đi. Tôi sẽ cố gắng học thật tốt, chuẩn bị cho mình một nghề nghiệp trong tương lai, phải trở thành cô giáo dạy Văn như ước nguyện của mẹ tôi. Tôi sẽ yêu, chồng tôi sẽ là mối tình đầu của tôi. Tôi sẽ chung thủy với những gì mình đã chọn. Chung thủy với nghề của tôi, với chồng tôi, sống ân tình gắn bó với mọi người xung quanh…

Nhưng đến năm tôi 35 tuổi, tôi đã sống và ngộ ra rất nhiều điều, tôi đã bắt đầu thấm thía khi đọc những câu thơ sau của Xuân Diệu :

“Mọi lý thuyết đều là màu xám - và cây đời vĩnh viễn xanh tươi”

Vĩnh viễn chim ca, vĩnh viễn nắng cười;

Vĩnh viễn anh yêu em, như yêu sự thật

Và cây đời mãi mãi xanh tươi.

(Và cây đời mãi mãi xanh tươi)

Cuộc đời đã dạy tôi không thể sống mà nhất nhất theo những chuẩn mực, con người không phải được sinh ra, được trang bị những phẩm chất đẹp đẽ rồi đặt vào tủ kính để ngắm nghía. Mọi lý thuyết chỉ là màu xám, chỉ là mẫu số chung, là cái con người rút ra từ những gì chung nhất của cuộc sống. Thực tế, cuộc sống muôn trùng vạn nẽo. Nếu cứ bắt mình hoặc ai đó phải sống theo các chuẩn mực thì đôi khi chính chúng ta lại đẩy cuộc sống của mình vào bi kịch. Tôi có một người đồng nghiệp, lấy chồng, cô ấy không tin tưởng ở chồng mình, trong một lần đọc được tin nhắn của một người con gái gửi cho chồng, nghi ngờ chồng mình không chung thủy, cô ấy đã giết chồng mình, giết chết hạnh phúc gia đình mình. Vì sống theo những chuẩn mực khô cứng, thiếu niềm tin, thiếu cả sự sáng suốt, người đồng nghiệp của tôi đã tự tay đẩy mình vào tù, đẩy con mình vào cảnh sống không mẹ, không cha. Tiếc cho một gia đình, tiếc cho cuộc đời đứa trẻ từ nay sẽ bơ vơ, tiếc cho những chuỗi ngày đẹp đẽ đã xa của người đồng nghiệp, tôi ước ao, giá như cô ấy tỉnh táo hơn, độ lượng hơn, bao dung hơn.

Bao dung là sự độ lượng, rộng lượng với mọi người. Bao dung thể hiện một tấm lòng nhâu hậu, yêu thương con người, giúp con người sống gắn bó với nhau bền chặt dài lâu. Một người biết tha thứ, bỏ qua những lỗi lầm của người khác, biết chấp nhận sự thật chẳng có ai hoàn hảo ở trên đời để yêu thương, gắn bó, sẻ chia, ta gọi người đó có tấm lòng bao dung.

Sống gần nửa cuộc đời, tôi bắt đầu nhận ra chẳng có quy tắc nào, chuẩn mực hay lý thuyết nào là chung cho mọi sự vật, sự việc, con người. Chung thủy là phẩm chất đáng quý nhưng tấm lòng bao dung còn đáng quý hơn. Để đánh giá một người có chung thủy hay không còn tùy thuộc vào điểm nhìn của người đánh giá.

Thủy chung và lòng bao dung, hai khái niệm không đối nghịch, mà bổ sung cho nhau, góp phần làm nên những phẩm chất đẹp đẽ của con người. Tự nhắc mình sống ân tình, thủy chung và bao dung với mọi người là việc mỗi chúng ta cần phải làm. Có điều, từ lời dạy của bà, của mẹ, trải qua thực tế cuộc sống, tôi tự thấy mình cần mềm dẽo, linh hoạt trong nhận thức và đánh giá những người xung quanh, cũng như soi xét chính bản thân mình.

Nhiều thế hệ người Việt Nam sẽ không bao giờ quên câu nói hào sảng, bất hủ của Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô: "Vì Việt Nam, Cu-ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình". Việt Nam là dân tộc có truyền thống thủy chung, keo sơn, càng không bao giờ quên trong những năm tháng ác liệt của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng, Nhà nước và nhân dân Cu-ba luôn kề vai sát cánh, ủng hộ chí tình, chí nghĩa cả vật chất lẫn tinh thần cho cách mạng Việt Nam. Mối quan hệ vượt thời gian đó đã được khởi xướng bởi Anh hùng dân tộc Cu-ba Hô-xê Mác-ti và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gieo mầm, dày công vun đắp cho mối quan hệ Việt Nam - Cu-ba đơm hoa, kết trái hôm nay.

Nhiều thế hệ người Cu-ba vẫn tự hào coi những năm tháng được cống hiến hết mình tại Việt Nam trong thời gian chiến tranh gian khổ, ác liệt là quãng đời hào hùng, có ý nghĩa tốt đẹp nhất.

Ngày nay, tình hình thế giới đã có nhiều thay đổi, song tình cảm, quan hệ giữa hai nước không hề phai mờ, và di sản quý báu đó sẽ được các thế hệ người Việt Nam và Cu-ba trân trọng gìn giữ. Lãnh tụ Phi-đen đã từng nói, quan hệ Cu-ba -Việt Nam là mối quan hệ đặc biệt, không có tiền lệ, là hình mẫu của quan hệ quốc tế.

Trong bối cảnh đó, chuyến thăm chính thức Cu-ba lần này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam được coi là mốc son, là gạch nối giữa truyền thống hào hùng, gắn bó keo sơn và tương lai rộng mở, tươi sáng và phồn vinh của hai nước.

Từ khi chuyên cơ hạ cánh xuống Sân bay quốc tế Hô-xê Mác-ti ở Thủ đô La Ha-ba-na, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên trong đoàn luôn nhận được sự đón tiếp thịnh tình, nồng thắm tình cảm đồng chí, anh em. Ngay sáng 26-3, Thủ tướng và Đoàn Việt Nam đã đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm Anh hùng Hô-xê Mác-ti ở trung tâm Thủ đô. Lưu bút của Thủ tướng có đoạn viết: "Chúng tôi xin kính cẩn nghiêng mình trước Người Anh hùng dân tộc Cu-ba Hô-xê Mác-ti, Nhà tư tưởng vĩ đại của Cu-ba và Mỹ la-tinh, người đã đặt những nền tảng tri thức đầu tiên cho mối quan hệ anh em Việt Nam - Cu-ba thông qua tác phẩm "Tuổi vàng"...

Trung thành với di huấn của Hồ Chí Minh và Hô-xê Mác-ti, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam nguyện cùng với Đảng, Chính phủ và nhân dân Cu-ba không ngừng vun đắp cho mối quan hệ gắn bó giữa hai dân tộc mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững". Đến đặt vòng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Công viên Hòa Bình ở trung tâm La Ha-ba-na, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn Việt Nam đã được đông đảo người dân và các em học sinh Thủ đô cầm cờ hai nước nồng nhiệt đón chào bằng bài hát ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời hô vang những khẩu hiệu hào hùng một thuở: "Cu-ba, Việt Nam, đoàn kết nhất định thắng lợi", "Viva Cu-ba, Viva Việt Nam"... Tại cuộc gặp với Chủ tịch QH E.L.Éc-nan-đết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ "như cảm thấy trở về nhà" khi tới Cu-ba. Trong không khí dạt dào tình cảm, Thủ tướng và các vị lãnh đạo, bạn bè Cu-ba không khỏi bùi ngùi khi nhắc đến sự mất mát to lớn: Nữ Anh hùng tham gia cuộc tiến công trại lính Mônca-đa, bà Men-ba Éc-nan-đét, người bạn lớn và thủy chung của nhân dân Việt Nam, vừa đi vào cõi vĩnh hằng ngày 9-3 vừa qua. Đây là tổn thất chung to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước.

Trong chuyến thăm và nói chuyện tại Viện Hữu nghị Cu-ba đoàn kết với các dân tộc (ICAP), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định mạnh mẽ: Việt Nam và Cu-ba cách xa nhau về địa lý nhưng Việt Nam luôn theo sát tình hình Cu-ba, luôn vui mừng khi chứng kiến những thành tựu to lớn, toàn diện mà Cu-ba đạt được trong những năm qua.

Tuy chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn, phức tạp, nhưng Việt Nam tin tưởng nhân dân Cu-ba vững bước tiến lên. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi Lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô là người bạn lớn, hình ảnh của ông luôn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.

Thủ tướng nhấn mạnh: Nhân dân Việt Nam luôn sát cánh với nhân dân Cu-ba anh hùng.

Tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Cu-ba - Việt Nam mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.

Trên nền tảng tốt đẹp đó, hai bên đều mong muốn quan hệ kinh tế, thương mại song phương phát triển tương xứng mối quan hệ đặc biệt này.

Các lãnh đạo hai nước thẳng thắn nhìn nhận, quan hệ kinh tế phát triển chưa tương xứng quan hệ chính trị, bề dày lịch sử giữa hai nước. Chủ tịch Quốc hội E.L.Éc-nan-đết bày tỏ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng, Cu-ba mong đợi chuyến thăm này của Nhà lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và hy vọng nâng tầm quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư xứng tầm quan hệ chính trị mẫu mực. Chuyến thăm cũng đúng dịp Cu-ba đang đẩy mạnh quá trình cập nhật mô hình kinh tế phù hợp tình hình mới. Cu-ba đã ban hành lộ trình thống nhất hai loại tiền đang lưu hành đồng thời trong nước gồm pê-xô nội tệ (CUP) và đồng tiền pê-xô chuyển đổi (CUC) trong vài năm tới nhằm xóa bỏ những vướng mắc, bất cập trong lưu thông tiền tệ. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai ở châu Á của Cu-ba. Hai nước có rất nhiều tiềm năng có thể bổ sung cho sự phát triển của nhau. Cu-ba đặc biệt có thế mạnh trong lĩnh vực y học, dược phẩm, chế phẩm sinh học tiên tiến, đào tạo y, bác sĩ, trong khi chúng ta đang có nhu cầu lớn phát triển lĩnh vực này. Cu-ba cũng rất cần nhiều hàng hóa tiêu dùng mà Việt Nam có thế mạnh sản xuất...

Tại cuộc hội đàm thắm tình đồng chí anh em, tin cậy lẫn nhau giữa Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cu-ba Ra-un Ca-xtơ-rô Ru-xơ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác trong thời gian tới, nhất là trong các lĩnh vực hai nước có tiềm năng và thế mạnh để bổ sung cho nhau như thương mại, nông nghiệp, điện tử-viễn thông, năng lượng, y tế, công nghệ sinh học-dược phẩm, xây dựng, du lịch, giáo dục và đào tạo. Các đồng chí lãnh đạo Cu-ba bày tỏ coi trọng việc trao đổi cởi mở các bài học kinh nghiệm trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam và cập nhật mô hình phát triển kinh tế ở Cu-ba. Nhân dịp này, Chủ tịch Ra-un Ca-xtơ-rô Ru-xơ và các đồng chí lãnh đạo Cu-ba đã chân thành cảm ơn Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam về những tình cảm đoàn kết thắm thiết, sự ủng hộ kịp thời và quý báu dành cho Cu-ba, coi đó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với nhân dân Cu-ba trong giai đoạn hiện nay.

Sau khi kết thúc hội đàm, Chủ tịch Ra-un Ca-xtơ-rô Ru-xơ đã trao tặng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Huân chương Hô-xê Mác-ti, phần thưởng cao quý nhất của Đảng, Nhà nước Cu-ba để ghi nhận những đóng góp to lớn suốt thời gian qua của Nhà lãnh đạo Chính phủ Việt Nam vào sự nghiệp phát triển quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ, vinh dự to lớn này trước hết thuộc về Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Thấm nhuần chân lý cách mạng cao cả "Không có gì quý hơn độc lập tự do" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ý thức sâu sắc rằng, sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước trước đây cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay của Việt Nam không thể tách rời sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của các nước bạn bè, anh em, tình đoàn kết của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, đặc biệt là tình đoàn kết chiến đấu, sự ủng hộ to lớn của CH Cu-ba, người đồng chí anh em cùng chung chiến hào với Việt Nam trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Nhân dịp này, thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng trao tặng nhân dân Cu-ba anh em 5.000 tấn gạo, 100 bộ máy vi tính.

Trong chuyến thăm này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đến thăm Nông trường lúa Cu-ban-can ở tỉnh Pi-na Đên Ri-ô, một trong những điển hình hợp tác trong giai đoạn hiện nay giữa hai nước. Qua ba năm triển khai, dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia Việt Nam, diện tích trồng lúa đã lên tới gần 28 nghìn ha, đạt kết quả tích cực.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt quan tâm dự án, trực tiếp trao đổi, chia sẻ với Bộ trưởng Nông nghiệp Cu-ba G.L.Rô-lê-rô về kinh nghiệm trồng lúa của Việt Nam, những cơ chế tạo thuận lợi cho người nông dân... Bộ trưởng G.L.Rô-lê-rô vui vẻ "thừa nhận", các chuyên gia Việt Nam đã chỉ ra cho ngành nông nghiệp Cu-ba bảy điều khiếm khuyết trong canh tác lúa nước. Với triển vọng của dự án, đến năm 2016, Cu-ba sẽ tự túc gần 70%, và năm 2020 sẽ tự túc 100% nhu cầu lúa gạo trong nước.

Chuyến thăm chính thức CH Cu-ba của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã thành công tốt đẹp, đạt nhiều kết quả thiết thực, đánh dấu bước phát triển mới về chất trong quan hệ hữu nghị, hợp tác đặc biệt giữa Việt Nam và Cu-ba, để lại trong lòng bạn bè, nhân dân Cu-ba những ấn tượng tốt đẹp về một Việt Nam năng động, phát triển, và luôn thủy chung, sắt son với những người đồng chí, anh em Cu-ba.