Luật cán bộ công chức mới nhất 2023

Vấn đề điều chỉnh tiền lương, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2023 đã được đưa ra tại Phiên họp lần thứ 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 10/10.

Phát biểu khai mạc phiên họp 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, liên quan báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022 - 2023, Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về phương án điều chỉnh tiền lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, một nội dung mới cho ý kiến đối với vấn đề điều chỉnh lương cơ sở lần này là tiền lương với khu vực doanh nghiệp nhà nước, do đó, ngoài công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người có công với cách mạng, người nghỉ hưu hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội…, còn điều chỉnh mức lương khối doanh nghiệp nhà nước.

Đề cập báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Tiến Châu cũng cho biết, cử tri, nhân dân bày tỏ sự lo lắng dù kinh tế Việt Nam đã bước sang giai đoạn phục hồi, phát triển nhưng chưa đồng đều và thực sự bền vững; học phí, các dịch vụ tăng cao trong khi tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không tăng.

Ông cũng nhấn mạnh, cử tri kiến nghị Chính phủ sớm thực hiện lộ trình cải cách tiền lương phù hợp với tình hình phát triển của xã hội và tình hình tăng giá, tránh tình trạng việc rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng trong thời gian vừa qua.

Tại Phiên họp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành nội dung các báo cáo. Trong đó, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới đề nghị đánh giá rõ hơn nguyên nhân của tình trạng thiếu biên chế giáo viên, nhân lực y tế ở các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Theo ông Tới, số liệu của Bộ Nội vụ cho thấy, thời gian qua, có hơn 39.000 cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, chuyển việc ra khu vực tư. Đây là vấn đề được cử tri quan tâm, song do nhiều nguyên nhân chứ không chỉ do áp lực công việc, tiền lương và thu nhập chưa đảm bảo, vì vậy, cần có đánh giá khái quát và sát hơn.

Về các nội dung liên quan đến tăng lương cơ sở, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cập nhật kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII nhằm đảm bảo đồng bộ, thống nhất khi thực hiện. 

Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cũng đề nghị việc thực hiện chính sách tiền lương phải trên cơ sở kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Theo ông Hoàng Thanh Tùng, nhu cầu tăng lương là rất chính đáng nhưng có thể đề cập dưới góc độ là sớm điều chỉnh lương cơ bản để tháo gỡ khó khăn cho cán bộ, công chức, viên chức và người làm công ăn lương trong bộ máy nhà nước.

Bên cạnh đó, tiếp tục khẩn trương chuẩn bị các điều kiện để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27. Cách tiếp cận như vậy sẽ phù hợp hơn, vừa đề cập được ý mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội muốn nói, nhưng cũng đáp ứng là kỳ họp thứ 4 sắp tới sẽ xem xét điều chỉnh tiền lương cơ bản.

Kết luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội rà soát các kiến nghị về điều chỉnh chính sách tiền lương theo tinh thần Kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, trong đó có đề xuất tăng lương cơ sở. Đặc biệt là nghiên cứu cải cách chế độ tiền lương theo Nghị quyết số 27. 

Trước đó, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã cho ý kiến phương án điều chỉnh tiền lương, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2023. Hội nghị cũng đã thống nhất giao Bộ Chính trị hoàn thiện kết luận, chỉ đạo Ban Cán sự Đảng Chính phủ hoàn chỉnh báo cáo phương án điều chỉnh tiền lương cơ sở trình Quốc hội xem xét quyết định.

TP - Theo TS. Bùi Đức Thụ, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, trong bối cảnh hiện nay, tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức khu vực công phải được xem như vấn đề cấp bách và cần được giải quyết theo tinh thần cấp bách. Do vậy, cần thiết phải tăng lương ngay từ đầu năm 2023, thậm chí có thể tiến hành ngay trong quý 4 năm 2022 này.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, TS. Bùi Đức Thụ nói: Theo lộ trình, vấn đề cải cách tiền lương lẽ ra phải được triển khai trong năm 2021. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh COVID -19 phát sinh làm cho kinh tế đứt gãy, tăng trưởng chậm lại, thu ngân sách gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc tăng lương theo lộ trình chưa thực hiện được.

Luật cán bộ công chức mới nhất 2023

“Tôi được biết, Bộ Nội vụ đã báo cáo Chính phủ đề án cải cách tiền lương theo hướng nâng mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức khu vực công lên 1,8 triệu đồng (hiện nay là 1.490.000 đồng), thời gian dự kiến được thực hiện từ 1/7/2023. Còn phương án thứ hai là áp dụng mức tăng lương cơ sở lên 20% và thời gian áp dụng ngay từ tháng 1/2023”

TS Bùi Đức Thụ

Đủ điều kiện để tăng lương

Trong bối cảnh dịch bệnh đã cơ bản được khống chế với con số tăng trưởng và tăng thu ngân sách ấn tượng, đặc biệt vừa qua đã có gần 40 nghìn người rời khu vực công… Theo ông, tăng lương có phải vấn đề cấp bách đặt ra trong thời điểm này?

Quả đúng là như vậy. Vì chúng ta chậm tăng lương trong điều kiện kinh tế xã hội có nhiều biến động, đặc biệt chỉ số giá tiêu dùng tăng lên qua các năm, dù mức tăng dưới 4% - mức Quốc hội cho phép, nhưng vấn đề trượt giá chung sẽ làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống. Vì vậy những khó khăn sẽ tăng lên đối với người hưởng lương nói chung và những người hưởng lương trong khu vực công nói riêng, đặc biệt với cán bộ công nhân viên chức có thu nhập thấp, nhất là đối với các cặp vợ chồng trẻ có con nhỏ. Đó là vấn đề thực tiễn đặt ra.

Luật cán bộ công chức mới nhất 2023

Cần coi tăng lương cho cán bộ công chức , viên chức là vấn đề cấp bách như với công tác phòng chống dịch. Ảnh: Q.T

Bên cạnh đó, một số ngành, lĩnh vực thời gian qua yêu cầu khối lượng công việc, thời gian, cường độ lao động tăng lên nhiều, đặc biệt như ngành y trong thời gian phòng chống dịch. Tuy nhiên, tiền lương để bù đắp cho phù hợp với cống hiến của họ lại chưa tương xứng. Áp lực, chi phí lao động lớn nhưng thu nhập lại không tương xứng sẽ làm giảm động lực của người lao động. Thực tiễn, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ ban đầu, thời gian gần đây đã có đến 40 nghìn lao động trong khu vực công bỏ việc, đặc biệt đối tượng là viên chức, công chức bỏ rất nhiều.

"Trong bối cảnh kinh tế phục hồi, ngân sách nhà nước vượt dự toán, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát vẫn được kiềm chế và sang năm 2023 dự báo kinh tế của chúng ta vẫn tiếp tục tăng… thì một trong những vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải thực hiện cải cách tiền lương, tăng lương cho đối tượng cán bộ, công chức, viên chức khu vực công" - TS. Bùi Đức Thụ

Trong tình hình hiện nay, công tác phòng chống dịch đã đạt kết quả tương đối tốt, dịch bệnh đã kiểm soát được, kinh tế bắt đầu ổn định, phục hồi và tăng trưởng. Có thể nói tăng trưởng năm nay chắc chắn sẽ đạt trên 6%, thậm chí nhiều nhà kinh tế dự báo còn cao hơn nữa, rất khả quan, trở thành nước tăng trưởng cao nhất trong khu vực, ở tốp đầu thế giới. Thu ngân sách 9 tháng đầu năm đã gần đạt dự toán của cả năm rồi, như vậy đến cuối năm sẽ vượt dự toán. Điều này rất đáng mừng, tạo nguồn lực vật chất cho nhà nước quản lý, điều hành một cách hợp lý, hiệu quả.

Chậm nhất phải tăng lương từ đầu năm 2023

Theo ông, cần phải tăng lương vào thời điểm nào?

Chúng ta phải lưu ý rằng, việc tăng lương không chỉ đảm bảo thu nhập thực tế tương xứng với chi phí lao động bỏ ra, mà còn tạo ra động lực cho lao động khu vực công, thúc đẩy nâng cao chất lượng lao động, cống hiến cho xã hội để phát triển kinh tế. Mặt khác điều này cũng tạo ra môi trường để thu hút đầu tư, thu hút nhân tài, hạn chế chảy máu chất xám từ khu vực công sang khu vực khác, ảnh hưởng đến chất lượng, quản lý, điều hành của nhà nước đối với nền kinh tế.

"Cũng có ý kiến đặt ra, liệu có thực hiện tăng lương được ngay trong quý 4 của năm 2022 không? Trong điều kiện hiện nay, chúng ta có thể thực hiện được ngay từ năm 2023, cũng có thể áp dụng ngay từ cuối quý 4 của năm 2022 và cho truy lĩnh. Tuy nhiên, quý 4 thì đã đến rồi, trong khi đó, quy trình thủ tục cải cách tiền lương không phải nói một cái thực hiện được ngay đâu" - TS. Bùi Đức Thụ

Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ trong năm tới là cải cách tiền lương cho lao động. Chúng tôi đã nhìn thấy rõ vấn đề, ngay trong năm 2022, khi chúng ta kiểm soát dịch bệnh được và khi điều kiện tài chính công cho phép, thì có thể phải tạo nguồn thực hiện ngay việc nâng lương cho cán bộ, công chức, viên chức ở khu vực công. Ít nhất thì những bộ phận khó khăn nhất cần được ưu tiên tăng lương trước.

Tuy nhiên, việc này chúng ta chưa làm được trong năm 2022. Thế nhưng đến năm 2023 buộc phải thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình, coi tăng lương như một vấn đề cấp bách như với phòng chống dịch.

Vấn đề khác đang được rất nhiều người quan tâm là nên tăng lương ở mức nào thì phù hợp, thưa ông?

Tôi được biết, Bộ Nội vụ đã báo cáo Chính phủ đề án cải cách tiền lương theo hướng nâng mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức khu vực công lên 1,8 triệu đồng (hiện nay là 1.490.000 đồng), thời gian dự kiến được thực hiện từ 1/7/2023. Còn phương án thứ hai là áp dụng mức tăng lương cơ sở lên 20% và thời gian áp dụng ngay từ tháng 1/2023.

Với mức tăng trên, ngân sách có thể cân đối được. Nhưng theo tôi phải lưu ý thời điểm thực hiện tăng lương đã chậm, nếu nay lại kéo dài đến nửa sau của 2023, thì rõ ràng vấn đề cấp bách nhưng lại không được giải quyết theo tinh thần cấp bách là thực hiện ngay và luôn. Như vậy, theo phương án đầu tiên thì lộ trình tăng lương lại chậm, nên không phù hợp với tình hình thực tiễn.

Quan điểm của tôi, trong điều kiện nguồn đáp ứng được thì có thể áp dụng tăng 20% lương cơ sở nhưng phải thực hiện sớm hơn, chậm nhất phải từ 1/1/2023.

Cảm ơn ông!

Luật cán bộ công chức mới nhất 2023

01/10/2022

Luật cán bộ công chức mới nhất 2023

18/09/2022