Luật nghĩa vụ quân sự là gì gdqp 11

Tag: luật nghĩa vụ quân sự là gì lớp 11

Danh mục: Hỏi đáp
Nguồn: https://camnanghaiphong.vn

Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 11 hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh làm bài tập môn GDQP 11 một cách dễ dàng.

Câu 2 trang 26 Giáo dục quốc phòng lớp 11: Luật Nghĩa vụ quân sự là gì? Độ tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự, trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự.

Trả lời:

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Giới thiệu khái quát về luật

Luật NVQS gồm: 09 chương, 61 điều.

Bố cục:

Xem thêm: Cây Một Lá: Loại Thảo Dược Trị Ho Hiệu Quả

 Chương 1: Gồm 10 điều: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 Chương 2: Gồm 10 điều: ĐĂNG KÝ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ QUẢN LÝ CÔNG DÂN TRONG ĐỘ TUỔI THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

 Chương 3: Gồm 9 điều: PHỤC VỤ CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ TẠI NGŨ VÀ HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ DỰ BỊ

 Chương 4: Gồm 11 điều: NHẬP NGŨ VÀ XUẤT NGŨ TRONG THỜI BÌNH

 Chương 5: Gồm 3 điều: NHẬP NGŨ THEO LỆNH ĐỘNG VIÊN, XUẤT NGŨ KHI BÃI BỎ TÌNH TRẠNG CHIẾN TRANH HOẶC TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP VỀ QUỐC PHÒNG

 Chương 6: Gồm 5 điều: CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ NGÂN SÁCH BẢO ĐẢM TRONG VIỆC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

 Chương 7: Gồm 4 điều: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC

 Chương 8: Gồm 2 điều: XỬ LÝ VI PHẠM

 Chương 9: Gồm 2 điều: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Nội dung cơ bản của luật nghĩa vụ quân sự:

Xem thêm: 5 Nhà Vệ Sinh Công Cộng Hiện Đại, Miễn Phí Theo Mô Hình Mới Tại TPHCM

a. Những quy định chung.

* Một số khái niệm:

– NVQS là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam. Làm nghĩa vụ quân sự gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị.

+ Công dân phục vụ tại ngũ gọi là quân nhân tại ngũ .

+ Công dân phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị.

+ Công dân làm nghĩa vụ quân sự (tại ngũ và dự bị) nam đến hết 45 tuổi, nữ đến hết 40 tuổi.

* Nghĩa vụ của quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị.

– Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, nhân dân và nhà nước CHXHCN việt nam. Nêu cao tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bảo vệ vững chắc tổ quốc việt nam XHCN và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

– Tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, kiên quyết bảo vệ tài sản XHCN, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.

– Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, điều lệnh điều lệ của quân đội .

– Ra sức học tập chính trị, quân sự, văn hoá, kỹ thuật nghiệp vụ, rèn luyện tính tổ chức, kỷ luật, thể lực, không ngừng nâng cao bản lĩnh chiến đấu.

* Những nghĩa vụ quân nhân nói lên bản chất cách mạng của quân đội, của mỗi quân nhân và yêu cầu họ phải luôn trau dồi bản chất cách mạng đó.

– Mọi quân nhân (tại ngũ và dự bị) trong thời gian tập trung làm nhiệm vụ có quyền và nghĩa vụ của công dân.

– Mọi công dân nam: không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ văn hoá hay nơi cư trú…có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong quân đội nhân dân việt nam.

– Do phụ nữ có đặc điểm về thể chất và sinh hoạt, khó hoạt động trong quân đội nên luật quy định: “Công dân nữ trong độ tuổi từ 18 – 40 có chuyên môn cần cho quân đội, trong thời bình phải đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luỵện. Nếu tự nguyện có thể được phục vụ tại ngũ. Trong thời chiến: Theo quy định của chính phủ, công dân nữ được gọi nhập ngũ và đảm nhiệm công tác thích hợp”.

b. Chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ.

– Huấn luyện quân sự phổ thông (giáo dục quốc phòng).

– Đào tạo cán bộ nhân viên có chuyên môn kỹ thuật cho quân đội – Đăng ký nghĩa vụ quân sự và kiểm tra sức khoẻ đối với công dân nam giới đủ 17 tuổi, nữ đủ 18 tuổi trở lên – nhằm nắm chắc lực lượng để gọi thanh niên nhập ngũ năm sau.

c. Phục vụ tại ngũ trong thời bình.

– Độ tuổi gọi nhập ngũ là nam công dân từ đủ 18 tuổi → hết 25 tuổi, công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 11 hay, ngắn nhất khác:

  • Câu 1 trang 26 Giáo dục quốc phòng – an ninh lớp 11: Sự cần thiết phải ban hành Luật Nghĩa vụ quân sự.
  • Câu 3 trang 26 Giáo dục quốc phòng – an ninh lớp 11: Những trường hợp nào được miễn gọi nhập ngũ và hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình?
  • Câu 4 trang 26 Giáo dục quốc phòng – an ninh lớp 11: Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ.
  • Câu 5 trang 26 Giáo dục quốc phòng – an ninh lớp 11: Nghĩa vụ và quyền lợi của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và dự bị động viên. Trong thời gian hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ thì Nhà nước bảo đảm những quyền lợi gì cho gia đình họ?
  • Câu 6 trang 26 Giáo dục quốc phòng – an ninh lớp 11: Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự nói chung và đăng kí nghĩa vụ quân sự nói riêng.

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 7500 câu trắc nghiệm Toán 11 có đáp án
  • Hơn 5000 câu trắc nghiệm Hóa 11 có đáp án chi tiết
  • Gần 4000 câu trắc nghiệm Vật lý 11 có đáp án
  • Kho trắc nghiệm các môn khác

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Tag: luật nghĩa vụ quân sự là gì lớp 11

Danh mục: Hỏi đáp
Nguồn: https://camnanghaiphong.vn

Hướng dẫn giải bài 2: Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh trang 15 sgk Giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 11. Với cách giải chi tiết, cụ thể và dễ hiểu. Hi vọng, học sinh sẽ nắm được nội dung bài học tốt hơn, hiệu quả hơn.

A. PHẦN LÝ THUYẾT

I. Sự cần thiết ban hành luật nghĩa vụ quân sự

1. Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân

2. Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

3. Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

II. Nội dung cơ bản của luật nghĩa vụ quân sự

1. Giới thiệu khái quát về Luật

Cấu trúc của Luật gồm: Lời nói đầu, 11 chương, 71 điều.

2. Nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự

a. Những quy định chung

Khái niệm: NVQS là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam. Làm nghĩa vụ quân sự gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị.

  • Công dân phục vụ tại ngũ gọi là quân nhân tại ngũ .
  • Công dân phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị.
  • Công dân làm nghĩa vụ quân sự ( tại ngũ và dự bị ) nam đến hết 45 tuổi, nữ đến hết 40 tuổi.

b. Chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ gồm:

  • Huấn luyện quân sự phổ thông
  • Đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kĩ thuật của quân đội
  • Đăng kí nghĩa vụ quan sát và kiểm tra sức khỏe đối với công dân nam đủ 17 tuổi

c. Phục vụ tại ngũ trong thời bình

Đối tượng và độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định như sau:

  • Độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định đối với công dân nam trong thời bình từ đủ 18-25 tuổi
  • Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ 18 tháng, phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kĩ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ và binh sĩ trên tàu hải quân là 24 tháng
  • Thời gian đào ngũ không tính vào thời hạn phục vụ tại ngũ

Đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ:

  • Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe
  • Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận
  • Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%
  • Có anh chị em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ hoặc là học viên tại các trường quân đội, ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng
  • Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
  • Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật
  • Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giao dục theo quy định
  • Hằng năm công dân thuộc diện tạm hoãn được gọi kiểm tra

Đối tượng được miễn nhập ngũ:

  • Con của liệt sĩ, con thương binh hạng một , con của bệnh binh hạng một
  • Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ
  • Con trai thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên
  • Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân
  • Thanh niên xung phong, tình nguyện, cán bộ, công chức đã phục vụ từ 24 tháng trở lên ở vùng sâu xa, hải đảo, biên giới,.... do chính phủ quy định

Chế độ chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tạo ngũ được quy định như sau:

  • Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa,...
  • Từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định
  • Từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;
  • Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác
  • Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác
  • Được ưu đãi về bưu phí
  • Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật;
  • Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thi được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật
  • Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế
  • Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật;
  • Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự.

d. Xử lí các vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự: đảm bảo tính nghiêm minh và triệt để của pháp luật.

  • Người nào vi phạm các quy định thì tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ mà bị xử lí ký luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Trách nhiệm của học sinh

a. Học tập chính trị, quân sự, rèn luyện thể lực do trường lớp tổ chức

b. Chấp hành quy định về đăng kí nghĩa vụ quân sự

c. Đi kiểm tra sức khỏe và khám sức khỏe

d. Chấp hành nghiêm lệnh gọi nhập ngũ

Câu 1: Trang 26 sgk GDQP-AN lớp 11

  • Sự cần thiết phải ban hành Luật Nghĩa vụ quân sự

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 14 sgk GDQP-AN lớp 11

  • Luật Nghĩa vụ quân sự là gì? Độ tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự, trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 26 sgk GDQP-AN lớp 11

  • Những trường hợp nào được miễn gọi nhập ngũ và hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 26 sgk GDQP-AN lớp 11

  • Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5: Trang 26 sgk GDQP-AN lớp 11

  • Nghĩa vụ và quyền lợi của hạ sĩ quan, binh sĩ và dự bị động viên. Trong thời gian hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ thì Nhà nước bảo đảm những quyền lợi gì cho gia đình họ?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 6: Trang 26 sgk GDQP-AN lớp 11

Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự nói chung và đăng kí nghĩa vụ quân sự nói riêng.

=> Xem hướng dẫn giải


Cập nhật: 07/09/2021