Má cá sấu là ai

Shinobu đưa đôi chân thon thả bước quay lại trường sau bao ngày nghỉ ốm.
Miệng cô cười khúc khích, thể hiện rõ tâm trạng như thế nào.

Một ánh màu hồng vút qua khoé mắt Shinobu, đập nhẹ vào vai cô.

"Shinobu - chan~ Ai làm cho cậu hôm nay tươi cười vui vẻ như vậy?"

Mitsuri cười nham hiểm, như kiểu biết người đó là ai nhưng cố tình hỏi.

"Mitsuri~ Cậu thừa biết là ai mà..."

Shinobu đỏ mặt, cô lí nhí nói với cô bạn thân giả ngây giả ngốc.

Mitsuri cười hì hì. Rồi quay lại vẻ mặt nham hiểm khiến Shinobu có chút đề phòng mà lùi lại phía sau.

Bất ngờ, Shinobu đụng phải thứ gì đó, giật mình ngã vào đó theo bản năng.

Hm...Thật ấm...

"Shinobu, em đã khoẻ hẳn chưa mà đi học?"

Một giọng nam trầm cất lên. Nhận được giọng nói trầm khàn quen thuộc, Shinobu bất giác ngoái cổ lên nhìn anh.

Đôi mắt xanh dương vẫn tĩnh lặng như vậy, không chút suy chuyển khi bị đôi mắt to tròn màu tím tử đằng kia nhìn thẳng vào.

Mitsuri đứng ngoài, miệng cô lẩm bẩm mấy chữ...."Họ thật đẹp đôi~... Huheo... Trên thế gian này con mỗi mình mình ế..."

Những câu nói nhỏ, dường như không ai nghe thấy lại vô tình lọt vào tai của một chàng trai vừa đi ngang qua....

Chàng trai ấy, nói nhỏ...

"Em còn có tôi mà~ Mitsuri Kanroji~"

Shinobu ngây ngốc khi nhìn thấy khuôn mặt của Giyuu.

Khoé miệng anh nhếch lên, nhưng chỉ trong chốc lát lại trở lại vẻ bình tĩnh, ảm đạm thường ngày.

Anh cúi thấp người, áp sát mặt Shinobu làm mặt cô đỏ bừng.

Tỏ vẻ ngây thơ nghiêng đầu, ánh mắt mang rõ ý cười.

"Huh? Shinobu?"

"Hả? Hả? Dạ?!"

Shinobu giật mình, thoát khỏi suy nghĩ của bản thân.

Mặt Shinobu đỏ bừng, vô tình nhìn vào đôi mắt xanh lạnh của Giyuu. Thấy ánh mắt anh tràn ngập ý cười.

"Huh~? Ấm lắm sao?"

Giyuu nói, mặt anh lạnh tanh. Nhưng hàm ý câu nói tràn ngập sự trêu chọc.

Shinobu nghe thấy, mặt cô đỏ bừng. Không biết vì bị anh trêu chọc hay do ánh mắt đầy ý cười của anh nữa.

Cọc cằn kéo cô bạn thân Mitsuri đang lạc trôi vào sự mơ mộng vô bờ bến đi về dãy lớp.

____________________
"Không hiểu sao, em vẫn luôn làm tôi thích thú và muốn trêu chọc~ Shinobu Kochou!"

____________________
- Ting!

Sáng cuối tuần, Shinobu đang chìm đắm vào giấc mộng đẹp. Tự nhiên điện thoại cô kêu lên một cái thông báo tin nhắn rõ to, hại cô tỉnh giấc.

Trong cơn mơ hồ, Shinobu không để ý người gửi, đọc tin nhắn có nội dung định rủ cô đi chơi.

Mơ mơ màng màng, định nhắn lại là "Ai vậy?" thì đôi mắt tím oải hương bất giác nhìn lên tên người gửi.

"Tomioka...Giyuu? Hờ...anh ta rủ mình đi chi vậy?"

Mặt ngái ngủ, tay định đặt điện thoại xuống bàn thì đầu óc tự nhiên hoạt động bắt ngờ. Lôi điện thoại lại và đọc thật kĩ từng câu từng chữ.

"Sáng nay đẹp trời. Tôi có mua 2 vé xem phim để đi với Sabito nhưng nó bận, nên tôi rủ em."

( Bí mật ít được bật mí: Sabito mua 2 tấm vé, rủ Giyuu đi nhưng bị anh ta dành lấy và đuổi về phòng trọ làm osin lau dọn nhà cửa)

Shinobu sướng điên người. Tự nhiên crush lại đi nhắn tin rủ đi chơi ai lại không vui chứ? Shinobu nhảy bước chân sáo, vui vẻ chạy vào phòng tắm.

( Bí mật ít được bật mí: Shinobu đã dùng lọ hương liệu đắt tiền của Kanae khiến bả không tìm thấy phải đi mua lọ mới=)) )________________

Shinobu đến trước rạp chiếu phim. Giyuu đang đứng đợi.

Thật là ngạc nhiên!

Shinobu hôm nay đẹp hơn lạ thường. Giyuu đứng hình mất mấy giây.

Cô tết bím tóc dài, để ra sau lưng. Mặc một chiếc đầm có tông màu từ tím đậm đến tím nhạt.

Giyuu nhận ra má mình bắt đầu nóng dần lên, vội vàng "E hèm" cái nhẹ.

"Tomioka - sensei... Mấy giờ phim chiếu ạ~?"

Giọng Shinobu rất nhỏ, lí nhí lí nhí. Nhưng lọt vào tai Giyuu thì hình như những lời nói đó rất nhẹ nhàng và dễ thương.

"5 phút nữa chiếu rồi, vào nhanh kẻo không kịp!"

Giyuu tới gần Shinobu, vội vội vàng vàng nắm tay cô. Kéo cô vào rạp chiếu phim mua bỏng ngô và nước uống.

Bị tấn công bất ngờ, trái tim thiếu nữ của Shinobu làm sao chịu nổi? Bình thường Giyuu rất nhát mà? Sao hôm nay tự dưng bạo vậy?

_________________....

Shinobu sợ hãi co rúm người lại, ôm chặt cánh tay của Giyuu.

Ờ....ừm....

Sabito không nói là anh ta mua vé xem phim kinh dị...

Nhưng dù gì... Cảm giác che chở một cô gái nhỏ bên cạnh...cũng không tệ lắm...__________________

2 tiếng chiếu phim ngắn ngủi trôi qua. Giyuu vẫn luyến tiếc cảm giác được bảo vệ Shinobu...

Tâm trạng sau khi ra khỏi rạp của anh rất tốt. Nhưng cô thì ngược lại. Cô cho rằng anh cố tình chọn phim kinh dị để doạ cô sợ...

Nhưng hình như...trong lúc đó, cô có nghe thấy...

"Ngoan! Không sợ, có anh đây rồi..."

Nghĩ tới lại làm má Shinobu đỏ bừng lên. Thật ngại quá mà~~~~_________________

Giyuu đưa Shinobu ra công viên, không khí trong lành, thoáng đãng. Tâm trạng cô rất tốt!

Bất chợt, Shinobu dừng lại, Giyuu tỏ vẻ khó hiểu.

Miệng cô lắp bắp...:

"Tomioka - sensei! Em...em"

Lời nói của Shinobu bị chặn lại khi có một cái bóng vụt qua, bám vào tay của Giyuu.

"Surprising~ Giyuu~ Ngạc nhiên chưa~?"

Đập vào mắt Shinobu là một bé gái cao khoảng 1m5, cô bé có mái tóc đen, dài tới cổ. Cùng với cặp mắt xanh dương ngọc hút hồn.

"Makomo...Đừng tùy tiện gọi tên anh như thế!"

"Mồ~ Tại sao chứ~? Em và anh cùng Sabito - kun cùng lớn lên mà~"

Shinobu...bị coi là vô hình. Hai người đang tranh luận trước mặt cô. Có chút tủi thân... Hai chữ "Thích Anh" không thể thốt ra. Hừ! Quá là yếu đuối mà...

Giyuu cố gắng bỏ tay Makomo ra khỏi cánh tay vạm vỡ của anh. Rồi quay ra định nói gì đó với Shinobu, nhưng cô lại nói:

"Tomioka - sensei, em rất vui, cảm ơn vì đã đưa em đi!"

Dứt lời, cô quay lưng chạy đi trong sự bỡ ngỡ của Giyuu._________________

Cô chạy mãi...

Hai chân như muốn nổ tung...

- Đoàng!

Tiếng sấm văng lên rung động cả nền trời âm u. Mới vài phút trước vẫn còn trong xanh, vậy mà...

Mưa xuống...

Shinobu đi về trong mưa, mũi cô sụt sịt sụt sịt, nước mắt hoà cùng với nước mưa...

Bộ áo đầm xinh đẹp mới mua mới mặc lần đầu...

Đã ướt, ướt từ trên xuống dưới...

Shinobu khuỵu xuống đất, cô khóc...

Những tiếng khóc vang vọng trong mưa...

Lần thứ hai...

Lần thứ hai...Cô tỏ tình anh...

Đều trong ngày mưa...

Tại sao chứ?

Cô thích anh cơ mà? Tại sao hết người này đến cái khác ngăn cản lại vậy?

Cô bé kia...

Makomo gì gì đó...

Xinh xắn, dễ thương...

Lại còn lớn lên cùng...

Cô hẳn đã thất bại trong cuộc chiến lần này rồi...

______________________________________Surprising~ Đăng đêm có ai để ý hong tar~??(づ。◕‿‿◕。)づ

#Yuu

Trại cá sấu

Hồ Anh Thái

12:45 CH @ Thứ Bảy - 26 Tháng Mười, 2013

Cần phải sòng phẳng ngay từ đầu rằng trước tác này không có gì liên quan đến thế giới động vật. Phải nói toẹt ra mất lòng trước được lòng sau, cơ quan nào có nhiều nữ nhân viên xấu, nhà ai có nhiều con gái xấu, thì đấy... cái cụm từ đập vào mắt bạn đọc ngay trên tiêu đề: Trại cá sấu.

Lối nói này ban đầu thịnh hành trong đám thị dân HàNội, rồi sau lan ra cả đằng ngoài, rồi sau lan vào cả đằng trong, lan vương vãi theo cả kiều bào xa tổ quốc. Thời điểm cao trào, một nhân vật phụ trong truyện này còn phát biểu: "Bảo với chúng nó nhá, chúng nó cặp nhiệt độ nhau thì phải kiếm chỗ cho bất khuất, đừng có Nghĩa Lộ quá trước mắt bà, bà Lũng Cú lên, bà thịt băm cho mấy nhát thì anh ả đứt phựt đây đàn. Lối nói ấy cho phép tính từ chuyển hóa thành động từ danh từ, danh từ riêng chỉ một vùng đất có thể biến thành động từ tính từ, chính tả phát âm có thể bị khinh mười lăm phút.

Đọc đến đây, sao cũng có nhà biên tập hạ bút phê viết thế này là hỏng, chọn đối tượng để viết thế này là sai lầm ngay từ đầu. Viết về cái xấu, xin hãy chọn cái xấu về tâm hồn về nhân cách, bằng không an toàn nhất là cứ viết về cái đẹp, nếu thiếu cái đẹp nội dung thì ít ra vớt vát bằng vẻ đẹp bên ngoài.

Không, xin được cắn rơm cắn cỏ trình bày với nhà biên tập kiêm nhà phê bình: xung quanh chuyện xấu đẹp, lâu nay mới chỉ thấy người ta viết về ba loại đối tượng:

1 - Người đẹp về tâm hồn.
2 - Người đẹp về hình thức.
3 - Người xấu về tâm hồn.

Đến đó là chấm hết. Bộ tứ bình thiếu mất một chiếc. Vế thứ tư hầu như bị phớt lờ. Bị phớt lờ tức là để im lặng cho nó rơi vào lãng quên, một thứ silent treatment. Bị phớt lờ cũng tức là gây tò mò gây thu hút kích động khám phá. Văn chương chỉ chịu viết về ba đối tượng đã được lên khung ấy là thứ văn chương không theo kịp đời sống mất rồi: Ai cũng phải công nhận ngày nay bao nhiêu người đẹp đều đã đeo khẩu trang bằng hết: trong bệnh viện thì họ là bác sĩ, y tá, hộ lý hoặc bệnh nhân đường hô hấp, ngoài đường họ là những nàng thích khách bịt mặt phóng xe máy cảm tử. Chỉ còn lại những người xấu với nhau không đeo khẩu trang trơ mắt ếch nhìn nhau. Đấy, người xấu là đa số áp đảo khắp nơi mà văn học không chịu dành cho họ một mảnh đất cắm đùi, văn học cứ lờ họ đi, càng thêm kích thích tò mò. Người soạn trước tác này phải thú nhận mình thiếu bản lĩnh, không vượt lên được thói hiếu kỳ tầm thường, cứ bị hút vào bị kéo lê theo cái đề tài các bậc cao thủ văn chương đã ngồi xổm lên. Thôi thì xin phép. Thôi thì vô phép. Xin được bắt đầu:

Năm thứ hai thế kỷ hai mươi mốt ở vùng kia có một trại cá sấu.

Nói rằng cả hai nàng xấu tức là đã nôm na hóa một khái niệm. Hàng phố láng giềng thường bảo hai nàng đẹp giai như bố. Chính xác tuyệt vời. Ngôn ngữ bình dân ấy xứng đáng đưa lên cân tiểu li và bày bán từng chỉ từng lượng.

Nhưng cũng không thể tả chân theo kiểu ông Nam Cao, một nhà văn táo tợn đối diện với cái xấu ngoại hình của đàn bà: "Cái mặt của thị thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang hơn bề dài". Văn chương thị dân ngày nay không ai viết thế. Giọng văn phải được chèn được kê được chêm được đệm như đã trình bày ở trên. Hai nàng nhân vật chính của tôi phải được tả là một mắt nhìn núi Đôi một mắt nhìn sông Nhị, một thân hình rắn giả lươn một thân hình cá trắm lai cá chép trứng, một khuôn mặt sủi cảo một khuôn mặt mưng mưng thủ lợn thiu, răng cửa phi nước đại răng hàm đi nước kiệu. Thôi, nói tóm, hai nàng xấu, nói từ đầu rồi, đay mãi làm gì. Cái xấu ngoại hình là tội của tạo hóa, tội của mười hai bà mụ thợ thủ công mỹ nghệ kém tay nghề, tội của ông bố đẹp giai cứ muốn con gái mình cũng đẹp giai theo.

Cả hai cá sấu đều đã ngoài băm, băm đã vài ba nhát. Cá Sấu 1 an phận, đi làm thì chớ, về nhà ở tịt trong nhà sống chung với ảo tưởng hồi mười tám đôi mươi mình cũng tươi ngon như ai. Cá sấu 2 hùng hục lao ra ngoài hoạt động xã hội theo mất mấy bà sồn sồn tứ tuần ngũ tuần lục tuần. Chiều tối mất phó Đoan đi đánh ten nít. Sáng sớm mốt tiên nữ hạ thủy đến bể bơi. Bể bơi nước biếc đong đưa cái mình xà giả lươn, tròng trành con mắt núi Đôi sông Nhị. Phô trương mời chào đồ ăn sẵn như thế thì ở nơi nào cũng có thực khách. Đàn ông thích đồ ăn sẵn. Cơm nóng sốt, cơm nguội, hơi hẩm một tí, hơi ôi một tí, hơi thiu một tí mà sẵn mà dễ thì cũng xong, chén tuốt.

Nãy giờ xem ra tác giả này thù đàn bà, nhân vật đàn bà nào của gã cũng xấu cũng mưu mô ti tiện cạm bẫy, không thì cũng hoang tưởng thần bí. Xin quý độc giả kiên nhẫn đọc tiếp, nhân vật đàn ông ở đây cũng chẳng kém, thậm chí còn xấu hơn.

Người đàn ông bên bể bơi xơi ngon cá sấu 2 là một họa sĩ. Họa sĩ đến bể bơi, có mà chuyện lạ? Đã có một kết luận chưa được kiểm chứng rằng họa sĩ nhem nhuốc màu nước màu dầu đất sét thạch cao là kẻ thù không đội trời chung các loại nước, trừ nước có nồng độ cồn. Nhưng cam đoan không dám bịa tí nào, bể bơi mấy hôm ấy có một họa sĩ hạ cố tìm đến, chàng đi tìm một người mẫu cho công trình sắp tới. Mục tiêu ban đầu chỉ là người mẫu, nhưng mà nàng dễ quá nhưng mà nàng sẵn quá, họa sĩ đưa cá sấu 2 về xưởng họa ngả bàn đèn trước, ngả xong thì cặp làm bồ. Họa sĩ thấy cái mình xà của nàng là đẹp, nhất dáng nhì da thứ ba mới đến mặt. Mặt đẹp da đẹp dáng đẹp họa sĩ có nhiều rồi, cô bồ mới tuần trước đá đểu họa sĩ là một người mẫu kiêm hoa hậu kiêm MC dẫn chương trình. Bây giờ vồ được cá sấu 2, họa sĩ đắc thắng ngầm đã báo oán được con bồ cũ, cho nó thấy tắt đèn thì cao ốc cũng như nhà cấp bốn, cho nó thấy khoảng cách từ cái đẹp đến cái xấu chỉ có một li, cho nó thấy cá sấu chứ không phải nó sẽ nổi tiếng sẽ đi vào lịch sử hội họa.

Hôm gặp nhau lần đầu ở bể bơi, họa sĩ khen cái phom cá sấu 2, mỗi lời khen là một cục nước bọt bắn tóe ra trúng đâu thì trúng. Một cục thong thả tìm chỗ đậu trên má cá sấu 2. Nàng vờ như má mình mất cảm giác, vờ không biết trên má có UFO vật bay lạ chưa được xác định. Nhưng bản tính họa sĩ thẳng thắn phũ phàng, chàng thản nhiên lấy mu bàn tay quệt ngang lau sạch má cho nàng. Lát sau cục nữa. Lại lau. Cục nữa. Lại lau. Nàng ngấm ngầm hãnh diện mình được chàng cư xử âu yếm.

Ngay tối hôm ấy cả đôi đưa nhau tới một quán sinh viên. Thuở karaoke còn là mất, họa sĩ đã đi tiên phong. Karaoke là tổng hợp của nhiều ngành nghệ thuật, có âm nhạc, có lời thơ, có điện ảnh truyền hình giao duyên, họa sĩ đắm chìm trong đó là dễ hiểu. Nhưng bây giờ sành điệu là phải cầm micrô hát trước khách hàng. họa sĩ có vẻ đã sành điệu quán này, chàng giật phắt micrô từ tay MC băm băm bước ra. Áo thổ cẩm Mèo không biết là màu chàm hay màu đen. Nước da thâm không phải vì sắc tố đa mà thâm màu lười tắm. Giọng ngầu. Hát bài Giết người yêu. Giết người yêu giết người yêu. Càng thêm chứng tỏ là ta yêu nhiều. Giết người yêu giết người yêu. Càng thêm chứng tỏ là con ấy điêu. Nước bọt phun như sương muối. Khán giả rú rít. Lại đi. Lại đi.

Đọc lên thấy họa sĩ có vẻ ngầu. Nếu bạn đọc có cảm giác ấy thật thì đó là lỗi của người viết. Thực sự họa sĩ thấp bé như cái dải khoai héo, khung người xộc xệch, đi đứng xiêu vẹo chỉ có chân phải giẫm vào chân trái mà tự ngã, chẳng cần đồng nghiệp đểu đẩy xô ngáng khoèo xin bát cơm nguội. Người thế mà đã xong đời vợ thứ tư, mỗi vợ đẻ một đứa, mỗi vợ khi chia tay đều đã trở thành họa sĩ. Chàng có biệt tài biến tất cả những người đàn bà từng lên giường với chàng thành họa sĩ cho dù trước đó họ là cô bán phở, cô kế toán, cô y tá, cô ôsin.

Đồ thị xuôi xẻ như vậy thì tương lai của cá sấu 2 sẽ ở chân trời hội họa. Hội họa thời nay đồng nghĩa khá giả, có tiền mua biệt thự thời Pháp nội thành, dăm ba miếng đất khu công nghệ cao, một vài quả đồi Sóc Sơn đặt vào đôi ba nếp nhà sàn. Tranh nghệ thuật bán được thì bán không bán được úp tường để đấy chờ sự phán xét của công chúng và thời gian là hai thứ bùa hộ mệnh cuối cùng của kẻ bất tài. Trong khi ngồi chờ, ta vẽ tranh trang trí dễ nhìn để bán cho Tây, yếu hơn tí nữa ta vẽ tranh tân gia, tranh ghelơri bờ hồ, tranh xúvơnia. Kiểu gì cũng bán được. Hình họa kém ta trốn vào trừu tượng nguệch ngoạc mù mờ nhìn lâu thấy đẹp. Trừu tượng mãi không ăn thua thì ta trốn sang sắp đặt installation, trốn sang hội họa biểu diễn performance art. Mỗi lần trốn là một lần thu hoạch.

Lần thu hoạch này họa sĩ xin được cái tài trợ của quỹ Tô quỹ Pho quỹ Philíp, ba bốn cái quỹ xúm vào đánh hôi mới đủ cho chàng làm một cái giao duyên sắp đặt và biểu diễn. Mượn bối cảnh vườn Bách thảo. Những tấm xô vải màn băng bó quanh các gốc cây. Mực đỏ đổ choe choét lên xô trắng. Đấy là thiên nhiên đang bị thương đang đổ máu, hãy cứu lấy thiên nhiên. Thời nay phụ nữ đã có KôtếchOaiXóptina luôn luôn giúp bạn tự tin, thời xưa chưa xa thì không tự tin bằng, chỉ có vải màn. Ai vào xem triển lãm của họa sĩ nhìn xô trắng mực đỏ cũng tăng nỗi hoài niệm về một thời thiếu tự tin. Nhìn sang gốc cây bên kia, họa sĩ và cá sấu 2 mỗi người chỉ độc cái khố, trát bùn từ mặt xuống chân, ôm nhau quấn cuộn trong một vũng bùn như hai con cá tát ao thoi thóp giãy đành đạch. Lại còn âm nhạc nữa, mấy cái loa thùng treo trên cây, một bài hát sáng tác riêng cho sô này thất thanh: Bạn có nghe môi trường khóc môi trường cười? Còn ngoặc thêm điệp khúc: Hi hô hì hồ. Hi hô hì hồ. Như hành khúc bảy chú lùn.

Cá sấu 2 đang nhem nhuốc ngoi ngóp trong vũng bùn thì được ông đạo diễn điện ảnh tới xem mời đi đóng phim luôn. VaiMỵ Nương.

Mỵ Nương của Trương Chi? Giao cho một cô cá sấu vai diễn mơ ước của bao nhiêu thế hệ mỹ nhân? Ngày xưa có bao nhiêu mỹ nhân đều chạy hết lên màn ảnh. Bây giờ có bao nhiêu mỹ nhân đều bỏ màn ảnh chạy ngược trở lại ngoài đời, ra đến ngoài đời rồi thì khẩu trang bịt mặt tránh ô nhiễm môi trường. Mười cô HànQuốc gặp trên đường chỉ có hai cô đẹp, trong hai cô ấy chỉ một cô có quyền lên phim. Mười cô Việt Nam gặp trên đường chỉ có hai cô xấu, trong hai cô ấy thì cô kém tài hơn lên phim. Các đạo diễn bạn của họa sĩ bảo: Quan niệm cái đẹp thời nay không chỉ khác trước mà là cả một cuộc cách mạng.

Ông Đạo Diễn muốn làm cuộc cách mạng bắt đầu từ phim Trương Chi. Người đời bảo anh Trương Chi thậm xấu, trong phim ông Trương Chi đẹp trai ngời ngời. Người đời bảo anh ta hát thì thật hay, trong phim ông Trương Chi hát như dở hơi. Người ta bảo nàng Mỵ Nương con quan xinh đẹp tuyệt vời, đã thế thì ông chọn ngay một cô cá sấu. Người ta bảo chuyện Trương Chi đâu như ở xứ Bắc, đã thế ông cắp ngay cá sấu 2 vào SàiGòn làm phim.

Kịch bản viết Mỵ Nương chèo thuyền thúng đi tìm Trương Chi. Cả đoàn ra đến bờ sông thiết kế mỹ thuật và phó đạo diễn mới bảo vùng này không có thuyền thúng. Đạo diễn gầm lên chết cha tôi rồi, tư tưởng của người ta nhân văn của người ta là ở cái thuyền thúng ấy, nó tròn đầy nó viên mãn nó đối nghịch với tâm trạng chưa thỏa mãn của Mỵ Nương. Nhưng bây giờ muốn có thuyền thúng từ miền Trung gửi vào thì phải chờ hai ngày, đội giá lên mấy triệu, nếu bốc cả đoàn đi ngay ra ngoài Trung thì đội giá lên cũng bằng ấy triệu. Thôi thà mấy triệu ấy để lại chia bôi chủ nhiệm và đạo diễn thêm được vài lượt em út. Không có thuyền thúng đi tìm một cái thuyền nan. Thuyền nan cũng không có. Thôi thuê ngay cái xuồng máy kia kìa, tháo cục máy ra cho có vẻ thủ công. Chủ xuồng đòi ngày công hai trăm ngàn. Chả đại thuê xuồng mà làm hao hụt thu nhập. Cuối cùng phải mượn mấy cây nứa tháo ra từ một bè cá cho Mỵ Nương đứng lên giả vờ làm bè chèo đi.

Mỵ Nương lóng ngóng chèo một lúc cũng xong, cũng gặp được Trương Chi trên bến sông. Chàng bỏ chạy. Nàng đuổi cật lực. Phó đạo diễn hô Trương Chi chạy chậm thôi ra khỏi khuôn hình bây giờ. Người chạy đã không được phép chạy nhanh thì người đuổi cũng phải giảm tốc độ đuổi như giả vờ.

Giả vờ mãi rốt cục chàng và nàng cũng gặp được nhau. Mỵ Nương giáng cho Trương Chi một cái tát uất giận. Trương Chi choáng óc chửi giọng Nam Bộ đờ má sao đám tát thiệt, giả bộ thôi nghe, tao đập cho bể sọ đó. Mỵ Nương sợ ngay, hai đúp sau chỉ dám tát như phủi bụi trên má chàng, động tác hệt như họa sĩ chùi nước bọt trên mặt cá sấu 2.

Xong, cá sấu 2 đi vòng ra sau máy, thấy Đạo diễn ngồi bên màn hình monitơ đang để cho một cô vầy vò mái tóc sáu mươi hai tuổi đen nhức đáng ngờ của ông già kỳ này tính chuyện vô SàiGòn hẳn đó à? SàiGòn hổng phải nghĩa trang văn nghệ sĩ đâu nghe mà anh chị nào về hưu chấm đứt sự nghiệp cũng chuyển vô SàiGòn. Một anh giai sáu mươi hai để cho một con hăm lăm nói với mình giọng ấy thì rõ ràng anh đã trót ngả bàn đèn nó trên cái giường tuyển diễn viên của anh rồi. Đạo diễn lả lơi đấu hót với nó, hổng phải nghĩa trang mà là lò luyện thi, người ta về hưu vô đây chuyển sang dạy học cho các lò luyện thi diễn viên điện ảnh triển vọng. Miệng nói, hai bàn tay đạo diễn chu du trên người con kia theo kiểu muốn đặt tay vào đâu thì đặt. Con kia cũng ngả người theo kiểu muốn làm gì thì làm. Giống hệt tư thế cá sấu tối hôm trước trong phòng Đạo diễn. Thế là cá sấu đi vòng sang lạnh lùng tát hai cái vào mặt con kia. Tát thiệt, hổng phải giả vờ cóng róng trầy trật như đóng phim. Này thì nghĩa trang. Này thì lò luyện thi.

Cái đẹp du hành qua nghệ thuật và còn ở lại. Hình như một danh nhân đã nói vậy. Nếu không bỏ quên mất một nửa cặp phạm trù thì cũng có thể nói cái xấu du hành qua nghệ thuật và còn ở lại. Vốn liếng nghệ thuật còn lại của cá sấu 2 là một bộ phim. Vốn liếng còn lại là hai ca khúc sáng tác cho riêng nàng, một là Bạn có nghe môi trường khóc môi trường cười, một là bài hát cho phim Trương Chi, ca sĩ lạm dụng luyến láy, hát một nốt thành bảy nốt, hát theo lối rất mất vệ sinh môi trường Anh Trương Chi anh đừng đi anh đừng đi í ì…ị. Xong phim thì cá sấu 2 đã có một đám bạn bè văn nghệ mang cả về nhà cho cô chị trổ tài nấu nướng. Bây giờ xin được chuyển sang nhân vật cô chị này.

Người đẹp có cái đáng yêu là hoang tưởng về trí tuệ của mình. Các cô cá sấu cũng vậy, cô nào cũng là một bồ hoang tưởng. Mình không đẹp nhưng duyên thầm, cô nào sau một hồi tuyệt vọng ngắm mình trong gương đều đi đến một kết luận như thế. Hoang tưởng là vũ khí hiệu quả tiêu diệt cái nghiệt ngã của thực tại. Người đẹp người xấu đều nghiện hoang tưởng như nghiện tiền bạc danh tiếng địa vị, chí ít cũng như nghiện rượu nghiện thuốc nghiện giai nhân. Cá sấu 1 thường hội thảo với chị em cơ quan rằng đàn ông trong ngõ phố nhà nàng mười thằng thì cả mười là con yêu râu xanh. Chúng lượn lờ chúng lảng vảng chúng ám quẻ chúng huýt sáo trước cửa sổ phòng nàng. Nàng mà ra khỏi nhà một bước là chúng nhìn chằm chằm hai điểm trên một điểm dưới, chúng nhìn như lột vỏ bóc tem. Mỗi lần người nhà đi vắng lâu, một mình ở nhà nàng đều rơi vào tình trạng trần trụi giữa bầy sói. Chị em cơ quan nghe nàng nói vậy thì biết vậy, gái già băm mấy nhát lại cá sấu thế kia, đã cá sấu lại đắm chìm trong tiểu thuyết là cái thứ xui người ta nuôi dưỡng ảo tưởng.

Đọc sách mãi sinh ra cái bệnh cứ như mình quen hết tác giả. Chị em khen cái áo len mới của nàng trông rất trang nhã, nàng khoe ngay là áo của BảoNinh đem tặng. Nàng chìa ra cái ví đầm Gucci khoe ví của NguyễnQuangThiều tặng. Nàng mua táo Mỹ đem đến cho chị em ăn bảo táo HồAnhThái hôm qua đi Mỹ mang về. Chị em lại cười thầm, Bảo Ninh Nguyễn Quang Thiều còn nghe được chứ Hồ Anh Thái bọ không ăn của ai thì thôi, ai mà ăn được gì của bọ.

Hồn nhiên vô tư vậy mà có ông thầy bói bảo năm nay nàng hạn lớn, người hư hại nặng. Âu sầu được mấy hôm. Rồi đâu lại hoàn đấy, lại hân hoan yêu cái đời hết anh này đến anh kia tặng quà. Nàng ghé vào nơi bán đồ hiệu chọn một cái đồng hồ thật sành điệu, định bụng đến nói xa xôi với chị em rằng hôm qua anh Nguyễn Huy Thiệp đến chơi anh ấy mới có một khoản nhuận bút thật lớn. Mua xong đồng hồ ra thì cái xe máy đã tan vào cõi vô cùng. Mất xe, thế mà phản ứng đầu tiên là nàng suýt nữa hét lên sung sướng. Thế là cái xe tịch chứ không phải nàng tịch. Của đi thay người.

Nhưng mất cái xe cũng là hạn lớn. Hạn bao giờ cũng để đẩy người ta lui vào cõi huyền bí tâm linh. Gã đồng cô bạn của người quen gặp ở quán bún ốc bảo chị phải xoay hướng bàn thờ đi, xoay xong là châu về hợp phố, bao nhiêu đồ đánh mất ùn ùn kéo về tìm chủ cũ cho mà xem. Cá sấu 1 đưa cho Đồng Cô một triệu mua hộ bàn thờ mới, thêm sáu trăm nghìn mua hộ đồ thờ.

Câu trước nói chuyện lập bàn thờ, câu sau Đồng Cô bảo em có buổi lên đồng hôm nay em đến muộn mất, chị đi với em. Cá sấu 1 như bị ốp đồng đi theo ngay. Ngang qua Bờ Hồ, Đồng Cô lẻo bẻo người ta vừa bỏ dự án xây thêm ở đây ba cái WC Wouldcup hệ thống ngầm, không thì từ nay cứ đi ba trăm mét lại có quyền tháo nước trong lòng em ra một cái, thôi chết nói chuyện nhà vệ sinh là em lại sắp tiểu luận, chị đựng xe chờ em vào thử chất lượng cái Wouldcup cũ. Nàng sợ cái cảnh phải đứng trông hai chiếc xe trước nhà vệ sinh bảo thôi đi đến nơi rồi hãng tiểu luận.

Đồng Cô vừa đến nơi, mấy ông bà cung văn hớt hải chạy ra bảo sao đến muộn thế khách ngồi chờ ướt cả đít rồi kia kìa. Gã đâm sầm vào trong, khoác lên người một tấm hoàng bào, thắt ngang lưng một cái khăn nhiễu hoa lý, đội lên đầu một cái khăn xếp tía, tay cầm hai thanh kiếm như hai cái que khụng khiệng bước ra. Các cung văn ồ cả lên úi giời úi giời rồi trào lên hát. Chả mấy khi cậu HoàngBơ xe loan giá ngự về đồng. Bên tả có pháp sư dâng câu phú. Bên hữu có các pháp sư thanh đồng chuốc rượu hầu dâng. Gã Đồng Cô vụt một cái thành cậu HoàngBơ ông hoàng tử chết trẻ nhảy thách lên quay cuồng theo tiếng trống tiếng mõ. Cả điện thờ như cũng lắc lư ngất ngư theo, cũng lung lay lúc lắc theo. Các cung văn réo rắt Giăng thanh gió mát tràn trề là tràn trề. CậuHoàngBơ lên ngựa. CậuHoàngBơ ngã ngựa. Cậu cầm chén rượu. Các cung văn nỉ non chuốc chén rượu đào hội quần tiên chuốc chén rượu đào. Cậu hớp chén rượu, mắt cậu lờ đờ, mặt cậu chan chan mồ hôi, điệu bộ cậu thẫn thờ ẻo lả. Rồi bất thần cậu lại nhảy tót lên như lên lưng ngựa, lại rung lại lắc lại bốp bốp chát chát phi nước kiệu. Các cung văn nài nỉ rên rỉ Cung văn hát hay quá cậu ban tài phát lộc cho cung văn rồi cậu hẵng đi nào. Từ trên lưng ngựa cậu bất thần rung giật toàn thân, một dòng nước sè sè mở vòi chảy ra từ phía dưới cái thắt lưng hoa lý. Khai mù. Cá sấu 1 tỉnh ngay khỏi cơn mê muội trong điện thờ, lại còn nghĩ thằng này ăn mặn. Ăn hại nữa.

Quả nhiên. Đồng Cô cầm một triệu sáu ra đi không bao giờ trở lại. Gọi điện đến nhà chả bao giờ gặp. Tìm đến tận nhà, người nhà nó bảo em biết nó ở đâu bảo hộ tôi, chúng tôi cũng đang muốn gặp nó. Mấy tháng trời tự nhiên thành nặc nô đi đòi nợ mà chẳng đòi được. Xem ra chỉ có ông thầy bói là nói thật, năm nay không chết thì cũng tiền mất tật mang, đã đành hân hoan của đi thay người, tìm đến thánh thần xin thì thánh thần cũng cầm tiền đi nốt không cho lập bàn thờ. Thế thì còn biết tin ai?

Ngơ ngác. Hoang mang. Thần sầu một mình. Đúng lúc ấy cô em sồn sồn dẫn về mấy chàng nghệ sĩ. Căn nhà hai chị em thoáng chốc tràn đầy nghệ thuật, tất cả như một nhà, tất cả nhào trộn hết vào nhau. Tưng bừng thâu đêm suốt sáng, chén rượu cuộc cờ, đánh chắn đánh phỏm, lúc đêm hôm tắt đèn người phòng bên này đi nhầm sờ soạng sang phòng bên kia. Đôi ba ngày lại có cuộc xích mích dù kết cục bao giờ cũng có thỏa hiệp, bông hoa này là của chung. Xích mích tăng huyết áp lên thành mâu thuẫn khi cá sấu 2 nhìn thấy họa sĩ vừa nói chuyện với chị mình vừa đưa tay lau cục nước bọt đậu trên mặt chị. Thêm cục nữa. Lại lau. Cục nữa. Lại lau. Mâu thuẫn tăng huyết áp lên thành xung đột: chỉ một tháng sau nàng rụng rời thấy chị mình dựng giá vẽ rồi bôi màu lên đó. Cô chị đã thành họa sĩ. Nàng đã cướp sớm mất cái tương lai mỹ thuật của cô em mà đúng lý ra cô em đã lên giương với họa sĩ trước thì phải trở thành họa sĩ trước.

Nghe không xuôi. Lý thuyết chiếm hữu thực, kẻ nào chiếm đất trước kẻ ấy có quyền canh tác trước, khó vận dụng vào trường hợp này. Mọi cái xấu đều có quyền bình đẳng trước nghệ thuật. Đãlà cá sấu thì 2 hay 1, 1 hay 2 đều chỉ mang một ý nghĩa.

Xung đột trong trại cá sấu được những ba nghệ sĩ xúm vào giải quyết. Họ tự thấy phải có trách nhiệm vì cái tội họ hay nhầm 2 thành 1, 1 thành 2 trong những lúc bài bạc khuya sớm. Giải tỏa. Giảm căng thẳng. Lọt sàng xuống nia, chẳng ai lãi chẳng ai lỗ vụ này. Chàng Nhạc sĩ hóa ra lại có tài hơn họa sĩ trong chuyện xem tướng mặt. Chàng sẽ đưa cả hai nàng đi mỹ viện của thằng bạn, mỗi nàng sửa sang tí chút là đẹp tưng bừng, lại giải được hạn. Cá sấu 1 có cái mũi giải ngân, tiền bạc có bao nhiêu cũng mất, chỉ cần cơi nới cái mũi hẹp là trong nhà sẽ thành đảo giấu vàng. Cá sấu 2 chỉ cần bơm môi bồi mắt láng mặt căng tai là thành tuyệt thế giai nhân. Chi phí Nhạc sĩ chịu tất, chàng vừa bán được năm ca khúc cho phim truyền hình, ba cho kịch, hai cho chương trình thời trang. Khi cần sẽ có viện trợ không hoàn lại của Họa sĩ và Đạo diễn.

Mỹ viện. La liệt các nàng ngồi chờ tháo băng, băng keo trắng dán đầy mặt, băng viền quanh mắt, băng trên chỏm mũi, băng nâng được cằm. Ùn ùn các nàng mới đến xếp hàng, tháo khẩu trang bịt mặt ra đứng chờ. ôi trời, các mỹ nhân đi trên đường bịt kín mặt gợi nhiều phỏng đoán gợi nhiều ao ước, tháo khăn ra mới biết còn thua đám cá sấu không bịt khăn.

Khung cảnh ấy chỉ có chủ mỹ viện mới chịu được. Gã này giọng eo éo bẹt chẹt, dáng đi uốn lượn bạch xà, tay mềm như bún vuốt ve trên người trên mặt các nàng. Như vuốt ve gỗ đá. Đàn ông làm những nghề thường xuyên động chạm vuốt ve đàn bà phần nhiều đều chung tình trạng ấy. Nghề múa, nghề đỡ đẻ, nghề trang điểm, làm đầu, nghề phẫu thuật thẩm mỹ. Họ mà còn biết mơn trớn rung động thì họ đã ăn dày của tạo hóa.

Phòng xử lý vang động tiếng kêu khóc rên xiết của các sinh linh. Cá sấu 2 mổ mắt. Đôn môi. Hai cánh tay đầy lông mỗi lần rửa tay lại vằn vện chân hổ bây giờ được dán băng keo mỏng như lụa. Chủ mỹ viện phũ phàng xé băng keo xoạc một cái, lông tay đi bằng hết. Sang phần hàn xì răng hàm mặt, que hàn khói tỏa mịt mù mùi bún chả quá lửa. Nàng tru lên từng hồi sói con thèm thịt tươi. Nước mắt nước mũi giàn giụa.

Cá sấu 1 bình tĩnh hơn nhiều. Cái mũi giải ngân chia tay nhé từ đây. Mấy cô ngồi chờ đến lượt hoang mang bảo nhau nghe đâu có người nâng mũi về không chịu kiêng cữ theo chỉ dẫn, đến khi tháo băng thì mũi đổ như cột điện đổ, để lại hai cái lỗ, hai khoảng trống không gì bù đắp nổi. Cá sấu 1 cho ra ngoài tai hết. Cắn răng cho một tương lai nhiều tài lộc, một tương lai tuyệt thế giai nhân.

Thôi xong. Đến đây vừa lúc phải biết điều mà dừng bút. Nhà biên tập bảo gã viết ai cũng xấu. Đàn bà xấu. Đàn ông xấu. Một nửa đàn ông là đàn bà cũng xấu. Loại cây bút ấy lần sau chỉ còn một cách cứu vãn là đi viết phim thế giới động vật. May ra.

Nhưng độc giả mình chưa quen hết truyện mà không có kết cục, vậy xin viết thêm vài dòng kết thúc vụ hai cô cá sấu đi mỹ viện. Hôm tháo băng, cả chủ thể lẫn khách thể ai ai cũng hồi hộp. Chủ mỹ viện hồi hộp, chưa bao giờ gã dồn hết tâm huyết và tài năng như hai ca này, gã chắc mẩm đây là kiệt tác của đời gã, xong đây đóng cửa phủi tay ngồi hưởng vinh quang đến hết đời cũng cảm lòng. Ba nghệ sĩ hồi hộp, tiền nhuận bút đổ hết vào đây cho một canh bạc nghệ thuật lấy cá sấu làm đối tượng đầu tiên trên hết và duy nhất. Hai nàng cá sấu hồi hộp thế nào thì khỏi nói, hai nàng đã được đành quá nhiều số chữ trong trước tác này.

Tháo băng. Hệ thống Lumière et Son âm thanh và ánh sáng kiểu Pháp rực rỡ chói lói. Ghế xoay tròn, nâng lên cao các thế nghiêng ngửa. Hệ thống gương sáu mặt soi rõ đối tượng hình học không gian.

Nói thì bảo là bịa, nhưng nhân chứng vẫn còn đấy, báo chí đưa tin vẫn còn đấy: Xong mỹ viện, cá sấu 2 đã biến thành cá sấu 1, cá sấu 1 thành cá sấu 2, nàng cá sấu và ba chàng nghệ sĩ kiểu gì cũng dàn xếp được. Chỉ lo cho người đọc thiên truyện này. Nếu quý độc giả có đọc lại từ đầu thì xin đánh số lại cho hai nàng cá sấu. 1 là 2 và 2 là 1. Nhớ nhé, kẻo nhầm.

Nguồn:Tập truyện Bốn lối vào nhà cười

LinkedInPinterestCập nhật lúc:05:27 CH @ 26/10/2013

vui cườicười vuihài hước