Main memory là gì

Primary MemoryBộ nhớ chính. Đây là nghĩa tiếng Việt của thuật ngữ Primary Memory - một thuật ngữ thuộc nhóm Hardware Terms - Công nghệ thông tin.

Độ phổ biến(Factor rating): 6/10

bộ nhớ chính là bộ nhớ máy tính đang truy cập trực tiếp bởi CPU. Điều này bao gồm một số loại bộ nhớ, chẳng hạn như bộ nhớ cache bộ xử lý và hệ thống ROM. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, bộ nhớ chính đề cập đến hệ thống RAM.

Xem thêm: Thuật ngữ công nghệ A-Z

Giải thích ý nghĩa

What is the Primary Memory? - Definition

Primary memory is computer memory that is accessed directly by the CPU. This includes several types of memory, such as the processor cache and system ROM. However, in most cases, primary memory refers to system RAM.

Understanding the Primary Memory

Thuật ngữ liên quan

Source: Primary Memory là gì? Technology Dictionary - Filegi - Techtopedia - Techterm

Main memory là gì

main system memory

stored in main memory

back to main memory

location in main memory

writing to main memory

into main memory and deciding what data

1. Modern CPUs operate considerably faster than the main memory they use.

Các CPUs hiện đại hoạt động nhanh hơn nhiều so với bộ nhớ chính (của CPU đó).

2. Shared nothing architecture, where each processing unit has its own main memory and other storage.

Kiến trúc không chia sẻ, trong đó mỗi đơn vị xử lý có bộ nhớ chính và bộ lưu trữ khác.

3. In a write-through cache, every write to the cache causes a write to main memory.

Trong write-through cache, mỗi lần viết vào cache thì cũng viết vào bộ nhớ chính.

4. In recent years, the speed of the CPU has grown many times in comparison to the access speed of the main memory.

Những năm gần đây, tốc độ CPU tăng lên rất nhiều lần so với tốc độ truy cập vào bộ nhớ chính.

5. The chipset, which includes the north bridge, mediates communication between the CPU and the other components of the system, including main memory.

Chipset, bao gồm cầu bắc, làm trung gian giao tiếp giữa CPU và các thành phần khác của hệ thống, bao gồm cả bộ nhớ chính.

6. For example, a computer's main memory is made of transistors that switch between either high or low voltage levels, such as 5 volts and 0 volts.

Ví dụ, bộ nhớ của máy tính được làm bằng chất bán dẫn lưu chuyển giữa điện áp cao hoặc thấp như giữa 5 và 0 vôn.

7. In some cases, such as with tmpfs, the computer's main memory (random-access memory, RAM) is used to create a temporary file system for short-term use.

Trong một số trường hợp, chẳng hạn như với tmpfs, bộ nhớ chính của máy tính (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, RAM) được sử dụng để tạo một hệ thống file tạm thời để sử dụng ngắn hạn.

8. Microsoft encouraged users to configure their computers with only 256KB of main memory, leaving the address space from 256-640KB available for dynamic mapping of EMS memory.

Microsoft khuyến khích người sử dụng để cấu hình máy tính của họ chỉ có 256KB bộ nhớ chính, để lại không gian địa chỉ từ 256-640KB có sẵn để lập bản đồ năng động của bộ nhớ EMS.

9. If data is written to the cache, at some point it must also be written to main memory; the timing of this write is known as the write policy.

Nếu dữ liệu được viết vào cache, đến lúc nào đó nó cũng sẽ phải được đưa vào bộ nhớ chính; thời điểm viết được biết đến là write policy.

Bộ nhớ trong (internal memory) hay còn gọi là bộ nhớ chính (main memory/ primary memory), là một thành phần vật lý quan trọng nằm trong máy tính. Nó giúp lưu trữ những dữ liệu đang được xử lý và vận hành tất cả các chương trình, ứng dụng hoạt động trên máy. Bộ nhớ này không thể tách rời khỏi máy tính và nó có thể được truy cập bởi hệ thống mà không cần dùng đến các thiết bị đầu vào hay đầu ra. Khi nhắc đến bộ nhớ trong, ta thường đề cập đến hai thành phần chính của nó là RAM và ROM. RAM còn được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Nó giúp lưu trữ dữ liệu tạm thời của các chương trình đang hoạt động để CPU có thể nhanh chóng truy xuất và xử lý. Dù dữ liệu được lưu trên bất kỳ ô nhớ nào của RAM thì hệ thống cũng có thể truy cập tự do với tốc độ như nhau. Tuy nhiên, vì đây chỉ là bộ nhớ tạm thời nên khi bạn tắt máy tính, tất cả dữ liệu trên RAM sẽ bị xóa sạch. Khi bạn mở bất kỳ ứng dụng nào trên máy thì chip CPU sẽ truy dữ liệu từ ổ đĩa cứng và lưu tạm thời trên RAM. Vì tất cả các ứng dụng, chương trình muốn hoạt động trên máy đều phải dựa vào khả năng bộ nhớ trong và cụ thể là RAM. Do đó, máy tính nào có lượng RAM lớn thì tốc độ xử lý sẽ nhanh hơn, tránh được tình trạng giật lag khi mở nhiều chương trình cùng lúc.

RAM thành hai loại sau:

  • DRAM (Dynamic Random Access Memory) còn được gọi là bộ nhớ động. Dữ liệu trên bộ nhớ này sẽ bị mất dần nên nó cần được nạp lại theo chu kỳ. Mỗi lần đọc và ghi dữ liệu thì DRAM phải viết lại nội dung ở ô nhớ của nó. DRAM được sử dụng như bộ nhớ chính của máy tính.

  • SRAM (Static Random Access Memory) hay còn gọi là RAM tĩnh, nó là một bộ nhớ nhanh giúp lưu trữ các dữ liệu cho việc khởi động. Khác với Ram động, SRAM có thể lưu giữ dữ liệu miễn là còn nguồn điện cung cấp. Bộ nhớ này có tốc độ nhanh hơn DRAM và được dùng làm bộ nhớ đệm (cache) cho máy tính.

Nó là một loại bộ nhớ chỉ có chức năng đọc, tức là dữ liệu đã được nhà sản xuất ghi sẵn và nó còn chứa các chương trình giúp máy tính có thể khởi động được. ROM chứa đựng những thông tin quan trọng như BIOS, bo mạch chủ máy tính. Bộ nhớ này là một phần khá quan trọng của bộ nhớ trong bởi máy tính có khởi động được hay không là nhờ vào thiết bị này. ROM khác với RAM ở chỗ dữ liệu không bị mất đi khi bạn tắt máy tính và nó chỉ được đọc mà không thể thay đổi, sửa chữa. Một chip ROM chỉ lưu giữ vài megabyte dữ liệu trong khi một chip RAM có thể lên tới hàng chục gigabyte.
 

ROM có một số loại cơ bản sau:

  • PROM (Programmable Read-Only Memory) là một loại ROM có thể chứa nội dung bộ nhớ cụ thể, nó được lập trình một lần duy nhất bằng phương pháp hàn cứng. Nó có giá thành rất rẻ và độ bền lưu trữ cao.
  • EPROM (Erasable Programmable Read-Only Memory) là loại ROM có thể tiến hành xóa dữ liệu và lập trình lại bằng tia cực tím. Nó có độ bền lưu trữ không cao và giá đắt hơn so với PROM.

  • EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read Only Memory) là loại ROM được chế tạo bằng công nghệ bán dẫn. EEPROM có thể được xóa và lập trình lại bằng điện.

Bộ nhớ Cache là một thành phần của bộ nhớ trong giúp lưu trữ các dữ liệu, thông tin được sử dụng thường xuyên để CPU truy cập với tốc độ nhanh hơn trong tương lai. Nhìn chung, bộ nhớ đệm nằm sẵn trong máy tính và có tác dụng cũng gần giống như thanh RAM cắm trên mainboard. Như trên đã đề cập, bộ nhớ đệm thực ra là một dạng SRAM, còn thanh RAM trên mainboard kia là DRAM (có tốc độ chậm hơn nhiều so với SRAM). Bộ nhớ đệm cache có dung lượng càng lớn thì càng có nhiều không gian lưu trữ và tất nhiên máy tính sẽ hoạt động mượt mà hơn.

Cấu trúc của bộ nhớ đệm có thể chia làm ba phần gồm L1, L2 và L3 (L tức là Level). Bạn có thể nhìn vào hình bên dưới, dữ liệu sẽ được đi từ ổ cứng, đến DRAM, qua 3 tầng cache và đến CPU để xử lý. Các phần L1, L2, L3 giúp cho dữ liệu được truyền qua với tốc độ tăng dần theo thời gian để CPU có thể xử lý nhanh nhất.

Bộ nhớ đệm giúp máy tính có thể xử lý nhanh hơn nhưng nếu bạn để lâu ngày mà không xóa chúng đi sẽ làm tăng lượng file rác không cần đến và giảm hiệu suất máy tính.