Mang thai nhịn tiểu có sao không

Mang thai nhịn tiểu có sao không

Chuyên gia tư vấn bệnh lý Lương y: Ngô Trí Tuệ

Lương y vì sức khỏe nhân dân
GĐ Nhà thuốc Đức Thịnh Đường

Đi tiểu khó, bí tiểu khi mang thai là hiện tượng mẹ bầu buồn tiểu mà không đi được dù bàng quang đã chứa đầy nước tiểu. Chứng bí tiểu khi mang thai khiến mẹ bầu khó chịu, tức bụng, ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy bà bầu đi tiểu ít có sao không? Nguyên nhân nào gây ra bí tiểu và cách điều trị như thế nào để đảm bảo an toàn là những thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Tham khảo bài viết này của Đái dầm Đức Thịnh để tìm ra câu trả lời nhé.

Mang thai nhịn tiểu có sao không

Bà bầu đi tiểu ít có sao không? Có tới 99% bà bầu bị bí tiểu khi mang thai

1. Triệu chứng bà bầu đi tiểu ít (bí tiểu)

Hiện tượng bí tiểu khi mang thai là hiện tượng mẹ bầu không đi tiểu được hoặc đi tiểu nhỏ giọt không làm rỗng được bàng quang. Có mẹ bầu phải ngồi hàng giờ trong nhà vệ sinh mới thải hết nước tiểu ra ngoài. Ngay cả khi cảm giác cực kì buồn tiểu, bàng quang rất đầy rồi thì mẹ bầu cũng chỉ tiểu được vài giọt, thậm chí không tiểu được.

Triệu chứng khi mẹ bầu bị bí tiểu điển hình nhất chính là không đi tiểu được dù bàng quang đã chứa đầy nước tiểu. Ngoài ra còn có thể đi kèm:

  • Căng đau bụng dưới, bị chướng bụng khi mang thai;
  • Bà bầu buồn tiểu nhưng không đi được, tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu ít;
  • Cơ thể mệt mỏi, bứt rứt khó chịu;
  • Khó chịu trong người, ăn không ngon ngủ không yên.

Mang thai nhịn tiểu có sao không

Khó tiểu khiến mẹ bầu đau tức bụng, đi tiểu phải rặn đau đớn, có thể kèm tiểu buốt

Chứng bí tiểu khi mang thai rất hay xảy ra và thời điểm diễn ra nhiều nhất là vào tuần thứ 6 của thai kỳ. Trong đó, tình trạng bị bí tiểu khi mang thai 3 tháng và bí tiểu khi mang thai tháng cuối ít xảy ra hơn.

2. Nguyên nhân khiến mẹ bầu đi tiểu ít

Tại sao bà bầu đi tiểu ít? Mẹ bầu đi tiểu ít có sao không? Muốn biết được cách trị bí tiểu khi mang thai, mẹ bầu cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một vài nguyên nhân thường gặp có thể kể đến là:

2.1. Thói quen nhịn tiểu quá lâu

Bà bầu nhịn đi tiểu có sao không? Nhịn tiểu là thói quen vô cùng tai hại của nhiều người, trong đó có phụ nữ mang thai. Khi mang thai, nhất là ở những tháng giữa trở đi, mẹ bầu gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển vì thế thường nhịn tiểu.

Nước tiểu tích tụ trong bàng quang sẽ làm bàng quang chướng lên quá mức khiến cho bàng quang mất khả năng co bóp và cảm giác kích thích đi tiểu. Tình trạng này gây ra bí tiểu, khó tiểu ở mẹ bầu.

Mang thai nhịn tiểu có sao không

Ngại đi lại mà mẹ bầu hay nhịn tiểu là lý do gây ra khó tiểu tiện

2.2. Áp lực tác động lên bàng quang

Khi chưa mang thai, bàng quang của phụ nữ có thể chứa được một lượng lớn nước tiểu (khoảng 400 – 500ml). Tuy nhiên, khi mang thai trong ba tháng đầu của thai kỳ, việc tử cung mở rộng và bắt đầu chèn ép lên bàng quang khiến bộ phận này không thể giữ nước tiểu nhiều và lâu nên điều này thúc đẩy nhu cầu đi tiểu nhiều lần ở phụ nữ mang thai.

2.3. Nguyên nhân bệnh lý

Bí tiểu khi mang thai cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý ở hệ tiết niệu. Những bệnh lý này rất dễ gặp ở phụ nữ trong thời kỳ thai kỳ gồm: bệnh viêm đường tiết niệu, viêm niệu đạo, sỏi bàng quang, bà bầu bị viêm bàng quang,… Những bệnh lý này gây cản trở dòng nước tiểu khi chảy từ bàng quang xuống niệu đạo để ra ngoài. Ngoài bí tiểu, mẹ bầu có thể thấy thêm triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, són tiểu.

Mang thai nhịn tiểu có sao không

Thai nhi phát triển chèn ép bàng quang hoặc bệnh lý ở hệ tiết niệu đều là nguyên nhân dẫn tới bí tiểu ở bà bầu

2.4. Nội tiết tố thay đổi

Khi mang bầu, nội tiết tố trong cơ thể của người mẹ dần thay đổi, có thể rối loạn và khiến các bộ phận khác cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Điển hình là HCG – yếu tố kích thích cảm giác buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt hoặc bí tiểu.

>>> Có thể bạn cũng quan tâm:

Nguyên nhân gây hiện tượng bí tiểu ở nữ giới

Nguyên nhân và cách điều trị bí tiểu cấp tính

Bí tiểu nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bị bí tiểu sau khi mổ? Làm sao để điều trị an toàn?

Bí tiểu đi tiểu đau bụng dưới – 7 bệnh lý bạn cần chú ý

3. Bầu đi tiểu ít có sao không? Cảnh báo bệnh gì?

Bầu đi tiểu ít có sao không? Chứng bí tiểu khi mang thai tác động trực tiếp đến cơ thể mẹ bầu và gián tiếp tới thai nhi ở cả giai đoạn cấp tính và mạn tính.

3.1. Giai đoạn bí tiểu cấp tính

Bí tiểu cấp tính thường đột ngột xuất hiện khiến mẹ bầu khó chịu, tâm trạng thay đổi thất thường. Vùng bụng dưới căng tức vì nước tiểu không được thải ra ngoài và có tâm lý sợ đi tiểu. Chính vì những điều này khiến mẹ bầu thường gánh chịu cảm giác đau đớn vì phải rặn để đi tiểu.

3.2. Giai đoạn bí tiểu mạn tính

Ở bí tiểu mạn tính, mẹ bầu sẽ cảm thấy ít đau tức bụng dưới hơn nhưng tình trạng đau sẽ diễn ra thường xuyên. Đôi khi bí tiểu khiến bàng quang không kiểm soát được dẫn tới hiện tượng són tiểu ở bà bầu. Những cơn đau và sự bứt rứt khó chịu vì bí tiểu khiến mẹ bầu mệt mỏi, lo lắng, mất ăn mất ngủ.

Những yếu tố ảnh hưởng tới thể chất và tinh thần này gián tiếp khiến cho thai nhi ít hấp thu chất dinh dưỡng, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Mang thai nhịn tiểu có sao không

Bí tiểu mạn tính khiến mẹ bầu mệt mỏi, mất ăn mất ngủ và gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi

3.3. Cẩn thận với nhiễm trùng đường tiết niệu

Mẹ bầu bị bí tiểu thường sẽ hết trong vài tuần nên nhiều mẹ bầu không chú ý đến sức khỏe hệ tiết niệu. Giai đoạn bí tiểu khiến nước tiểu tồn đọng trong bàng quang chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm đường tiết niệu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu không chỉ khiến mẹ bầu khó tiểu mà còn có triệu chứng đau buốt bộ phận sinh dục khi đi tiểu, tiểu rắt, sốt nhẹ,…Những triệu chứng này càng làm tăng sự đau đớn khó chịu cho mẹ bầu dễ gây cáu gắt và ảnh hưởng tới thai nhi. Nguy hiểm hơn, nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ mang thai không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây biến chứng nguy hiểm gồm viêm thận, suy thận, nhiễm trùng huyết,…

Các biến chứng này gây nguy hiểm trực tiếp đến thai nhi như: sinh non, sảy thai, chết lưu hoặc trẻ sinh ra kém khỏe mạnh, suy dinh dưỡng,… Chính vì những nguy cơ tiềm ẩn này mà mẹ bầu cần hết sức lưu ý đến hiện tượng bí tiểu của mình. Tốt nhất mẹ bầu nên thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra.

Mang thai nhịn tiểu có sao không

Bà bầu đi tiểu ít có sao không? Nhiễm trùng đường tiết niệu là hệ lụy của chứng bí tiểu kéo dài

4. Cách trị bí tiểu, đi tiểu ít khi mang thai

Bà bầu bị bí tiểu phải làm sao? Trong giai đoạn mang thai, bà bầu nên hạn chế sử dụng các loại thuốc Tây bởi có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, chứng bí tiểu khi mang thai có thể khắc phục được thông qua việc xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Hoặc có thể điều trị bằng thuốc thảo dược lành tính cho bà bầu

4.1. Cách trị bí tiểu khi mang thai từ thói quen ăn uống và sinh hoạt

Mẹ bầu ít đi tiểu hãy thử áp dụng một số cách thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt dưới đây để cải thiện tình trạng bí tiểu:

Uống đủ nước

Việc di chuyển để đi tiểu khiến nhiều mẹ bầu lười uống nước để khỏi phải đi lại nhiều. Nhưng đây là quan điểm sai lầm cần bỏ ngay. Mẹ bầu đảm bảo uống đủ nước để lợi tiểu, dễ đi tiểu hơn và để cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh táo bón. Lưu ý là hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối để tránh đi tiểu đêm gây gián đoạn giấc ngủ.

Mang thai nhịn tiểu có sao không

Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày và không được nhịn tiểu để hạn chế tình trạng bí tiểu khi mang thai

Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh của mẹ bầu vừa có thể trị bí tiểu vừa bồi bổ đủ chất dinh dưỡng tốt cho mẹ và thai nhi.

  • Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, chất xơ.
  • Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất ngọt nhân tạo.
  • Hạn chế đồ uống kích thích, chứa caffeine như: trà xanh, cafe, nước ngọt có gas, rượu, bia,….

Mang thai nhịn tiểu có sao không

Chế độ ăn lành mạnh, đủ chất, tăng cường chất xơ phòng tránh táo bón và cải thiện bí tiểu

Tập luyện bàng quang

Tập đi tiểu đúng giờ vào một khung giờ nhất định để tạo phản xạ tự nhiên. Cách này rất hiệu quả để trị bí tiểu khi thai nhi lớn dần. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên đi tiểu từ từ, không vội vàng để đảm bảo làm rỗng bàng quang sau mỗi lần đi tiểu.

4.2. Trị bí tiểu khi mang thai bằng các bài thuốc Đông Y

Bên cạnh việc thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống thì bà bầu có thể dùng thuốc Đông y để điều trị dứt điểm bí tiểu. Thuốc Đông y từ các vị thuốc thảo dược, được đánh giá là cách trị bí tiểu an toàn với nhiều đối tượng. Theo Đông y, chứng bí tiểu khi mang thai được chia làm 2 loại và mỗi loại sẽ có các bài thuốc điều trị khác nhau.:

  • Chứng hư: có 2 thể là thể khí hư và thể thận hư
  • Chứng thực: có 2 thể là thể thấp nhiệt và thể khí trệ

Thể khí hư

Nguyên nhân gây ra thể khí hư: sức khỏe yếu, trung tiêu suy kém và không nâng đỡ được thai nhi vì vậy nén ép xuống bàng quang gây khó tiểu tiện. Cũng có trường hợp thể khí hư yếu không thấm xuống bàng quang làm cho thủy đạo không thông và gây bí tiểu.

Bài thuốc:

  • 12g bạch truật
  • 8g mỗi vị: đương quy, bạch thược, thục địa
  • 6g trần bì
  • 4g mỗi vị: nhân sâm, thăng ma, xuyên khung

Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi nước sắc. Uống mỗi ngày 1 thang giúp thông tiểu cho bà bầu.

Mang thai nhịn tiểu có sao không

Các bài thuốc Đông y sử dụng thảo dược thiên nhiên lành tính

Thể thận hư

Thể thận hư thuộc chứng hư, nguyên nhân là do: thận khí không đầy đủ, không đủ làm ấm dương khí của bàng quang khiến cho bàng quang thấp nhiệt gây ra hiện tượng bí tiểu. Mẹ bầu cần dùng thuốc để làm ấm thận hòa khí giúp thông thủy, lợi tiểu.

Bài thuốc:

  • 12g mỗi vị: sinh địa, hoài sơn, sơn thù
  • 8g mỗi vị: trạch tả, phục linh, đan bì
  • 4g mỗi vị: quế chi, phụ tử

Đem các nguyên liệu trên sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang để trị bí tiểu.

Thể thấp nhiệt

Thể thấp nhiệt thuộc chứng thực, nguyên nhân là do: tinh thần mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng hoặc nóng trong người, ăn nhiều đồ ngọt, chất béo, uất lâu ngày hóa nhiệt làm thấp nhiệt xuống bàng quang. Bàng quang bị dồn ép khí nóng gây ra bí tiểu. Trường hợp này phụ nữ mang thai cần phải thanh nhiệt, trừ thấp.

Bài thuốc: 12g mỗi vị: hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, hoạt thạch đem sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 2 lần.

Mang thai nhịn tiểu có sao không

Không chỉ điều trị bí tiểu, bài thuốc Đông y có tác dụng bổ khí, điều hòa khí huyết, bồi bổ sức khỏe

Thể khí trệ

Thể khí trệ thuộc chứng thực, nguyên nhân do bà bầu ăn quá no hoặc nhịn tiểu lâu dẫn đến khí bị uất trệ gây khó khăn trong việc đi tiểu, bí tiểu, căng trướng bụng dưới, cảm giác bứt rứt.

Bài thuốc:

  • 5g cam thảo
  • 4g mỗi vị: phục linh, trần bì, cát cánh, bán hạ, đại phúc bì, chỉ xác, bạch truật, chi tử.

Tất cả nguyên liệu đem sắc uống ngày 1 thang chia làm 2 lần uống trong ngày.

4.3. Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh – Giải pháp điều trị bí tiểu an toàn từ thảo dược

Để tăng hiệu quả điều trị và tiết kiệm tối đa thời gian cho phụ nữ mang thai khi bị bí tiểu thì mẹ bầu nên tham khảo Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh của Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường. Đây là THUỐC được điều chế từ các vị thảo dược quý: đương quy, đẳng sâm, phục linh, cam thảo, tang phiêu tiêu, quy bản,….sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt chuẩn GMP Đông dược. Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được Bộ y tế chứng nhận và cấp phép với các công dụng chính:

  • Bổ khí, tăng cường chức năng chế ước bàng quang;
  • Định tâm, điều hòa ổn định hệ thần kinh thực vật;
  • Điều trị tận gốc các chứng rối loạn tiểu tiện gồm: bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, đái dầm, đái không tự chủ.

Mang thai nhịn tiểu có sao không

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh an toàn cho mẹ bầu trên 3 tháng

Để biết thêm thông tin về sản phẩm cũng như chính sách bán hàng và các chương trình khuyến mãi, vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.

5. Kết luận

Hy vọng với những thông tin chúng tôi đã cung cấp về chứng bí tiểu khi mang thai trên đây giúp mẹ bầu có cái nhìn rõ hơn về chứng bệnh này. Mong rằng mẹ bầu sẽ sớm khắc phục được tình trạng bí tiểu và mau chóng khỏe mạnh nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bà bầu đi tiểu ít có sao không hay các bệnh về đường tiểu, hãy để lại thông tin dưới đây hoặc gọi ngay tới hotline tại đây để được các chuyên gia của Đái dầm Đức Thịnh tư vấn cụ thể hơn.

Bài viết này có hữu ích không?