Mẫu bảng kê An uống nhà hàng

Mẫu bảng kê An uống nhà hàng

Theo quy định, mẫu bảng kê ăn uống đi kèm hóa đơn tiếp khách, hóa đơn dịch vụ ăn uống có hợp lệ không? Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, một kế toán vẫn chưa nắm vững các quy định về hóa đơn GTGT. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật các quy định pháp luật quan trọng giúp kế toán viết hóa đơn đảm bảo tuân thủ pháp luật.

1. Quy định về mẫu bảng kê ăn uống đi kèm hóa đơn giấy

Trước đây, khi chưa có sự phổ biến của hóa đơn điện tử, Thông tư 39/2014/TT-BTC có quy định về việc sử dụng hóa đơn giấy và bảng kê. Cụ thể, do khuôn khổ và số lượng tờ hóa đơn giấy có hạn nên nếu trường hợp số lượng hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng hóa đơn, kế toán lựa chọn một trong hai cách lập hóa đơn dưới đây:

  • Lập nhiều số hóa đơn liên tiếp theo số thứ tự liên tục.
  • Lập hóa đơn ghi số liệu tổng kèm theo bảng kê chi tiết.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Theo Điều 19, Thông tư 39/2014/TT-BTC, nội dung bảng kê cho người lập tự ấn định nhưng cần phải có các nội dung chính như sau:

  • Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán hàng.
  • Tên hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá, thành tiền.
  • Trường hợp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất GTGT”, “tiền thuế GTGT”, tổng cộng tiền thanh toán đúng với số tiền ghi trên hóa đơn.
  • Ghi rõ “kèm theo hóa đơn số… ngày…tháng…năm…”.
  • Bảng kê phải có đầy đủ chữ ký của người bán, người mua hàng như thể hiện trên hóa đơn.
  • Nếu bảng kê nhiều hơn một trang thì phải đánh số thứ tự và đóng dấu giáp lai.
  • Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn.
  • Bảng kê phải được lưu giữ cùng với hóa đơn để phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu của cơ quan thuế khi cần thiết.

>> Tham khảo: Tên công ty có được viết tắt không?

Mẫu bảng kê An uống nhà hàng

Kế toán lưu ý một số nội dung quan trọng trên bảng kê.

Đặc biệt, trong trường hợp bảng kê đi kèm hóa đơn dịch vụ ăn uống, tiếp khách, hóa đơn phải ghi rõ “Mặt hàng: dịch vụ ăn uống: kèm theo bảng kê các món ăn, đồ uống.”

Tùy theo đặc thù riêng của từng doanh nghiệp, kế toán có thể xây dựng mẫu bảng kê khác nhau. Dưới đây là  mẫu bảng kê kèm theo hóa đơn bán hàng cơ bản để kế toán tham khảo:

BẢNG KÊ BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

Kèm theo hóa đơn số:

Ngày … tháng … năm ….

Tên người bán:

Địa chỉ:

Mã số thuế:

Tên người mua:

Địa chỉ:

Mã số thuế:

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá

Thành tiền

Tổng cộng tiền hàng

Thuế suất ……………… Tiền thuế

Tổng cộng thanh toán

Người mua hàng

(Ký và ghi rõ họ tên)

Người bán hàng

(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống có được kèm bảng kê không?

Hiện nay, một số cơ quan Thuế vẫn chấp nhận hóa đơn xuất kèm bảng kê còn một số thì không. Đơn cử như Cục Thuế TP. Hà Nội đã ra Công văn số 78552/CT-TTHT ngày 28/11/2018 và Cục Thuế Bắc Ninh có Công văn số 3474/CT-TTHT ngày 08/11/2018 trong đó có nội dung: Khi lập hóa đơn điện tử doanh nghiệp không được lập bảng kê kèm theo.

>> Tham khảo: Hướng dẫn hạch toán chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh.

Vì vậy, để chắc chắn xuất hóa đơn tuân thủ quy định, kế toán có thể lựa chọn một trong hai cách sau đây:

  • Cách 1: Ghi liên tiếp nhiều số hóa đơn.
  • Cách 2: Sử dụng hóa đơn điện tử nhiều trang.

Mẫu bảng kê An uống nhà hàng

Xuất hóa đơn điện tử nhiều hơn một trang và không cần đính kèm bảng kê.

Trên đây là các quy định quan trọng về mẫu bảng kê ăn uống. Kế toán cần nắm được các thông tin này để thực hiện xuất hóa đơn, bảng kê đảm bảo hợp lệ, tuân thủ pháp luật, tránh những sai sót không đáng có.

Ngoài ra, để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/