Mẫu hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

Mẫu hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng là gì?

1. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng là gì?

Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020) giải thích định nghĩa như sau:

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu hình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của việc đầu tư xây dựng, làm cơ sở quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng.

2. Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng

Tại khoản 2 Điều 52 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020) quy định trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được quy định như sau:

- Dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng

+ Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công; 

+ Dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư; 

+ Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định Luật Đầu tư;

- Đối với dự án không thuộc quy định nêu trên, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định;

3. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng

Điều 53 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020) quy định về nội dung Báo cáo:

- Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng.

- Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng.

- Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên.

- Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phù hợp, cụ thể:

Phương án thiết kế sơ bộ của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ, bao gồm các nội dung sau:

+ Bản vẽ thiết kế sơ bộ gồm: 

Sơ đồ vị trí, địa điểm khu đất xây dựng; 

Sơ bộ tổng mặt bằng của dự án;

Bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế sơ bộ công trình chính của dự án;

+ Thuyết minh về quy mô, tính chất của dự án; 

Hiện trạng, ranh giới khu đất; 

Thuyết minh về sự phù hợp với quy hoạch (nếu có), kết nối giao thông, hạ tầng kỹ thuật xung quanh dự án; 

Thuyết minh về giải pháp thiết kế sơ bộ;

+ Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có).

- Dự kiến thời gian thực hiện dự án.

- Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn, trả nợ vốn vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội và đánh giá tác động của dự án.

- Đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Bên cạnh nội dung của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, việc thuyết minh Báo cáo cần có một số nội dung cụ thể tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:

- Việc đáp ứng các điều kiện làm chủ đầu tư dự án theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có) đối với trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với việc chấp thuận nhà đầu tư;

- Dự kiến diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng cần chuyển đổi mục đích sử dụng để làm dự án đầu tư xây dựng (nếu có);

- Đối với dự án khu đô thị, nhà ở cần có thuyết minh việc triển khai dự án đầu tư đáp ứng mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương trong từng giai đoạn (nếu có); 

Sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong dự án và kết nối với hạ tầng ngoài phạm vi dự án đối với dự án khu đô thị.

>>> Xem thêm: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng: Nội dung báo cáo bao gồm những gì? Quy định về việc lập, thẩm định báo cáo như thế nào?

Trình tự thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng hiện nay?

Có giấy phép đầu tư rồi có cần làm thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng nữa không?

Ngọc Nhi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất đầu tư dự án là gì? Mẫu tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất đầu tư dự án? Hướng dẫn soạn thảo tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất đầu tư dự án? Báo cáo tiền khả thi? Lập dự án tiền khả thi?

Lập dự án tiền khả thi được hiểu là một việc báo cáo nhằm cung cấp các thông tin của dự án một cách tổng quát nhất, việc làm này nhằm giúp chủ đầu tư đánh giá sơ bộ những ưu điểm cũng như khả thi của dự án, ngoài ra dự án tiền khả thi còn có nhiều phương án đầu tư để chủ đầu tư có thể ước lượng chi phí của mình cho phương án đó. Trong quá trình tiến hành lập dự án cần có tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất đầu tư dự án.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoạitrực tuyến miễn phí: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất đầu tư dự án là gì?
  • 2 2. Mẫu tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất đầu tư dự án:
  • 3 3. Hướng dẫn soạn thảo tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất đầu tư dự án:
  • 4 4. Báo cáo tiền khả thi:
  • 5 5. Lập dự án tiền khả thi:

Theo quy định của pháp luật báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể và trong khoảng thời gian xác định. Dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý, cấp phép đầu tư. Lập một dự án đầu tư chỉ là bước sau cùng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Việc lập tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất đầu tư dự án là một trong những công việc của nhà đầu tư để dự án đầu tư có chất lượng và đạt hiệu quả.

Mẫu tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất chủ trương đầu tư dự án là mẫu bản tờ trình được lập ra để trình về việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất chủ trương đầu tư dự án. Mẫu nêu rõ nội dung thẩm định, thông tin báo cáo nghiên cứu, thông tin chung về dự án, danh mục, hồ sơ kèm theo,… Sau khi hoàn thành việc lập biên bản, người đại diện cơ quan trình ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu để tờ trình có giá trị.

2. Mẫu tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất đầu tư dự án:

TÊN CƠ QUAN

——-

Số: ……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Xem thêm: Tờ trình là gì? Mẫu tờ trình nội bộ lên cấp trên mới nhất 2022

——————————-

………., ngày …… tháng …… năm ….

TỜ TRÌNH

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án………………..

Kính gửi: (Cơ quan chủ trì thẩm định)

Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Các căn cứ pháp lý khác (có liên quan),

(Tên cơ quan) trình (Cơ quan chủ trì thẩm định) thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi/Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án (Tên dự án) với các nội dung chính sau:

Xem thêm: Mẫu tờ trình thẩm định thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình

I. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN

1. Tên dự án:

2. Dự án nhóm:

3. Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án:

4. Cấp quyết định đầu tư dự án:

5. Tên chủ đầu tư (nếu có):

6. Địa điểm thực hiện dự án:

7. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án: (trong đó làm rõ nguồn vốn đầu tư và mức vốn cụ thể theo từng nguồn, phân kỳ đầu tư sử dụng nguồn vốn theo thời gian cụ thể).

Xem thêm: Mẫu tờ trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu mới nhất năm 2022

8. Nguồn vốn đề nghị thẩm định:

9. Ngành, lĩnh vực, chương trình sử dụng nguồn vốn đề nghị thẩm định:

10. Thời gian thực hiện (tiến độ và phân kỳ đầu tư thực hiện dự án):

11. Hình thức đầu tư của dự án:

12. Các thông tin khác (nếu có):

II. DANH MỤC HỒ SƠ KÈM THEO

Kèm theo đầy đủ các hồ sơ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

(Tên cơ quan) trình (Cơ quan chủ trì thẩm định) xem xét, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án (Tên dự án)./.

Xem thêm: Mẫu tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu

Nơi nhận:

– Như trên;

– Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư dự án;

– Cơ quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án;

– Các cơ quan liên quan khác;

– Lưu: ………

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN TRÌNH

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Xem thêm: Mẫu tờ trình xin kinh phí mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất

Tên người đại diện

3. Hướng dẫn soạn thảo tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất đầu tư dự án:

– Phần mở đầu:

+ Tên cơ quan.

+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.

+ Thời gian và địa điểm lập tờ trình.

+ Tên biên bản cụ thể là tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất đầu tư dự án.

– Phần nội dung chính của biên bản:

+ Thông tin cơ quan chủ trì thẩm định

Xem thêm: Mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa cơ sở vật chất chi tiết nhất

+ Các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

+ Thông tin dự án chung.

+ Danh mục hồ sơ kèm theo.

– Phần cuối biên bản:

+ Thông tin nơi nhận.

+ Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu của người đại diện cơ quan trình.

4. Báo cáo tiền khả thi:

Báo cáo tiền khả thi là gì?

Báo cáo tiền khả thi là báo cáo cung cấp thông tin một cách tổng quát về dự án. Qua đó chủ đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nhất cho dự án. Báo cáo tiền khả thi là căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi.

Xem thêm: Mẫu tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình

Nội dung của báo cáo tiền khả thi:

– Nội dung của Báo cáo tiền khả thi bao gồm các nội dung sau:

+ Định hướng đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn.

+ Quy mô dự án và hình thức đầu tư.

+ Khu vực và địa điểm đầu tư (dự kiến các nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề ảnh hưởng môi trường, xã hội, tái định cư, nhân công…) được phân tích, đánh giá cụ thể.

+ Phân tích, đánh giá sơ bộ về thiết bị, công nghệ, kỹ thuật và điều kiện cung cấp các vật tư, nguyên vật liệu, dịch vụ, hạ tầng cơ sở…

+ Lựa chọn các phương án xây dựng.

+ Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn, khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ và thu lãi.

Xem thêm: Mẫu tờ trình đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở chi tiết nhất

+ Có các đánh giá về hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế – xã hội của dự án.

+ Thành phần, cơ cấu của dự án: tổng hợp hay chia nhỏ các hạng mục.

Lưu ý:

– Trong trường hợp Báo cáo tiền khả thi phải được phê duyệt theo quy định của pháp luật thì sau khi được phê duyệt nhà đầu tư có thể bắt tay vào xây dựng bản báo cáo chi tiết, đầy đủ theo hướng đã lựa chọn trong báo cáo tiền khả thi.

– Sau khi hoàn thành Báo cáo tiền khả thi nhà đầu tư phải trình các báo cáo trên đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm tra đầu tư (với các dự án phải thẩm tra đầu tư). Đồng thời, gửi đến tổ chức cho vay vốn đầu tư (với dự án sử dụng nguồn vốn vay). Cùng với đó nhà đầu tư cần lập báo cáo khả thi. Như vậy, việc lập xong hai bản báo cáo đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đã hoàn thành dự án đầu tư về mặt kế hoạch và cũng kết thúc giai đoạn chuẩn bị đầu tư chuyển sang giai đoạn làm các thủ tục đầu tư, triển khai đầu tư trên thực tế.

5. Lập dự án tiền khả thi:

Lập dự án tiền khả thi là gì?   

Lập dự án tiền khả thi là một việc báo cáo nhằm cung cấp các thông tin của dự án một cách tổng quát nhất, việc làm này nhằm giúp chủ đầu tư đánh giá sơ bộ những ưu điểm cũng như khả thi của dự án, ngoài ra dự án tiền khả thi còn có nhiều phương án đầu tư để chủ đầu tư có thể ước lượng chi phí của mình cho phương án đó. Việc lập dự án tiền khả thi là những căn cứ quan trọng để xây dựng một báo cáo có khả thi hơn.

Để lập dự án tiền khả thi thì cần phải đánh giá, nghiên cứu thị trường chọn nhà đầu tư, xác định các thời điểm và các phương pháp đầu tư, chọn địa điểm để lập dự án và tiến hành những khảo sát của khu vực đầu tư. Theo quy định của Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư như sau:

Xem thêm: Mẫu tờ trình về việc sinh con thứ ba và các quy định về sinh con thứ ba mới nhất

Nội dung của dự án tiền khả thi:

– Nội dung của việc lập dự án tiền khả thi gồm có 8 nội dung chính, nhằm có thể báo cáo dự án có mức khả thi nhất dựa trên các số liệu, đánh giá, phân tích dữ liệu, các đề xuất chính thức, các nội dung của mọi phương án khác nhau. Nếu việc lập dự án tiền khả thi phải được chấp thuận của pháp luật thi khi đã được chấp thuận các nhà đầu tư có thể bắt đầu xây dựng vào việc báo cáo chi tiết.

– Lập dự án tiền khả thi cần phải có các định hướng đầu tư, nguồn thuận lợi các khó khăn của dự án. Hệ thống, hình thức đầu tư và quy mô của dự án. Địa điểm đầu tư, những vấn đề về xã hội, nhân công, môi trường, đất đai, khí hậu phải được phân tích cũng như đánh giá một cách cụ thể nhất.

– Ngoài ra nội dung của việc lập dự án tiền khả thi còn phải có phần đánh giá các thiết bị, công nghệ những sản phẩm có tính kỹ thuật gì các điều kiện cung cấp nguyên liệu, dịch vụ vật tư và hạ tầng cơ sở. nội dung các phương án lựa chọn. Xác định tổng quan các mức để đầu tư, những phương án để huy động chi phí, vốn, thu hồi vốn, thu lãi và các khả năng trả nợ.

– Nội dụng lập dự án tiền khả thi còn phải có những cơ cấu, thành phần các dự án, từ những hạng mục khác nhau.

Lưu ý:

Khi lập dự án tiền khả phải cần đáp ứng đầy đủ các yếu tố cơ bản như tính hợp lý, tính tối ưu, tính hợp pháp, tính hiệu quả.

Ngoài ra, việc lập dự án tiền khả thi cần phải có một độ chính xác và chuyên nghiệp cao nên khi lập dự án cần phải có những sự hỗ trợ của các tổ chức, các cơ quan chuyên môn hay các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc thẩm định các dự án.

Xem thêm: Mẫu tờ trình đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ hiệu trưởng, giám đốc mới nhất

Nếu muốn lập dự án tiền khả thi có chất lượng cao nhất thì phải đầu tư chi phí, thời gian trong việc khảo sát thị trường và việc lập báo cáo. Chi phí cần có thường sẽ chiếm 5% cho mỗi dự án hoặc có khi từ 15% đến 20% cho các dự án phức tạp đòi hỏi nhiều kỹ thuật cao.

Sau khi hoàn thành việc lập dự án tiền khả thi và báo cáo khả thi, thì phải gửi đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm tra, bên cạnh đó cần phải gởi đến nhiều tổ chức cho vay vốn. Nếu được chấp thuận, thì việc lập dự án tiền khả thi và giai đoạn chuẩn bị đã hoàn thành để có thể chuyển sang giai đoạn triển khai thực tế.