Mẫu sổ theo dõi hội viên phụ nữ

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM

ĐOÀN CHỦ TỊCH

 Số: 07/HD – ĐCT-TC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 29  tháng 6  năm 2017

HƯỚNG DẪN

Xây dựng, quản lý và sử dụng quỹ hội trong các cấp Hội

Căn cứ Điều lệ và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội; căn cứ thực tế xây dựng, quản lý hội phí, quỹ hội, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ban hành Hướng dẫn xây dựng, quản lý và sử dụng quỹ hội trong các cấp Hội như sau:

   I. ĐÍCH, YÊU CẦU

– Giúp các cấp Hội xây dựng, sử dụng và quản lý tốt nguồn quỹ hội để chủ động tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, hội viên, nhằm tập hợp, thu hút hội viên tích cực tham gia hoạt động Hội, góp phần củng cố, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.

– Việc xây dựng, sử dụng, quản lý quỹ hội phải đảm bảo tinh thần tiết kiệm, hiệu quả và theo hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội.

II. NGUYÊN TẮC

– Xây dựng, sử dụng và quản lý quỹ hội phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, công khai, minh bạch, do tập thể cán bộ/hội viên quyết định theo đa số.

– Quỹ của cấp nào thì cấp ấy quản lý và sử dụng theo thẩm quyền.

– Các cấp Hội phải xây dựng quy chế về sử dụng và quản lý quỹ hội.

– Quá trình xây dựng, sử dụng và quản lý quỹ hội phải thực hiện đúng quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

III. NỘI DUNG

  1.1. Quỹ hội được xây dựng từ các nguồn sau:

– Phần giữ lại từ hội phí theo tỷ lệ quy định tại Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội;

– Nguồn đóng góp từ các tổ chức thành viên;

– Do cán bộ Hội, hội viên tự nguyện đóng góp hoặc lao động gây quỹ;

– Nguồn thu hợp pháp khác: từ các đề tài, chương trình, dự án được trích phí quản lý, phí chênh lệch ngày công, các loại phí khác; từ hỗ trợ của cá nhân, tổ chức và các hoạt động dịch vụ hợp pháp.

1.2. Một số lưu ý:  

Không kết hợp thu tiền đóng góp xây dựng quỹ hội khi giao vốn vay cho hội viên;

– Không thu khoản đóng góp đầu vào khi mới tham gia sinh hoạt Hội (thường được các địa phương gọi là “chân quỹ”) nếu chưa có sự tự nguyện của hội viên.

– Đối với quỹ hội do cán bộ Hội, hội viên đóng góp hoặc lao động gây quỹ: việc sử dụng do các thành viên xây dựng quỹ thống nhất quyết định.

– Đối với nguồn thu hợp pháp từ các đề tài, chương trình, dự án được trích phí quản lý, phí chênh lệch ngày công, các loại phí khác: tỷ lệ trích nộp do Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp quản lý quyết định.

– Đối với nguồn thu từ hỗ trợ của cá nhân, tổ chức và các hoạt động dịch vụ hợp pháp, việc sử dụng do Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp trực tiếp có nguồn thu quyết định trên cơ sở thống nhất của các thành viên trong tập thể bằng văn bản và không trái với quy định của Điều lệ, pháp luật về quản lý tài chính.

– Định hướng một số nội dung chi quỹ hội:

+ Tổ chức họp sinh hoạt định kỳ, họp sơ kết, tổng kết; phát động phong trào: tiền nước uống, trang trí khánh tiết, chi văn phòng phẩm, thuê trang thiết bị phục vụ hội nghị; bồi dưỡng báo cáo viên, tuyên truyền viên…;

+ Chi cho công tác thông tin, tuyên truyền: mua sách báo, in ấn, photo tài liệu, biên soạn tài liệu phục vụ sinh hoạt Hội…;

+ Chi thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ, trợ cấp khó khăn; Chi khen thưởng: in giấy chứng nhận khen thưởng, làm khung, thuê viết giấy chứng nhận khen thưởng, chi mua quà thưởng hoặc chi tiền thưởng kèm theo (không được vượt quá mức quy định của Nhà nước);

+ Chi các hoạt động phát sinh khác theo quyết định của Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp quản lý.

Ngoài những nội dung chi trên, đối với cấp trung ương, tỉnh, huyện có thể sử dụng quỹ hội chi cho các hoạt động sau: chi các hoạt động tổ chức ở cơ sở (trường hợp ngân sách Nhà nước không đủ đảm bảo) trong đó ưu tiên các đia bàn dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn; chi các hoạt động nhân đạo, từ thiện, cứu trợ khẩn cấp do thiên tai, địch họa…

3.1. Bộ phận quản lý quỹ:

3.1.1. Đối với  cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện:  gắn với bộ phận làm công tác tài chính – kế toán của cơ quan chuyên trách Hội ở mỗi cấp.

3.1.2. Đối với cấp cơ sở (bao gồm cả chi hội/tổ phụ nữ), tối thiểu gồm 03 người:        

– Chủ tịch hoặc chi/ tổ trưởng tổ phụ nữ: quyết định các khoản thu, chi của quỹ trên cơ sở tuân thủ quy chế sử dụng quỹ.

– 01 người giữ quỹ: quản lý quỹ và thực hiện việc thu, chi, tạm ứng theo quyết định thu, chi đã được duyệt; báo cáo với lãnh đạo, quản lý về số tiền hiện có tại quỹ.

– 01 người vào sổ theo dõi thu, chi đã được duyệt; các khoản thu, chi đều phải  ghi chép vào sổ theo dõi, tập hợp và lưu trữ chứng từ đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính.

3.2. Sổ sách theo dõi và quản lý tiền mặt

– Quỹ hội phải được theo dõi qua Sổ thu, chi quỹ hội hoặc phần mền quản lý tài chính (nếu có). Nội dung ghi chép khoa học, đảm bảo nguyên tắc tài chính.

– Đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở, các chi hội/tổ phụ nữ có số quỹ lớn có thể cho hội viên vay/mượn để khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế…; không để tiền mặt tại quỹ quá 2 triệu đồng đối với chi hội/tổ phụ nữ và không quá 5 triệu đồng đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở.

3.3. Quy định về việc thu, chi quỹ:

– Các khoản thu, chi đều phải được viết phiếu thu, chi (đối với cấp cơ sở phải được thể hiện trong Sổ theo dõi) kèm theo các chứng từ liên quan chứng minh về việc thu, chi (nếu có).

– Ít nhất 3 tháng/lần, phải đối chiếu, kiểm tra sổ sách và báo cáo lãnh đạo, quản lý trực tiếp về tình hình quỹ hội.

– Chứng từ thu, chi được lưu trữ theo trình tự thời gian.   

  1. Chế độ kiểm tra, giám sát

Định kỳ hàng năm và nhiệm kỳ, các cấp Hội tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng quỹ hội và báo cáo công khai theo thẩm quyền.

Căn cứ vào Hướng dẫn này, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đề nghị Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh, thành phố, Hội Phụ nữ Bộ Công an, Ban Phụ nữ Quân đội nghiên cứu, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương, đơn vị.

Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số 14 HD/ĐCT ngày 27/6/2013 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Nơi nhận:       

–          Thường trực Đoàn Chủ tịch;

–          Ban Thường vụ Hội LHPN các tỉnh/thành;

–          Hội phụ nữ BCA, Ban PN QĐ;

–          Ban Nữ công, TLĐLĐ Việt Nam;

–          Các ban, đơn vị cơ quan TW Hội;

–          Hội NTT Việt Nam và Hiệp hội NDN Việt Nam;

–         Lưu: VT, TC.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã Ký)

Trần Thị Hương

Chi hội phụ nữ có vai trò quan trọng, được thành lập tùy theo địa bàn dân cư và là nơi tập hợp phụ nữ, trực tiếp triển khai thực hiện các hoạt động của Hội, nơi gần nhất, nhanh nhất phát hiện, giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các tầng lớp phụ nữ. Việc họp chi hội phụ nữ là cần thiết để thông qua cuộc họp các thành viên nêu ra ý kiến của mình và bầu ra chi hội trưởng khóa mới. Mẫu biên bản họp chi hội phụ nữ được sử dụng trong các cuộc họp. Vậy, mẫu biên bản họp chi hội phụ nữ được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc tìm hiểu về mẫu đơn này và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất.

1. Biên bản họp chi hội phụ nữ là gì?

Vai trò của phụ nữ trong đời sống xã hội là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, do truyền thống trọng nam khinh nữ xuất hiện ở đất nước ta từ nhiều đời nay đã khiến cho vị trí của người phụ nữ ở nhiều khu vực bị coi nhẹ và hạ thấp so với đàn ông. Việc họp chi hội phụ nữ là một trong những hình thức để đảm bảo những quyền lợi của người phụ nữ. Qua cuộc họp, các thành viên có quyền nêu ra ý kiến và mong muốn của mình từ đó giúp các chị em nâng cao hiểu biết, nhận thức và khả năng của bản thân. Biên bản họp chi hội phụ nữ được lập ra để tổng kết hoạt động của nhiệm kỳ cũ và bầu chi hội trưởng khóa mới.

 2. Biên bản họp chi hội phụ nữ để làm gì?

Dù đã hoạt động từ lâu nhưng chi hội phụ nữ vẫn chưa đạt được mục đích hoạt động của mình. Theo số liệu của Hội Phụ nữ huyện, tỷ lệ hội viên phụ nữ tham gia các kỳ sinh hoạt hội tại một số chi hội vào thời điểm mùa vụ bình quân chỉ đạt khoảng 50%. Do còn những hạn chế trong nhận thức của các thành viên và chi hội phụ nữ hoạt động chưa phát huy được vai trò của mình.

Mẫu biên bản họp chi hội phụ nữ được lập ra để ghi chép lại nội dung, quá trình họp chi hội phụ nữ. Mẫu nêu rõ thời gian, địa điểm họp chi bộ và nội dung cuộc họp,…

3. Mẫu biên bản họp chi hội phụ nữ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————

Xem thêm: Mẫu hợp đồng cho mượn nhà làm trụ sở, văn phòng công ty? Hợp đồng cho mượn nhà ở và các lưu ý khi soạn thảo?

……., ngày … tháng … năm 20…

BIÊN BẢN CUỘC HỌP HỘI PHỤ NỮ

Cuộc họp chi hội phụ nữ ……

1. Thời gian và địa điểm

Thời gian khai mạc:……

Địa điểm:……

2. Thành phần tham dự

*Đại diện Hội Liên hiệp phụ nữ:

Xem thêm: Các điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế? Các lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa?

Bà: ……

*Hội viên Chi hội phụ nữ:

Chi hội trưởng:……

Hội viên:………Vắng:……

*Chủ trì: ………

*Thư ký:………

Nội dung

Cuộc họp Chi hội phụ nữ ………lần thứ …….. nhiệm kỳ …….gồm các nội dung sau:

Xem thêm: Mẫu đơn xin chuyển lớp cấp 3 và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

*Tổng kết hoạt động trong nhiệm kỳ trước:……

*Tiền hành bầu Chi hội trưởng khóa …….. nhiệm kỳ……

– Chi hội tiến hành ứng cử, đề cử các đồng chí có tên sau:

Ứng cử:

1. ………

2. ………

Đề cử:

1. ………

Xem thêm: Hoãn chấp hành hình phạt tù đối với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng

2. ………

3. ………

Chi hội đã xem xét và biểu quyết nhất trí các đồng chí khóa …….., nhiệm kỳ……, gồm:

1. Đồng chí …… Chức vụ …… Nơi công tác ……

2. Đồng chí …… Chức vụ …… Nơi công tác ……

3. Đồng chí …… Chức vụ …… Nơi công tác ……

– Chi hội đã bầu Ban bầu cử, gồm các đồng chí:

1. …… trưởng ban.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê căn hộ chung cư và cách soạn thảo mới nhất 2022

2. ..…. ủy viên.

3. …… ủy viên.

Ban bầu cử phổ biến nguyên tắc, thể lệ bầu cử. Chi hội tiến hành bầu cử bằng hình thức bỏ phiếu kín.

– Tình hình, kết quả bỏ phiếu:

Chi hội đã tiến hành bỏ phiếu theo đúng các quy định.

+ Tổng số đại biểu triệu tập: ………..

+ Số đại biểu có mặt bầu cử: ………

+ Số phát phiếu ra: …….phiếu

Xem thêm: Quy trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

+ Số phiếu thu về: ……..phiếu

+ Số phiếu hợp lệ: …..…phiếu

+ Số phiếu không hợp lệ: ……..phiếu

– Kết quả kiểm phiếu:

1. Đ/c …….. phiếu = ……. %

2. Đ/c …….. phiếu = ……. %

3. Đ/c …….. phiếu = ……. %

Căn cứ kết quả bầu cử, đồng chí……….đã trúng cử vào vị trí Chi hội trưởng chi hội phụ nữ khóa …… nhiệm kỳ ……

Xem thêm: Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

Cuộc họp kết thúc vào hồi …….giờ ….. cùng ngày.

Biên bản đã được Chi hội nhất trí thông qua vào hồi ………. giờ …….. ngày …….. tháng ……….. năm ………..

TM HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ

(Ký tên)

CHỦ TRÌ

(Ký tên)

4. Hướng dẫn soạn thảo biên bản họp chi hội phụ nữ:

– Phần mở đầu:

Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm tra Đảng viên và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.

+ Địa điểm, thời gian lập biên bản.

+ Tên biên bản cụ thể là biên bản cuộc họp hội phụ nữ.

– Phần nội dung chính của biên bản:

+ Thời gian và địa điểm khai mạc cuộc họp.

+ Thành phần tham dư cuộc họp.

+ Nội dung cuộc họp. (tổng kết hoạt động trong nhiệm kỳ trước và tiến hành bầu chi hội trưởng khóa mới.

– Phần cuối biên bản:

Xem thêm: Mẫu biên bản sinh hoạt chuyên môn và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

+ Thời gian kết thúc cuộc họp.

+ Thời gian biên bản được hội đồng nhất trí thông qua.

+ Ký và ghi rõ họ tên của đại diện hội liên hiệp phụ nữ.

+ Ký, ghi rõ họ tên của chủ trì cuộc họp.

5. Phong trào phụ nữ hiện nay:

– Một số tồn tại, hạn chế của phong trào phụ nữ:

+ Phong trào phụ nữ phát triển chưa đồng đều ở nhiêu nơi trên đất nước, Đảng và nhà nước ta chưa có những biện pháp, chính sách khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo và tính chủ động của phụ nữ.

+ Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục phẩm chất đạo đức chỉ là trên giấy tờ, chưa đi vào thực tế, còn thiếu chiều sâu, công tác tư tưởng chưa nhạy bén, tuyên truyền về hoạt động Hội còn mờ nhạt.

Xem thêm: Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng lao động

+ Việc tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới còn nhiều hạn chế, thiếu chủ động.

+ Các cấp Hội thiếu mạnh dạn đấu tranh và chủ động tham gia giải quyết các vụ việc bạo hành, xâm hại, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.

+ Hoạt động hỗ trợ phụ nữ duy trì việc làm ổn định sau dạy nghề và giảm nghèo đã có nhưng chưa đạt hiệu quả chưa cao.

+ Công tác vận động phụ nữ xây dựng gia đình chưa bắt kịp tình hình mới, kết quả mang lại chưa rõ nét.

+ Việc quản lý hội viên ở một số địa phương chưa chặt chẽ.

+ Việc kiện toàn tổ chức bộ máy cấp tỉnh/thành còn chậm.

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu nguồn cán bộ nữ cho Đảng và hệ thống chính trị thiếu tính chiến lược nên hiệu quả chưa cao.

+ Bất bình đẳng giới tính đã ăn sâu vào gốc rễ của một bộ phận dân tộc Việt Nam, rất khó thay đổi suy nghĩ và thói quen hình thành từ lâu đời.

Xem thêm: Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ Đảng và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

– Nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại: 

+ Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác phụ nữ trong tình hình mới và nhu cầu ngày càng đa dạng của các tầng lớp phụ nữ.

+ Hội chưa chủ động chuẩn bị tốt về cơ sở lý luận, thực tiễn và tổ chức tham vấn xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.

+ Năng lực của các chi hội trưởng phụ nữ còn chưa cao, thiếu tinh thần trách nhiệm và khả năng lãnh đạo.

+ Một bộ phận cán bộ Hội nhận thức chưa đầy đủ về tôn chỉ, mục đích, vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ của tổ chức Hội, cũng như yêu cầu công tác vận động phụ nữ trong điều kiện mới, còn làm việc theo lối hành chính.

+ Công tác cán bộ của từng cấp Hội còn thiếu chiến lược, thiếu quy hoạch tạo nguồn chuyên gia giỏi; công tác đào tạo chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn.

+ Một số chủ trương công tác chỉ đạo chưa quyết liệt, thiếu giải pháp cụ thể. Một số cấp Hội thiếu chủ động trong vận động nguồn lực, còn trông chờ vào ngân sách nhà nước.

+ Việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách, luật pháp của Đảng, Nhà nước liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới ở cả cấp trung ương và địa phương còn chậm.

Xem thêm: Một số lưu ý để phòng tránh rủi ro pháp lý trong quá trình đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại

+ Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện chủ trương chính sách liên quan đến phụ nữ chưa được quan tâm đúng mức, chưa hiệu quả.

+ Một số cấp ủy Đảng, Chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến công tác phụ nữ, công tác Hội, chưa tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ, thiếu sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể.

+ Trình độ phát triển kinh tế – xã hội chưa đồng đều giữa các vùng miền, mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; diễn biến phức tạp của các tệ nạn xã hội, tội phạm, bạo lực gia đình… đã tác động trực tiếp đến đời sống, lối sống của một bộ phận phụ nữ, ảnh hưởng đến khả năng huy động, vận động phụ nữ và chất lượng hoạt động của phong trào phụ nữ.

+ Nguồn lực tài chính cho mục tiêu bình đẳng giới và hoạt động của Hội còn hạn hẹp.

– Giải pháp nâng cao vai trò của chi hội phụ nữ:

+ Tập trung mô hình chỉ đạo các đối tượng phụ nữ tham gia vào chi hội phụ nữ. Cơ sở Hội tập trung vận động hộ gia đình có phụ nữ từ 18 tuổi trở lên sẽ tham gia tổ chức Hội thông qua việc rà soát các hộ gia đình có phụ nữ từ 18 tuổi trở lên.

+ Chỉ đạo thống nhất mô hình tổ chức Hội cơ sở dưới BCH Phụ nữ xã là chi hội, nơi nào chi hội quá đông thì thành lập tổ PN.

+ Rà soát, đánh giá chất lượng xếp loại cơ sở hội.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê phòng khách sạn và hướng dẫn soạn thảo hợp đồng

+ Tập trung sự chỉ đạo và đầu tư nguồn lực đối với cơ sở yếu kém, vùng sâu, vùng cao, đặc biệt khó khăn, các vùng trọng điểm.

+ Cụ thể hóa tài liệu của trung ương cho phù hợp, cải tiến nội dung, hình thức sinh hoạt thiết thực, sát đối tượng.

+ Xây dựng và phát huy vai trò hội viên nòng cốt phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và đặc điểm vùng miền.

+ Chủ động tạo nguồn kinh phí hoạt động, thực hiện đúng hướng dẫn về thu nộp hội phí, từng cơ sở chị hội cố gắng tận thu hội phí, đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm.

+ Xây dựng quỹ Hội trên cơ sở giải thích vận động để hội viên tự nguyện đóng góp.

+ Tăng cường công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên, chất lượng sinh hoạt hội viên.

+ Bình bầu một trưởng chi hội có tinh thần trách nhiệm, có năng lực để dẫn dắt ch hội phụ nữ.

+ Xây dựng lực lượng hội viên nòng cốt, chủ đạo.

Xem thêm: Tải mẫu và hướng dẫn soạn thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ

+ Chỉ đạo củng cố chi, tổ phụ nữ.

+ Thường xuyên khảo sát , đánh giá thực trạng tổ chức của chi hội.

+ Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá xếp loại cơ sở.

+ Xác định quy mô của chi hội, tổ phụ nữ theo hướng dẫn thực hiện điều lệ Hội để quản lý hội viên một cách chặt chẽ đảm bảo ở đâu có phụ nữ ở đó có tổ chức Hội.

+ Các tỉnh thành Hội tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác tổ chức cán bộ.

+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp hội để nâng cao năng lực, phẩm chất của cán bộ.