Máy bay MH370 thực chất không mất tích

Cựu Thủ tướng Australia Tony Abbott vừa có tiết lộ gây sốc rằng, nguyên nhân khiến chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của hãng Hàng không Malaysia (MAS) bị mất tích cách đây 6 năm có thể là do phi công điều khiển đã "thực hiện hành vi tự sát giết người hàng loạt".

Máy bay MH370 thực chất không mất tích

Cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah.

Phi công “tự sát giết người hàng loạt”?

Tiết lộ của ông Abbott được đưa ra trong phần đầu của bộ phim tài liệu gồm 2 tập được trình chiếu tại Australia trong tuần này với tiêu đề "MH370: Câu chuyện chưa được kể" trên kênh Sky News Australia. Ông Abbott, người giữ chức Thủ tướng Australia vào thời điểm MH370 bị mất tích, cho biết đây là thông tin đầu tiên mà các lãnh đạo "cấp cao nhất" của Malaysia khi đó đã chuyển tải đến ông ngay sau vụ việc xảy ra.

Cụ thể, ngay trong tuần đầu tiên sau vụ việc, các lãnh đạo cao cấp nhất của Malaysia khi đó đã nói với ông Tony rằng, chính phủ Malaysia xem đây là một âm mưu tự sát của viên phi công người Malaysia nhằm giết hại nhiều người. "Từ các cấp cao nhất của chính phủ Malaysia, ngay từ rất sớm họ đã nghĩ đây là vụ giết người tự sát do phi công thực hiện", cựu Thủ tướng Australia tiết lộ. Ông Abbott từ chối chia sẻ cụ thể thông tin nhận được từ phía Malaysia là gì và ai là người gửi thông báo. Cựu Thủ tướng Australia chỉ nhấn mạnh: “Tôi sẽ không nói thẳng việc ai đã nói gì và nói với ai, nhưng để tôi nhắc lại, tôi muốn nói rõ hoàn toàn rằng, ở cấp cao nhất, họ gần như chắc chắn rằng đây là vụ giết người tự tử được thực hiện bởi viên phi công. Một vụ giết người tự sát tập thể”.

“Không che đậy”

Các nhà phê bình đã tuyên bố chính phủ Malaysia,  sở hữu Malaysia Airlines, đã cố gắng che đậy giả thuyết giết người tự sát để giữ thể diện. Nhưng ông Abbott nói rằng ông không có lý do gì để nghi ngờ có bất cứ sự che đậy nào trong vụ MH370 mất tích. "Tôi đã đọc tất cả những cáo buộc rằng, người Malaysia không muốn theo đuổi giả thiết giết người tự sát vì họ xấu hổ nếu một trong những phi công của họ làm điều này. Tôi không có lý do gì để đồng ý với cáo buộc đó", cựu Thủ tướng Australia nói.

Ông Abbott cho rằng, nếu ngay từ đầu theo đuổi giả thiết giết người tự sát thì phạm vi tìm kiếm MH370 mở rộng hơn. Ông kêu gọi nối lại hoạt động tìm kiếm chiếc máy bay MH370 bởi hai cuộc điều tra nguyên nhân tai nạn trước đây thất bại là do đi theo giả định phi công vô tội. Hãy giả định đó là vụ giết người tự sát, và nếu có bất kỳ phần nào của đại dương chưa được tìm kiếm, hãy tìm kiếm nó”, ông Abbott nói.

Trước diễn biến mới này, ngày 19-2, ông Lim Kit Siang - lãnh đạo đảng Hành động Dân chủ (DAP, đảng hợp thành Liên minh Hy vọng cầm quyền tại Malaysia) đã lên tiếng yêu cầu lãnh đạo "cấp cao nhất" của chính phủ tiền nhiệm đưa ra phản ứng. Chính phủ Malaysia vào thời điểm MH370 bị mất tích do Liên minh Mặt trận Quốc gia (BN) của cựu Thủ tướng Najib Razak lãnh đạo. Cho rằng tiết lộ của cựu Thủ tướng Tony đã gây sốc cho cả Malaysia lẫn Australia, hai quốc gia có nhiều công dân trên chiếc máy bay xấu số nói trên, ông Lim cũng kêu gọi thành lập một ủy ban quốc tế để điều tra vụ việc.

Vẫn là một bí ẩn

Chuyến bay MH 370 của Malaysia Airlines chở 239 người, trong đó có 6 người Australia, đã biến khỏi màn hình radar gần 40 phút sau khi cất cánh từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh vào ngày 8-3-2014. Cơ trưởng chuyến bay định mệnh này là phi công Zaharie Ahmad Shah, 53 tuổi, quê gốc Penang, Malaysia. Ông là một trong những viên phi công cao cấp nhất đã làm việc cho Malaysia Airlines từ năm 1981. "Chúc ngủ ngon. Malaysia ba-bảy-không-ba”, là những từ cuối cùng viên phi công này nói với kiểm soát không lưu trước khi máy bay biến mất  lúc 1 giờ 21. Dữ liệu vệ tinh cho thấy chiếc máy bay sau đó đã lệch hướng, tạo ra một loạt các vòng quay đột xuất trên eo biển Malacca và sau đó hướng ra phía Nam Ấn Độ Dương.

Hai cuộc điều tra chính thức do Australia và Malaysia dẫn đầu đã không thể phát hiện ra những gì đã xảy ra đối với chiếc Boeing 777. Báo cáo của chính phủ Malaysia cho biết không có bằng chứng nào về việc viên phi công Zararie đã cướp máy bay của chính mình. Nhưng ông Abbott nói, phía Malaysia chưa từng đưa ra giả thuyết nào khác, chẳng hạn như một vụ hỏa hoạn thảm khốc hoặc vụ khủng bố, để lý giải cách máy bay biến mất khỏi màn hình radar.

Một số mảnh vỡ của máy bay được phát hiện vào cuối năm 2016 và tháng 8-2017 dọc bờ biển Madagascar. Tuy nhiên, xác máy bay và các hộp đen đến nay vẫn chưa được tìm thấy. Năm 2017, cuộc điều tra độc lập quốc tế kết luận việc xác định nguyên nhân máy bay rơi là bất khả thi khi không có hộp đen.

Đã có nhiều giả thuyết đặt ra để lý giải cho vụ mất tích bí ẩn của chuyến bay MH370. Tháng 3-2018, ông Mahathir Mohamad, thời điểm này đang tranh cử trở lại ghế thủ tướng Malaysia, nghi ngờ chiếc Boeing 777 bị chiếm quyền kiểm soát từ xa nhằm ngăn chặn một âm mưu cướp máy bay. "Năm 2006 từng có thông tin Boeing được cấp phép tiến hành chiếm quyền kiểm soát máy bay bị cướp khi đang trên không. Tôi tự hỏi có phải điều này đã xảy ra", ông Mahathir chia sẻ. "Thật kỳ lạ khi máy bay không để lại dấu vết nào. Con người có năng lực làm điều này. Công nghệ đó có tồn tại. Chúng ta biết giờ đây có những người rất giỏi trong điều khiển máy bay không cần phi công. Ngay cả máy bay chiến đấu cũng không cần phi công. Một số công nghệ được đăng lên báo nhưng nhiều công nghệ quân sự quan trọng không được công bố", ông bày tỏ nghi ngờ.

Từng có những điều tra về lý lịch của cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah nhưng cơ quan chức năng cũng không phát hiện điều gì đáng ngờ. Gia đình một số nạn nhân còn cho rằng máy bay không rơi xuống biển mà được điều khiển đến hạ cánh tại một nơi khác rồi bị che giấu thông tin.

AN BÌNH

Máy bay MH370 thực chất không mất tích

Một chuyên gia đã phân tích bằng chứng chứng tỏ việc MH370 mất tích không phải là tai nạn.

Chuyến bay 370 của Malaysia Airlines bị mất tích vào ngày 8/3/2014, trên đường bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh với 239 người trên máy bay. Lần liên lạc cuối cùng với máy bay là lúc 1h19 ngayf 8/3/2014 (theo giờ địa phương), khi các kiểm soát viên không lưu hướng dẫn phi công liên lạc với các đồng nghiệp của họ tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hai phút sau, MH370 đã vượt qua điểm cuối cùng trong không phận do Malaysia kiểm soát và bất ngờ biến mất khỏi radar kiểm soát không lưu, bộ phát đáp không hoạt động.

Ban đầu, khi chiếc máy bay rõ ràng đã biến mất và không ai biết nó ở đâu, người ta nghĩ rằng một số tai nạn khủng khiếp có thể đã xảy ra.

Một giả thuyết cho rằng chiếc máy bay có thể đã gặp trục trặc kỹ thuật khiến cơ trưởng và cơ phó bất tỉnh, mất khả năng điều khiển máy bay.

Tuy nhiên, sau đó dữ liệu cho thấy MH370 vẫn có thể được quan sát thấy trên radar  của quân đội trong khoảng một giờ sau khi nó biến mất khỏi radar dân sự.

Bằng chứng này đã tiết lộ một bức tranh hoàn toàn khác: chiếc máy bay đã chuyển hướng khỏi đường đi ban đầu, rẽ ngoặt và bay về phía bán đảo Malay trước khi quay lại và bay tới eo biển Malacca về phía quần đảo Andaman.

Khi tới Ấn Độ Dương, MH370 nằm ngoài tầm radar của quân đội, nhưng thật kỳ lạ, bộ phát đáp của nó đã hoạt động trở lại.

Chuyên gia về MH370 Jeff Wise trong cuốn sách xuất bản năm 2019 mang tên "Bắt cóc MH370" giải thích rằng, điều này đã bác bỏ giả thiết máy bay gặp tai nạn đơn thuần.

Máy bay MH370 thực chất không mất tích

Chuyên gia MH370 Jeff Wise.

Theo chuyên gia này, MH370 đã không bay vòng tròn hoặc theo một con đường xoắn, như nó sẽ làm khi hạ cánh khẩn cấp.

Nó cũng không được điều khiển tự động, giống như chiếc máy bay tự lái trong trường hợp các phi công đã bị mất khả năng điều khiển máy bay.

Thay vào đó, MH370 đã bay ngoằn ngoèo từ điểm này đến điểm khác. Điều này cho thấy, chiếc máy bay được con người điều khiển và người này rất am hiểu cách vận hành 1 chiếc máy bay thương mại cũng như cách kiểm soát không lưu quân sự hoạt động.

Trong giờ đầu tiên sau khi chuyển hướng khỏi đường bay ban đầu, MH370 gần như chỉ bay dọc theo ranh giới của Khu vực thông tin chuyến bay (FIR).

Điều này có nghĩa là các trạm điều khiển không lưu ở Thái Lan và Malaysia đều cho rằng chiếc máy bay mà họ thấy không thuộc phận sự của họ và không cần phải chú ý.

"Bất cứ ai điều khiển máy bay, cũng đã điều khiển nó rất chuyên nghiệp, chứng tỏ rằng họ rất am hiểu về Boeing 777-200ER", ông Wise nói.

Tất cả những điều này theo ông Wise đều xác nhận sự cố không phải là một tai nạn mà là  hành động cướp máy bay của một hoặc nhiều tên không tặc am hiểu về máy bay và các thủ tục kiểm soát không lưu.

Tất nhiên, sự nghi ngờ dồn vào cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah và cơ phó Fariq Abdul Hamid.

Tuy nhiên, máy ghi âm buồng lái có thể giải đáp nghi ngờ trên chưa được tìm thấy.

Điều này có nghĩa việc MH370 biến mất và ai là người đứng sau sự kiện bi thảm này vẫn là một bí ẩn nhưng bằng chứng từ radar quân sự đã xác nhận đây không phải là một tai nạn, theo ông Wise.

Minh Nhật (Express)

Đã hơn hai ngày trôi qua kể từ khi chiếc máy bay Boeing 777-200 của hãng hàng không Malaysia Airlines trong chuyến bay số hiệu MH370 biến mất đầy bí ẩn trong hành trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, đến nay vẫn chưa xác định dấu vết cụ thể nào của chiếc máy bay mất tích.

Dưới đây là 10 câu hỏi chưa có lời giải đáp về MH370 mà báo Mirror của Anh đưa ra.

Tại sao không có tín hiệu khẩn cấp?

Các nhà kiểm soát không lưu ở Subang, gần Kuala Lumpur, không nhận được bất kỳ tín hiệu khẩn cấp nào từ MH370. Cả cơ trưởng và cơ phó của chuyến bay đều không phát tín hiệu nào cho thấy họ đang gặp vấn đề. Chiếc máy bay vừa được theo dõi ở giây đồng hồ trước, đến giây sau đã hoàn toàn biến mất.

Một chuyên gia đầu ngành về an toàn hàng không nói rằng, ông cảm thấy “rất bất thường” khi không có bất kỳ một cuộc gọi khẩn cấp nào từ MH370. Khi mất liên lạc, chiếc máy bay được cho là đang bay ở độ cao 35.000 feet (khoảng 10,7km), nên phi công phải có nhiều thời gian để thông báo về bất kỳ vấn đề kỹ thuật nào nếu có - ông David Learmount, biên tập viên tờ Flight Global, đánh giá.

“Điều gì đó đã xảy ra và phi công không nói với ai cả. Tại sao? Đó là một câu hỏi”, ông Learmount nói. “Việc phi công không gọi cuộc gọi khẩn cấp là rất bất thường, bởi họ có nhiều thời gian để làm việc đó, trừ phi có một quả bom trên máy bay. Nhưng đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy điều đó”.

Hành khách dùng hộ chiếu đánh cắp đã lên máy bay bằng cách nào?

Cảnh sát quốc tế (Interpol) xác nhận có ít nhất 2 hộ chiếu bị đánh cắp trong cơ sở dữ liệu của tổ chức này được sử dụng bởi hành khách lên chuyến bay MH370. Interpol cũng đang kiểm tra các hộ chiếu bị nghi ngờ khác.

Theo Interpol, trong khoảng thời gian từ lúc hai hộ chiếu trên bị đánh cắp cho tới thời gian khởi hành chuyến bay, chưa có bất kỳ quốc gia nào thực hiện kiểm tra trên cơ sở dữ liệu của tổ chức này về hai hộ chiếu bị đánh cắp, một của người Áo và một của người Italy.

Anh Luigi Maraldi, 37 tuổi, người Italy, một người được cho là có mặt trên chuyến bay mất tích, đã được chứng minh là đang sống khỏe mạnh ở Thái Lan, Anh Christian Kozel, 30 tuổi, cũng đã được xác định là sống khỏe mạnh tại quê nhà ở Áo. Cả hai đều được cho là đã bị mất hộ chiếu ở Thái Lan trong vòng một năm trở lại đây.

“Còn quá sớm để nói về bất kỳ sự liên hệ nào giữa các hộ chiếu bị đánh cắp và sự biến mất của chiếc máy bay. Nhưng việc bất kỳ hành khách nào cũng có thể lên một chuyến bay quốc tế bằng hộ chiếu bị đánh cắp đã nêu trong cơ sở dữ liệu của Interpol là một vấn đề rất đáng lo ngại”, Tổng thư ký Interpol, ông Ronald Nobel, nói trong một tuyên bố.

Máy bay MH370 thực chất không mất tích

Một nghệ sỹ Ấn Độ đắp hình chuyến bay MH370 trên cát để cầu nguyện cho các hành khách và phi hành đoàn - (Ảnh: Reuters)

Interpol cho biết đang liên lạc với văn phòng của tổ chức này tại tất cả các quốc gia có liên quan để nỗ lực xác định danh tính thực sự của những hành khách lên máy bay mất tích bằng giấy tờ đánh cắp. Bên cạnh đó, Interpol cũng đang kiểm tra tất cả các hộ chiếu khác bị tình nghi là tài liệu đánh cắp được sử dụng để lên chuyến bay MH370.

“Đây là tình huống mà chúng tôi đã hy vọng không bao giờ xảy ra. Suốt nhiều năm, Interpol đã hỏi tại sao các nước phải đợi cho tới khi xảy ra thảm kịch mới áp dụng những biện pháp an ninh chặt chẽ tại biên giới và các cửa kiểm soát lên tàu xe, máy bay”, ông Nobel phát biểu.

Liệu có liên hệ với chủ nghĩa khủng bố?

Việc không có cuộc gọi khẩn cấp hay dấu hiệu của sự cố kỹ thuật, cùng với việc có hộ chiếu bị đánh cắp, đã dẫn tới những đồn đoán cho rằng, chuyến bay MH370 là mục tiêu của một cuộc tấn công khủng bố.

Hành khách trên chuyến bay này thuộc 14 quốc tịch khác nhau, đa phần là công dân Trung Quốc. Trong khi đó, một số nhóm dân tộc thiểu số thời gian qua đã thực hiện các cuộc tấn công khủng bố nhằm chống lại nhà nước Trung Quốc.

Tộc người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương Trung Quốc từ lâu đã tìm cách ly khai để thành lập một nhà nước riêng, một phần do tộc người này gắn bó hơn về mặt văn hóa với khu vực Trung Á. Hôm 1/3, những kẻ khủng bố người Duy Ngô Nhĩ bị cho là đã gây ra vụ tấn công đẫm máu ở nhà ga Côn Minh thuộc Vân Nam.

Tuy nhiên, cho tới nay, vẫn chưa nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ máy bay mất tích.

Tại sao các đội tìm kiếm chưa phát hiện thấy mảnh vỡ nào?

Đã hơn hai ngày trôi qua kể từ khi MH370 biến mất. Hàng chục tàu và máy bay từ 11 quốc gia đã tiến hành tìm kiếm trên biển Đông nhưng chưa phát hiện dấu vết nào của máy bay mất tích.

Đã xuất hiện một số hình ảnh nghi là dấu về của máy bay, nhưng chưa được xác nhận.

Tại sao điện thoại của hành khách mất tích vẫn đổ chuông?

Ít nhất một người thân của một hành khách Trung Quốc có mặt trên chuyến bay mất tích đã kết nối thành công với điện thoại của hành khách này, nhưng không ai bắt máy. Hình ảnh gia đình của hành khách này gọi vào điện thoại của người mất tích đã được phát trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia của Trung Quốc.

Cuộc gọi được kết nối, nhưng không ai nhấc máy. Có tin cho hay, một nhóm hành khách đã kiến nghị hãng Malaysia Airlines “tiết lộ sự thật” về điều gì đã xảy ra đối với chuyến bay.

Tại sao Malaysia Airlines mãi mới tiết lộ về sự mất tích của chiếc máy bay?

Kiểm soát không lưu mất liên lạc với MH370 vào lúc 2h40 sáng theo giờ địa phương. Nhưng vài giờ sau đó, những người thân của hành khách chờ đợi ở Bắc Kinh vẫn chỉ nghĩ rằng, chuyến bay bị hoãn. Bảng điện tử ở sân bay Bắc Kinh không đưa ra tín hiệu nào cho biết về thảm họa xảy ra.

Thân nhân của các hành khách giận dữ nói rằng, họ biết tin chuyến bay mất tích từ báo chí, thay vì từ Malaysia Airlines. Đến tận 9h05 sáng Chủ nhật, Malaysia Airlines mới ra tuyên bố thừa nhận: “Chúng tôi rất tiếc đã mất toàn bộ liên lạc với chuyến bay MH370 khởi hành từ Kuala Lumpur lúc 0h41 sáng nay để bay tới Bắc Kinh”.

Liệu sự trì hoãn báo tin này xuất phát từ tâm trạng hoảng loạn của các nhà lãnh đạo hãng bay, hay còn che giấu một điều gì đó khủng khiếp hơn?

Liệu chiếc máy bay có tìm cách quay trở lại?

Theo các điều tra viên, tín hiệu radar cho thấy, chiếc máy bay có thể đã tìm cách quay trở lại Kuala Lumpur. Giới quân sự nói rằng, họ đang đánh giá khả năng MH370 muốn quay trở lại trước khi biến mất đột ngột.

“Chúng tôi đã nhìn vào những gì ghi lại trên màn hình radar, và nhận ra rằng, có khả năng, chiếc máy bay đã thực sự tìm cách quay đầu”, tướng Rodzali Daud, tư lệnh không quân Malaysia, phát biểu trong một cuộc họp báo.

Nếu điều này là đúng, liệu đây có phải là một nỗ lực để hạ cánh của MH370 do có sự cố xảy ra trên đường bay, hay đã có một hành vi gây nguy hiểm nào đó trên máy bay?

Tại sao một phi công khác nghe thấy những tiếng lầm bầm khi cố gắng liên lạc với chuyến bay MH370?

Một phi công khác bay gần khu vực bay của MH370 cho biết đã nghe thấy những tiếng lầm bầm và nhiễu sóng khi ông tìm cách liên lạc với máy bay mất tích.

Máy bay MH370 thực chất không mất tích

Ảnh: news.com.au

Theo vị phi công đề nghị giấu danh tính này, máy bay của ông trên đường tới Narita, Nhật Bản, đã liên lạc được với MH370 nhờ tần số khẩn cấp.

“Chúng tôi đã cố và thiết lập được liên lạc với MH370 sau 1h30 sáng và hỏi họ xem liệu họ đã vào không phận Việt Nam hay chưa”, phi công này cho biết. “Tiếng nói ở đầu bên kia có thể là của cơ trưởng Zaharie (Ahmad Shad, 53 tuổi) hoặc Farid (Abdul Hamid, 27 tuổi), nhưng tôi chắc là của người cơ phó. Sóng rất nhiễu… nhưng tôi nghe thấy tiếng lầm bầm ở đầu bên kia. Đó là lần cuối cùng tôi nghe thấy họ, và chúng tôi mất liên lạc từ đó”.

Vết dầu loang trên mặt biển có ý nghĩa quan trọng gì không?

Một máy bay tìm kiếm của Việt Namd dã phát hiện thấy hai vệt nghi là vết dầu loang ở khu vực nơi máy bay mất liên lạc. Vết loang này kéo dài khoảng 12 dặm.

Tuy nhiên, tàu được cử tới khu vực này không tìm thấy dấu vết nào khác về chiếc máy bay, và vết loang tạm thời được xác định là không liên quan tới MH370.

Liệu có thể tìm ra sự thật?

Sự biến mất đột ngột của MH370 đang được coi là một trong những thảm họa hàng không hiếm gặp nhất trong lịch sử. Sự bí ẩn càng trở nên phức tạp bởi có nhiều quốc gia liên quan trong vụ việc này.

Cất cánh, và đặc biệt là hạ cánh là những giai đoạn dễ gặp sự cố nhất trong một chuyến bay. Đó cũng là những giai đoạn mà hầu hết các vụ tai nạn hàng không xảy ra. Tuy nhiên, MH370 lại biến mất đầy khó hiểu giữa lúc đang trong chế độ bay bằng trên trời.

“Máy bay thường không rơi khi đang bay như thế. Đây là một vụ việc cực kỳ bất thường”, ông Paul Hayes, một chuyên gia hàng không Anh, nhận định.

Cho tới nay, chỉ có một tai nạn hàng không tương tự là vụ chuyến bay 447 của hãng hàng không Pháp Air France, rơi xuống Đại Tây Dương hồi năm 2009 khi bay từ Rio de Janeiro tới Paris. Các nhà điều tra chỉ xác định được nguyên nhân tai nạn, sau khi tìm thấy hộp đen hai năm sau đó.

Theo vneconomy