Máy tính không nhận driver máy in

Việc kiểm tra máy tính thiếu driver hay không khá dể dàng. Đầu tiên bạn: Kết nối cáp giữa máy tính và máy in (mở nguồn máy in lên) > Trên màn hình máy tính > Chọn chuột phải vào biểu tượng "This PC" hoặc "My Computer" > Manage > Device Manager.

Máy tính không nhận driver máy in

Tiếp sau đó, bạn kéo xuống phía dưới tìm mục "Software devices" > Nếu:

- Không có "tên máy in" trong này thì bạn kiểm tra lại cáp kết nối, điện nguồn máy lại.

- Có "tên máy in" nhưng xuất hiện dấu chẩm hỏi vàng thì là đang thiếu driver.

Máy tính không nhận driver máy in

II. Tải driver từ website chính hãng:

Khi xác định xong việc máy tính đã thiếu driver thì bạn cần xác định chính xác máy in bạn đang sử dụng là của "hãng nào" và là "mẫu nào". Sau đó bạn vào trực tiếp website của hãng máy in để tải về (không nên tải từ các nguồn khác vì có thể nhiễm virus):

  • 1. Driver máy in Canon.
  • 2. Driver máy in HP.
  • 3. Driver máy in Brother.
  • 4. Driver máy in Epson.
  • 5. Driver máy in Xerox.
  • 6. Driver máy in Ricoh.
  • 7. Driver máy in Oki.
  • Các trang web tải driver trên của các hãng sử dụng tương tự nhau, bạn cần biết chút ít cơ bản về thủ thuật tin học sẽ làm được thôi nhé. Bạn tìm đúng tên sản phẩm máy in và đúng hệ điều hành máy tính đang sử dụng để tải về. 

    Máy tính không nhận driver máy in

    Sau khi tải về thì sẽ có 2 trường hợp sau:

    - Nếu file tải về có đuôi ".exe" thì bạn nhấp đôi chuột để cài driver luôn (cứ bấm tiếp hoặc next vài cái là cài được).

    - Nếu file tải về dạng đuôi ".rar" hoặc ".zip" thì bạn giải nén ra (cách giải nén file cực đơn giản, nếu không biết bạn search Google là có ngay). 

    Như trong trường hợp trên của máy Canon thì hơi đặc biệt chút, nó lai cả hai trường hợp vì khi tải về mình được file ".exe" > Nhấp đôi chuột thì ra một thư mục chứa driver trong này (trường hợp giải nén cũng ra một thư mục như vậy) > Lúc này mình cứ để yên file ở đó và xem như đã hoàn thành bước tải driver về.

    III. Cách cài đặt, update driver để máy tính nhận máy in:

    Bạn trở lại giao diện: "Device Manager" (hình đầu tiên trong bài viết này) > Bấm chuột phải vào dòng thiếu driver "chấm hỏi vàng" > Update driver.

    Máy tính không nhận driver máy in
     Bấm chuột phải vào dòng thiếu driver "chấm hỏi vàng" > Update driver" width="640" height="400"/>

    Một "bảng cài đặt" sẽ hiện ra > Browser my computer for driver software > Chọn đường dẫn đến thư mục driver tải về lúc nãy như hình dưới > Next.

    Máy tính không nhận driver máy in

    Lúc này máy tính sẽ quét thư mục driver và tự cập nhật, khi thao tác xong một bảng thông báo hiện ra thì bạn đọc sơ qua thấy chữ "successful" là các bước đã hoàn thành. Lúc này bạn có thể tắt máy in và máy tính để khởi động lại, sau đó hãy thao tác in thử xem thế nào nhé.

    Đây là cách update driver máy in cho máy tính, laptop chạy hệ điều hành Windows (các phiên bản Windows 7,8,10 cách làm tương tự nhau) và cách này bạn cũng có thể áp dụng cho những thiết bị ngoại vi khác nếu kết nối với máy tính không được (cần tải đúng driver của thiết bị ngoại vi đó hoặc xem thiết bị có cái dĩa nhỏ kèm theo không?). Nếu có thắc mắc hoặc không thao tác được bạn có thể để lại bình luận bên dưới để chuyên viên kỹ thuật có thể hỗ trợ giúp bạn thêm nhé.

    Bạn đang dùng máy tính nhưng lại gặp phải tình trạng lỗi máy tính không nhận máy in  gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới học tập lẫn công việc. Bạn đang gặp khó khăn trong khâu khắc phục??  Đừng lo lắng bởi chúng tôi sẽ gửi tới bạn một số biện pháp để khắc phục điều này. Nếu bạn quan tâm, thì hay xem tiếp nội dung được trình bày bên dưới của Thịnh Tâm !

    Những nguyên nhân khiến xuất hiện lỗi máy tính không nhận máy in

    Sau đây chính là một số nguyên nhân làm xuất hiện lỗi máy tính không nhận máy in bạn có thể tham khảo:

    + Thứ nhất: Nguyên nhân lỗi do hệ điều hành đang dùng trên máy tính không phù hợp với máy in

    + Thứ 2: Nguyên nhân do các vấn đề về dây cáp kết nối giữa 2 thiết bị

    Máy tính không nhận driver máy in
    Những nguyên nhân khiến xuất hiện lỗi máy tính không nhận máy in

    + Thứ 3: Chưa bật nguồn trên máy in.

    + Thứ 4: Nguyên nhân do IP máy in đang sử dụng.

    + Thứ 5: Do driver hỏng hoặc thiếu nên 2 thiết bị không thể liên lạc với nhau

    + Thứ 6: Máy in hỏng hoặc đang bị một số lỗi như:  tràn bộ đếm mực thải ,…

    Tuy có rất nhiều nguyên nhân khiến máy tính không nhận máy in, nhưng phần lớn chúng đều có thể sẽ được khắc phục nếu áp dụng theo các cách mà chuyên mục chia sẻ bên dưới!

    Xem thêm:

    Hướng dẫn cách sửa lỗi máy tính không nhận máy in

    Cách 1: Tiến hành khởi động lại service Print Spooler

    Cần thực hiện đủ các bước sau để đảm bảo service Print Spooler tắt và khởi động lại.

    • Bước 1: CLICK chọn ngay tổ hợp phím Windows + R để mở Run.
    • Bước 2: Nhập chuỗi ký tự services.msc , tiếp tục chọn Enter hoặc  OK.
    • Bước 3: Tại mục  Name, CLICK chuột chọn ngay  Print Spooler.
    • Bước 4: Khi cửa sổ mới mở ra tại  Service status, nhấn chọn ngay Stop.
    • Bước 5: Chọn Start  sau đó mở lại service lần cuối cùng.
    Máy tính không nhận driver máy in
    Cách sửa lỗi máy tính không nhận máy in
    • Bước 6: CLICK chọn tiếp OK và xem còn có lỗi không nhận máy in trên máy tính hay không nhé!

    Cách 2: Xây dựng một cổng cục bộ mới

    Để tạo thành công cổng cục bộ mới khắc phục lỗi máy tính không nhận máy in,  hãy thực hiện đầy đủ các bước:

    • Bước 1: CLICK chọn mở thành công  Control Panel.
    • Bước 2: Vào View by -> Large icons->  Devices and Printers.
    • Bước 3: Tiếp tục CLICK chọn Add a printer

    Lưu ý:  Muốn tiếp tục thực hiện thao tác, thì người dùng cần đăng nhập bằng tài khoản Admin.

    Bước 4: CLICK chọn Add a network, wireless or Bluetooth printer.

    • Bước 5: CLICK ngay vào mục Create a new port, tiến hành sửa đổi Type of port sang thành  Local Port -> Cuối cùng chọn Next.
    • Bước 6: Điền tên cổng mới vào trong khung.  Đây thường là tên của địa chỉ của máy in. Cuối cùng chọn OK.
    • Bước 7: Chọn tiếp Máy in trong thư mục -> Next.
    • Bước 8: Thực hiện đầy đủ tất cả các bước hướng dẫn ở trên là bạn đã hoàn tất quá trình thêm máy in.
    • Sau cùng kiểm tra lại xem đã khắc phục thành công lỗi máy tính không nhận máy in hay chưa?

    Cách 3: Gỡ driver trên máy in

    Một trong những nguyên nhân khiến máy tính không nhận máy in có thể là do driver của máy in. Nên bạn có thể gỡ chúng rồi cài đặt lại. Để làm điều này hãy thực hiện các bước:

    • Bước 1: Nhấn tổ hợp phím  Windows + R để thành công mở  Run.
    • Bước 2: Điền  print management.msc -> Chọn Enter/OK.
    • Bước 3:Tại ô Print Management, chọn  All Drivers.
    • Bước 4:Click chuột phải vào driver máy in rồi chọn Delete.
    Máy tính không nhận driver máy in
    Gỡ driver trên máy in

    Trường hợp máy in có nhiều driver thì bạn  cũng chỉ cần thực hiện lặp đi lặp lại các bước nêu trên để xóa bỏ chúng.

    • Bước 5: Thực hiện cài lại driver máy in. Hãy vào trang chủ của nhà sản xuất máy in để tải và cài đặt những phiên bản mới về dùng. 

    Cách 4: Sao chép “mscms.dll”

    Để sửa lỗi máy tính không nhận máy in bằng việc sao chép  “mscms.dll”, bạn hãy thực hiện:

    •  Bước 1: CLICk mở C:\Windows\system32 , tìm “mscms.dll”.
    • Bước 2: Tiến hành sao chép file rồi copy vào một trong các đường dẫn dưới tùy thuộc vào phiên bản Windows máy bạn đang dùng là bản 32-bit hay 64-bit:

    C:\windows\system32\spool\drivers\x64\3\ if you are using 64-bit windows

    C:\windows\system32\spool\drivers\w32x86\3\ if you are using 32-bit windows

    • Bước 3: Kết nối lại 2 máy xem khắc phục lỗi thành công hay chưa?

    Cách 5: Xóa subkey

    Muốn xóa Subkey thành công, hãy làm theo hướng dẫn sau:

    • Bước 1: Cho dùng hoạt động của service Print Spooler thông qua các bước được trình bày tại cách 1
    • Bước 2: Tiếp tục nhấn chọn tổ hợp phím Windows + R để Run hoạt đônggj
    • Bước 3: Điền “regedit” tại đây rồi CLICK chọn tiếp Enter /OK.
    • Bước 4:
    • Tiếp tục mở rộng cửa sổ  HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\Windows NT\CurrentVersion\Print\Providers\Client Side Rendering Print Provider, rồi CLICK chuột phải vào Client Side Rendering Print Provider chọn Delete.
    • Bước 5: Khởi chạy lại Print Spooler.
    • Bước 6: Restart lại máy tính ngay khi thử áp dụng những công thức thay đổi và kiểm tra xem hết lỗi máy tính không nhận máy in hay chưa?
    Máy tính không nhận driver máy in
    Xóa subkey

    Trên đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục lỗi máy tính không nhận máy in khá hiệu quả được nhiều người áp dụng.

    Bạn đọc có thể tham khảo và sử dụng khi cần và nếu đã thử hết các cách mà vẫn không khắc phục được lỗi thì bạn nên tham khảo sử dụng dịch vụ sửa chữa máy tính tại nhà ở Hóc Môn của Thịnh Tâm để được giúp đỡ  bằng cách liên hệ tới Thịnh Tâm:

    Công ty TNHH dịch vụ vi tính Thịnh Tâm – Hóc Môn

    • Hotline/Zalo: 0919 694 699
    • Văn phòng : 028 6254 9844
    • Địa chỉ : 19/1 Nguyễn Ảnh Thủ, Hưng Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
    • Website: https://www.vitinhttc.com/