Mẹ ta không có yếm đào phong cách ngôn ngữ

Tuyển tập Đọc hiểu đoạn trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưahay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu trong đoạn trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa chi tiết nhất.

Bài thơNgồi buồn nhớ mẹ ta xưacủa Nguyễn Duy là bài thơ nói về nỗi nhớ cảm động của người con về mẹ. Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến văn bản này, cùng Đọc Tài Liệu tham khảo một số đề đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưadưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé:

Đề Đọc hiểu đoạn trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa số 1

Đọc văn bản:

Mẹ ta không có yếm đào

nón mê thay nón quai thao đội đầu

rối ren tay bí tay bầu

váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

Cái cò…sung chát đào chua…

câu ca mẹ hát gió đưa về trời

ta đi trọn kiếp con người

cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

(“Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” – Nguyễn Duy)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản?

Câu 2. Hình ảnh người mẹ được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết nào?

Câu 3. Văn bản thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả đối với người mẹ?

Câu 4. Chỉ ra hiệu quả biểu đạt của chất liệu ca dao được sử dụng trong văn bản?

Câu 5. Hai câu thơ: “Ta đi trọn kiếp con người/Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” gợi suy nghĩ gì về lời ru của mẹ đối với những đứa con?

Lời giải:

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản:

- Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 2.

Hình ảnh người mẹ được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết: “không có yếm đào”, “Nón mê thay nón quai thao đội đầu”, “Rối ren tay bí tay bầu” “váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa”.Đó là một người mẹ nghèo, lam lũ, vất vả.

Câu 3.

Tâm tư, tình cảm của tác giả: Nỗi nhớ, lòng biết ơn sâu sắc và tình yêu thương to lớn dành cho người mẹ.

Câu 4.

Hiệu quả biểu đạt của chất liệu ca dao được sử dụng trong văn bản:

Trong ca dao ta thường gặp:“Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo nuôi chồng tiếng hát nỉ non” hay “Cái cò đậu cọc cầu ao /Ăn sung sung chát, ăn đào đào chua”và“Gió đưa cây cải về trời/ Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”. Chính những "cái cò", "sung chát đào chua", cây cải về trời đó lại hiển hiện trong kí ức bằng lặng, đẹp đẽ hồn nhiên của ngày thơ. Tác giả đã vận hình ảnh cánh cò vào đời“mẹ ta”, như một niềm tri ân thành kính trong nỗi xót xa thương cảm vô bờ. Nhờ đó hình ảnh người mẹ tảo tần, lam lũ hiện lên càng thấm thía và cảm động hơn.

Câu 5.

Lời ru của mẹ không xa lạ trong thi ca như ta thường thấy, vậy mà những ngôn ngữ rất đời thường của Nguyễn Duy lại khiến ta xốn xang trước phận mình bởi nhà thơ đã nhận ra“kiếp con người”dễ gì sánh được“mấy lời mẹ ru”.“Mấy lời”thôi nhưng là sự kết tinh của một cuộc đời và cả nhiều cuộc đời. Nó không chỉ chứa đựng tình mẹ bao la mà còn là những bài học làm người vô cùng quý giá mà chúng ta phải dành cả cuộc đời để học, để thấm và để biết ơn. Nói cách khác, hai câu thơ đã thức tỉnh muôn người, hãy nhìn lại mình trên nẻo về với cõi thiêng liêng.

Đề Đọc hiểu đoạn trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa số 2

Đọc đoạn trích:

Cái cò... sung chát đào chua

câu ca mẹ hát gió đưa về trời

ta đi trọn kiếp con người

cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

Bao giờ cho tới mùa thu

trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm

bao giờ cho tới tháng năm

mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

Ngân hà chảy ngược lên cao

quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm

bờ ao đom đóm chập chờn

trong leo lẻo những vui buồn xa xôi

Mẹ ru cái lẽ ở đời

sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn

bà ru mẹ... mẹ ru con

liệu mai sau các con còn nhớ chăng

(TríchNgồi buồn nhớ mẹ ta xưa- Thơ Nguyễn Duy)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích được lấy từ chất liệu văn học dân gian?

Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai.

Câu 4: Anh/chị suy nghĩ như thế nào về thông điệp được tác giả gửi gắm trong hai dòng thơ: Mẹ ru cái lẽ ở đời/ sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.

Lời giải:

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ là: Lục bát

Câu 2: Những từ ngữ, hình ảnh được lấy từ chất liệu văn học dân gian là: cái cò, sung chát đào chua, gió đưa về trời, lời mẹ ru, quạt mo - thằng Bờm.

* Lưu ý: cần nêuđược ít nhất hai từ ngữ, hìnhảnh.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai là:

  • Lặp cấu trúc/điệp ngữ: Bao giờ cho tới…
  • Nhân hóa: trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm

- Hiệu quả: nhấn mạnh, khơi gợi khao khát về kỉ niệm thời thơ ấu với những hình ảnh gần gũi, thân quen.

Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm ở hai dòng thơ:

Mẹ ru cái lẽ ở đời

sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn

- Thể hiện được suy nghĩ chân thành, sâu sắc về thông điệp của tác giả:

+ Ngợi ca công lao to lớn của mẹ.

+ Làm con phải luôn ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ, đừng làm mẹ phải buồn mà hãy luôn sống xứng đáng với niềm tin, sự kì vọng của mẹ.

Đề Đọc hiểu đoạn trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa số 3

Đọc và trả lời

Bao giờ cho tới mùa thu

trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm

bao giờ cho tới tháng năm

mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

Ngân hà chảy ngược lên cao

quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm

bờ ao đom đóm chập chờn

trong leo lẻo những vui buồn xa xôi

Mẹ ru cái lẽ ở đời

sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn

bà ru mẹ mẹ ru con

liệu mai sau các con còn nhớ chăng

(TríchNgồi buồn nhớ mẹ ta xưa– Theo Thơ Nguyễn Duy)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

Câu 2: Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên.

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên

Câu 4: Anh/chị hãy nhận xét quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Mẹ ru cái lẽ ở đời – sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

Lời giải:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là: biểu cảm.

Câu 2: 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên là:

- Lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ bao giờ cho tới…)

- Nhân hóa (trong câu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm).

Câu 3: Nội dung chính của đoạn thơ trên là: Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu thơ bên mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời, cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy.

Câu 4: Quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Lời ru của mẹ chứa đựng những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của mẹ. Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Từ đó, nhận xét về quan niệm của tác giả (đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp…).

Câu 3: Trong đoạn thơ trên, có những câu thơ tác giả sử dụng chất liệu ca dao. Anh/chị hãy chỉ ra một câu thơ sử dụng chất liệu ca dao và ghi lại câu cao dao tác giả sử dụng làm chất liệu trong câu thơ đó.

phân tích

Hướng dẫn làm bài: “Mẹ ta không có yếm đào Đọc hiểu” chi tiết nhất, cùng với kiến thức mở rộng về bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa… của Nguyễn Duy hay nhất.

Mẹ ta không có yếm đào

nón mê thay nón quai thao đội đầu

Bạn đang xem: Mẹ ta không có yếm đào 8} bộ đề đọc hiểu

rối ren tay bí tay bầu

  • Mẹ ta không có yếm đào phong cách ngôn ngữ

váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa 

Cái cò…sung chát đào chua…

câu ca mẹ hát gió đưa về trời

ta đi trọn kiếp con người

cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

(“Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” – Nguyễn Duy)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm)

Câu 2. Hình ảnh người mẹ được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết nào? (0,5 điểm)

Câu 3. Văn bản thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả đối với người mẹ? (1,0 điểm)

Câu 4. Chỉ ra hiệu quả biểu đạt của chất liệu ca dao được sử dụng trong văn bản? (1,0 điểm)

Câu 5. Hai câu thơ: “Ta đi trọn kiếp con người/Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” gợi suy nghĩ gì về lời ru của mẹ đối với những đứa con? (1,0 điểm)

Hướng dẫn: 

Câu 1.

– Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản:

– Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 2.

Hình ảnh người mẹ được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết: “không có yếm đào”, “Nón mê thay nón quai thao đội đầu”, “Rối ren tay bí tay bầu” “váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa”. Đó là một người mẹ nghèo, lam lũ, vất vả.

Câu 3.

Tâm tư, tình cảm của tác giả: Nỗi nhớ, lòng biết ơn sâu sắc và tình yêu thương to lớn dành cho người mẹ.

Câu 4.

Hiệu quả biểu đạt của chất liệu ca dao được sử dụng trong văn bản:

Trong ca dao ta thường gặp: “Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo nuôi chồng tiếng hát nỉ non” hay “Cái cò đậu cọc cầu ao /Ăn sung sung chát, ăn đào đào chua” và “Gió đưa cây cải về trời/ Rau răm ở lại chịu lời đắng cay” . Chính những “cái cò”, “sung chát đào chua”, cây cải về trời đó lại hiển hiện trong kí ức bằng lặng, đẹp đẽ hồn nhiên của ngày thơ. Tác giả đã vận hình ảnh cánh cò vào đời “mẹ ta”, như một niềm tri ân thành kính trong nỗi xót xa thương cảm vô bờ. Nhờ đó hình ảnh người mẹ tảo tần, lam lũ hiện lên càng thấm thía và cảm động hơn. 

Câu 5.

Lời ru của mẹ không xa lạ trong thi ca như ta thường thấy, vậy mà những ngôn ngữ rất đời thường của Nguyễn Duy lại khiến ta xốn xang trước phận mình bởi nhà thơ đã nhận ra “kiếp con người” dễ gì sánh được “mấy lời mẹ ru”. “Mấy lời” thôi nhưng là sự kết tinh của một cuộc đời và cả nhiều cuộc đời. Nó không chỉ chứa đựng tình mẹ bao la mà còn là những bài học làm người vô cùng quý giá mà chúng ta phải dành cả cuộc đời để học, để thấm và để biết ơn. Nói cách khác, hai câu thơ đã thức tỉnh muôn người, hãy nhìn lại mình trên nẻo về với cõi thiêng liêng.

Và tiếp theo đây, hãy cùng THPT Ninh Châu đi tìm hiểu và khám phá nhiều hơn những kiến thức thú vị về bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa… của Nguyễn Duy nhé!

Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, tại xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn (nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa.

Năm 1965, từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng. Năm 1966 ông nhập ngũ, trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin.

Ông đã trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Sau đó ông giải ngũ, làm việc tại Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam và là Trưởng Đại diện của báo này tại phía Nam.

Nguyễn Duy được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

a. Phần 1: “Bần thần…thuở nào”:

– Bài thơ được mở ra dưới một không khí rất thiêng liêng, thành kính, mà theo như Nguyễn Duy ấy là một buổi giỗ mẹ ông.

– Nỗi buồn tủi, xót xa khi nghĩ về người phụ nữ sớm lên Niết Bàn đã đưa Nguyễn Duy trở về với dáng hình mẹ xa xăm thuở nào, thông qua những ký ức mờ mịt và thông qua dáng hình của bà ngoại.

b. Phần 2: “Mẹ ta…bốn mùa”:

– Bộc lộc niềm thương cảm với số phận của những người phụ nữ nông thôn như thân cò lặn lội.

– Mẹ của Nguyễn Duy cũng là một trong số những thân cò như vậy, đời bà khổ cực, vất vả, không có niềm vui may mặc với cái “yếm đào” xinh xắn, nón quai thao, khăn chít mỏ quạ.

– Đời bà chỉ biết những sự nghèo khó, làm lụng quanh năm với bòn mót những quả bí, quả bầu cắp ra phiên chợ bán lấy vài xu bạc. Quanh năm mặc những cái váy đen, nhuộm bùn ngâm nước đến mục, những cái áo cánh nâu, sờn vai bạc màu mà chẳng có tiền thay sắm mới.

c. Phần 3: “Cái cò…mẹ ru”:

– “cái cò…sung chát…đào chua”. Câu hát ru cũng chính là hình ảnh và tư vị của cuộc đời mẹ, thân cò lặn lội kiếm ăn, cả đời chẳng biết đến ngọt bùi, mà chỉ toàn những chát, những chua ngập tràn.

– “Ta đi trọn kiếp con người/Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” cũng lại là những câu thơ để bộc lộ tấm lòng trân trọng yêu thương, đề cao sự thiêng liêng, quý báu của tình mẫu tử, rằng chẳng có thứ tình cảm nào lại rộng lớn bao la, ôm lấy cả cuộc đời con như thế nữa.

d. Phần 4: “Bao giờ…xa xôi”: Nỗi nhớ mẹ không chỉ gói trọn trong những lời ru và hình bóng mẹ, mà đó còn là những kỷ niệm trải dài trong suốt quãng đời ấu thơ của tác giả, với trái bưởi, trái hồng, những ngày “mẹ trải chiếu ta nằm đếm sao”, rồi mẹ kể những chuyện tình Ngưu lang

– Chức nữ, chuyện chú Cuội – chị Hằng. Rồi những cảnh đom đóm chập chờn ban đêm, …

e. Phần 5: “Mẹ ru…cá xương”:

– Thông qua những lời ru ngọt ngào khi con còn ở trong nôi cho con biết những con cò con vạc, những nỗi đắng cay ở đời, cho con biết những cánh đồng cò bay thẳng cánh, cho con biết sự thiêng liêng của tình mẹ.

– Sữa mẹ nghèo khó nhưng ngọt ngào cho con được thể xác, máu thịt, lười ru mẹ êm ái đêm đông ru con vào giấc ngủ, cho con thấm thía linh hồn của dân tộc và theo con đến hết cuộc đời.

– Nguyễn Duy lại bộn lòng trăn trở “bà ru mẹ…mẹ ru con/liệu mai sau các con còn nhớ không” khi những giá trị truyền thống dần mai một.

– Cuối cùng Nguyễn Duy lại quay lại với nỗi nhớ mẹ, nhớ quê tha thiết, nhớ về những đêm đông giá rét, những ngày mưa gió mái tranh chẳng đủ che mưa, mà thương con mẹ nhường chỗ ấm, chịu nằm chỗ ướt, chập chờn trong giấc ngủ mơ màng “ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa/miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá.

Đăng bởi: THPT Ninh Châu

Chuyên mục: Lớp 12, Ngữ Văn 12