Mổ ghép xương bao lâu thì lành

Mổ ghép xương bao lâu thì lành

Đầu gối là một trong những khớp lớn nhất trên cơ thể, gồm 3 xương tạo thành xương đùi, xương cẳng chân (xương chày) và xương bánh chè các xương này được nối với nhau nhờ một mạng lưới gồm rất nhiều dây chằng, sụn, gân và cơ. Do đầu gối là một cấu trúc quan trọng chi phối việc di chuyển và chịu sức nặng nên cần phải hiểu về các tình trạng có thể ảnh hưởng đến chức năng của đầu gối, các phương pháp điều trị hiện có và cách chăm sóc đầu gối tốt nhất để giúp ngăn ngừa các biến chứng trong tương lai và khuyết tật lâu dài.

Các chấn thương đầu gối thường gặp

Mổ ghép xương bao lâu thì lành

Chấn thương đầu gối có thể xảy ra do hoạt động thể thao hoặc giải trí, ngã do tai nạn hoặc thậm chí là do hao mòn hàng ngày. Hầu hết các tổn thương nhỏ như vết cắt và vết bầm tím đều tự lành, nhưng một số tổn thương nhất định có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chức năng đầu gối về lâu về dài. Các chấn thương đầu gối thường gặp bao gồm:

Gãy xương

Gãy xương bánh chè là dạng gãy xương thường gặp nhất ở đầu gối. Nhiều tình trạng gãy xương quanh đầu gối xảy ra do chấn thương năng lượng cao, ví dụ như ngã từ trên cao hoặc va chạm xe hơi. Có thể cần tiến hành phẫu thuật nếu lực tác động khiến xương bị gãy hoặc trật khỏi vị trí ban đầu.

Các triệu chứng của gãy xương đầu gối bao gồm đau, nhạy cảm đau, sưng, biến dạng ở vùng bị gãy xương và hạn chế cử động. Đối với các trường hợp nhẹ, phương pháp điều trị thường là bó bột để hạn chế cử động cho đến khi các mảnh xương lành lại, quá trình này có thể kéo dài khoảng 6 tuần. Có thể cần tiến hành phẫu thuật để chỉnh lại vị trí và ổn định xương. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm được các phương pháp điều trị hiện có.

Viêm khớp

Viêm khớp là tình trạng sưng xảy ra ở khớp và vùng xung quanh khớp. Viêm xương khớp là tình trạng thường gặp ở đầu gối, trong đó lớp đệm bảo vệ giữa các khớp (sụn) bị mòn do lão hóa hoặc hao mòn. Các yếu tố di truyền, tình trạng mất vững khớp và chấn thương cũng có thể góp phần gây viêm xương khớp. Các triệu chứng của viêm xương khớp bao gồm đau, cứng khớp, hạn chế chuyển động, sưng và đôi khi có cảm giác ken két khi cử động.

Mổ ghép xương bao lâu thì lành

Bong gân hoặc rách dây chằng chéo trước (ACL) là một trong những dạng chấn thương đầu gối thường gặp nhất. Các xương ở đầu gối được nối với nhau bằng các dây chằng, có chức năng liên kết các xương lại với nhau và giữ cho đầu gối ổn định. Dây chằng bên gối là các dây chằng nằm ở hai bên đầu gối, chi phối các cử động sang bên và nâng đỡ trong trường hợp cử động bất thường. Các dây chằng chéo nằm ở bên trong khớp gối, và dây chằng chéo trước ở phía trước bắt chéo với dây chằng chéo sau ở phía sau để chi phối các chuyển động vặn và tiến-lùi của đầu gối. Chấn thương ALC có thể xảy ra do đột ngột thay đổi hướng chuyển động, đột ngột dừng lại khi đang chuyển động, tiếp đất kém sau khi bật nhảy hoặc do va chạm trực tiếp.

Các dấu hiệu và triệu chứng

Trong hầu hết các trường hợp chấn thương dây chằng chéo trước, bệnh nhân có thể nghe thấy âm thanh lạo xạo và cảm thấy đầu gối lủng lẳng ngay sau đó. Các dấu hiệu thường gặp khác bao gồm:

Mất phạm vi cử động hoàn toàn
Khó chịu
Nhạy cảm đau
Đau kèm theo sưng, thường xảy ra trong vòng 24 giờ

Nếu bị bỏ qua mà không được điều trị, đầu gối có thể trở nên mất ổn định và các hoạt động mạnh sau đó có thể gây tổn thương sụn đệm (sụn chêm) ở đầu gối, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về lâu dài.

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể kiểm tra bệnh sử của bạn và thực hiện khám lâm sàng. Có thể sử dụng các thủ thuật kiểm tra chẩn đoán sau đây để đánh giá chấn thương kỹ hơn:

Chụp X-quang
Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào từng bệnh nhân. Đối với những người có cường độ hoạt động thấp, các phương pháp điều trị không phẫu thuật như dùng đai cố định sẽ được sử dụng để giúp bảo vệ đầu gối khỏi tình trạng mất vững. Vật lý trị liệu cũng có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ chân và hỗ trợ phục hồi chức năng đầu gối. Phẫu thuật có thể được đề xuất thực hiện tùy thuộc vào nhu cầu của từng cá nhân, ví dụ như để giúp một vận động viên trẻ trở lại chơi thể thao một cách an toàn. Mục đích của phẫu thuật là tái tạo lại dây chằng, phục hồi sự ổn định đầu gối và ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn đối với sụn chêm. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm hiểu phương pháp điều trị phù hợp nhất với nhu cầu sinh hoạt của bạn.

Mổ ghép xương bao lâu thì lành

Rách sụn chêm là một trong những dạng chấn thương đầu gối thường gặp nhất. Mọi người thuộc mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc phải tình trạng này, đặc biệt là những người chơi các môn thể thao va chạm. Ở đầu gối có 2 miếng sụn hình chêm được gọi là sụn chêm, có chức năng giảm xóc, đệm lót cho khớp và duy trì sự ổn định của đầu gối.

Các dấu hiệu và triệu chứng

Rách sụn chêm do hoạt động thể thao thường xảy ra cùng với các chấn thương đầu gối khác. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

Đau
Sưng và cứng khớp
Khớp gối bị khóa cứng
Phạm vi cử động bị hạn chế

Nếu không được điều trị ngay, mảnh sụn chêm có thể long ra và di chuyển vào khớp, dẫn đến mất vững đầu gối hoặc đầu gối bị khóa cứng.

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể kiểm tra bệnh sử của bạn và thực hiện khám lâm sàng. Có thể sử dụng các kiểm tra chẩn đoán sau đây để đánh giá chấn thương kỹ hơn:

Chụp X-quang
Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Phương pháp điều trị

Bác sĩ có thể kê thuốc kháng viêm không phải steroid (NSAIDS) để giúp giảm triêu chứng đau. Nếu các triệu chứng vẫn kéo dài, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện tiểu phẫu như phẫu thuật nội soi khớp gối. Trong thủ thuật này, ống nội soi khớp, một ống dài và mềm có gắn camera, cùng với các dụng cụ phẫu thuật nhỏ, được đưa vào bên trong vùng đầu gối thông qua một vết rạch nhỏ để điều trị tình trạng rách. Hãy trao đổi với bác sĩ để nắm được các phương pháp điều trị hiện có.

Mổ ghép xương bao lâu thì lành

Gân bánh chè nối xương cẳng chân (xương chày) với xương bánh chè, phối hợp với các cơ ở mặt trước vùng đùi để chi phối việc duỗi thẳng chân. Chấn thương gân bánh chè thường xảy ra do bật nhảy hoặc đột ngột có lực lớn đè lên gân. Hao mòn do tuổi tác cũng có thể làm suy yếu gân bánh chè, khiến gân dễ bị chấn thương hơn.

Các dấu hiệu và triệu chứng

Bệnh nhân có thể có cảm giác xé rách hoặc lạo xạo khi gân bánh chè bị rách. Các dấu hiệu thường gặp khác bao gồm:

Đau và sưng
Không duỗi thẳng được đầu gối
Nhạy cảm đau
Vết lõm ở đáy xương bánh chè
Xương bánh chè dịch chuyển lên phía đùi
Chuột rút
Khó đi lại

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể kiểm tra bệnh sử của bạn và thực hiện khám lâm sàng. Có thể sử dụng các kiểm tra chẩn đoán sau đây để đánh giá chấn thương kỹ hơn:

Chụp X-quang
Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Phương pháp điều trị

Các phương pháp điều trị không phẫu thuật như sử dụng đai cố định và nạng để giữ đầu gối ở đúng vị trí có thể giúp lành chấn thương. Vật lý trị liệu cũng có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ chân. Trong hầu hết mọi trường hợp, cần tiến hành phẫu thuật để phục hồi chức năng đầu gối. Mục đích của phẫu thuật là gắn lại gân bị rách vào xương bánh chè. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm được các phương pháp điều trị hiện có.