Mỗi ngày ăn 1 lát gừng có tốt không

Vì vậy, có thể nói gừng không chỉ là loại gia vị được nhiều người yêu thích mà còn là một vị thuốc quý trong gia đình. Ngay cả việc đơn giản như ngậm một lát gừng vào buổi sáng cũng sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe đáng kể. Ngậm một lát gừng trong khoảng 30 phút, cơ thể sẽ thu được kết quả tuyệt vời dưới đây: 

- Kiểm soát ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy các phân tử hoạt tính sinh học trong gừng có thể làm chậm sự phát triển của một số bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng, dạ dày, buồng trứng, gan, da, vú và tiền liệt tuyến.

Mỗi ngày ăn 1 lát gừng có tốt không

Ảnh minh họa: Internet

- Tốt cho sức khỏe răng miệng: Sức mạnh kháng khuẩn của gừng giúp bạn luôn có hơi thở thơm tho. Ngoài ra, các hợp chất hoạt động trong gừng như gingerols ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn trong miệng, giúp hạn chế chế nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm về răng miệng như bệnh nha chu, nhiễm trùng nướu nghiêm trọng.

- Phòng chống bệnh tim mạch: Gừng kích thích tuần hoàn máu, kích thích thần kinh tim, giãn mạch, phòng chống hiệu quả bệnh tim mạch.

- Ngủ ngon hơn: Nếu bạn đang gặp các vấn đề về giấc ngủ như ngủ không ngon, mất ngủ kéo dào, hãy ngậm vài lát gừng vào buổi sáng có thể cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường trao đổi chất, giảm mệt mỏi về thể chất, cải thiện tình trạng mất ngủ, giúp bạn dễ ngủ. Trái lại vào ban đêm, bạn không nên ăn bởi gừng có tính nóng, sẽ khiến bạn khó chịu và mất ngủ.

- Tốt cho hệ tiêu hóa: Gừng là thực phẩm có tính ấm và vị cay đặc trưng giúp kích thích dạ dày tiết dịch vị, tăng cường nhu động ruột, thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra, gừng còn giúp điều trị hiệu quả chứng nhiễm lạnh thực phẩm khiến đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy.

- Phòng sỏi mật: Trong gừng có chứa chất gingerol, giúp giảm sự hình thành sỏi mật.

NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG GỪNG

Dù gừng mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe, thế nhưng nếu dùng sai cách, cơ thể của bạn cũng sẽ phải gánh chịu những tác hại khôn lường:

- Không nên ăn nhiều: Tuy gừng rất tốt nhưng nếu ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe bởi gừng có tính nóng. Nếu ăn nhiều quá có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.

Mỗi ngày ăn 1 lát gừng có tốt không

Ảnh minh họa: Internet

- Người bị bệnh trĩ, xuất huyết không nên ăn gừng: Bởi gừng có tính nóng, có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu. Những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ ăn vào sẽ khiến bệnh nặng hơn.

- Không nên ăn gừng vào buổi tối: Buổi tối, dương khí thu lại, âm khí thịnh, ăn gừng lúc này sẽ tổn thương âm khí, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

- Không nên ăn gừng tươi đã bị dập:  Gừng tươi bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, nó có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.

- Phụ nữ có thai hạn chế ăn gừng: Trong thời gian mang thai, phụ nữ nên hạn chế ăn gừng vì gừng làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.

(Tổng hợp)

Mỗi ngày ăn 1 lát gừng có tốt không

Một loại rau được mệnh danh là "nữ hoàng chống ung thư" nhưng khi ăn cần phải chú ý 5 điều: Cẩn thận kiểu đường huyết ''tụt'', sỏi thận lúc nào chẳng hay


https://cafef.vn/dieu-gi-xay-ra-neu-ban-ngam-1-lat-gung-sau-khi-ngu-day-moi-sang-noi-tang-sach-bong-ngan-ngua-ung-thu-tuoi-tho-duoc-keo-dai-20220602154628434.chn
Trong số các loại gia vị tốt cho sức khỏe thì gừng là loại gia vị có độ cay và nồng đặc trưng. Thế nên, không phải ai cũng thích và ăn nó mỗi ngày.



Thế nhưng, chị nào không thích ăn gừng thì nên tập ăn ngay đi nhé vì chỉ cần bổ sung mỗi ngày 1 lát gừng sẽ giúp tăng cường sức khỏe tự nhiên và phòng được rất nhiều căn bệnh mà chúng ta không thể ngờ tới. ;)



Tốt cho tiêu hóa: Gingerol một hợp chất trong gừng có khả năng làm giảm lưu thông thức ăn qua đường tiêu hóa, thư giãn cơ dạ dày và ngăn ngừa đầy hơi.



Tăng khả năng miễn dịch: Trà gừng là một loại thức uống tốt cho những ngày lạnh bởi nó có khả năng tăng cường miễn dịch, nhờ vào khả năng làm nóng cơ thể từ bên trong và sau đó sử dụng nhiệt để tiêu diệt các chất độc tích tụ trong cơ thể.



Giảm triệu chứng ho và cảm lạnh: Gừng có tác dụng rất hiệu quả trong việc giảm tắc nghẽn phổi và các bệnh về hô hấp vì nó có khả năng làm giảm tiết dịch nhầy trong đường hô hấp.



Chống nấm trên da: Nấm nổi tiếng là có khả năng chống lại kháng sinh và quay lại tấn công cơ thể nhiều lần. Vì vậy, nếu bạn đang bị nấm trên da, hãy uống hoặc ăn gừng hằng ngày như một liệu pháp điều trị tự nhiên hiệu quả.



Công thức: 1 muỗng canh dầu dừa + 3-4 giọt dầu gừng + 3-4 giọt dầu cây chè là thuốc chống nấm đơn giản có thể áp dụng cho da.



Điều trị loét dạ dày: Khoa học chứng minh rằng gừng rất hiệu quả chống loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản. Trên thực tế, một nghiên cứu của Ấn Độ đã chứng minh rằng gừng có hiệu quả hơn gấp 6-8 lần so với thuốc thông thường chữa GERD.



Giảm đau chuột rút kinh nguyệt: Gừng là thuốc giảm đau và chống viêm. Đó là lý do tại sao khi một nghiên cứu cho thấy phụ nữ bị chứng hành kinh dùng gừng đã cải thiện 83% tình trạng của họ.



Tốt cho bệnh tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường có thể thêm nước gừng vào thói quen dùng nước uống hằng ngày. Gừng cải thiện lượng đường huyết và cũng làm giảm khả năng đề kháng insulin của cơ thể vốn gây ra bệnh tiểu đường.



Giảm mức cholesterol: Các nghiên cứu cho thấy dùng 1g gừng 3 lần một ngày rất hiệu quả trong việc giảm dấu hiệu cholesterol trong máu và cholesterol LDL (cholesterol xấu).



Chữa đau đầu: Mùi gừng có thể mạnh và cay, nhưng nó làm giảm đau nửa đầu và đau đầu thông thường. Khi đau đầu, bạn có thể dùng 2 muỗng cà phê nước ép gừng trộn với mật ong để uống.




Ảnh minh họa.




Tuy gừng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau:



Không ăn nhiều gừng: Gừng thuộc tính nhiệt ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.



Không ăn gừng bị dập: Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, nó có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.



Sốt cao không được ăn gừng: Khi có dấu hiệu sốt cao tuyệt đối không ăn gừng vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.



Đau dạ dày, đại tràng không ăn gừng: Thành phần của gừng bao gồm các chất chủ yếu hoạt động trên niêm mạch dạ dày, ruột và đại tràng vì thế có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, nếu dạ dày yếu có thể bào mòn và gây ra những vết loét.



Không dùng gừng cho người bị say nắng: Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa... Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.


Bệnh về gan và sỏi không nên ăn gừng: Gừng có tác dụng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan khiến cho những tế bào này bị hoại tử trong tình trạng được kích thích. Trong khi đó, người bị bệnh sỏi mật cũng không nên ăn gừng vì gừng có thể khiến cho các viên sỏi kết tụ trong mật không bài tiết ra ngoài được.



Người bị bệnh trĩ, xuất huyết không nên ăn gừng: Gừng rất nóng có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu nên những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn gừng để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.



Phụ nữ có thai hạn chế ăn gừng: Dù gừng rất tốt để giải quyết các tình trạng thai nghén như buồn nôn và nôn nhưng trong thời kỳ cuối của thai kỳ nên hạn chế ăn gừng vì gừng làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.



Sử dụng gừng đúng cách không dễ và rất nhiều người đã mắc sai lầm khi sử dụng gừng trong ăn uống cũng như làm thuốc chữa bệnh. Vì vậy mọi người nên lưu ý và ghi nhớ những thông tin này nhé ^^.



Xem thêm bài viết:


Danh y 96 tuổi tiết lộ bài thuốc quý 40 năm chữa bách bệnh từ củ gừng, ai cũng làm được tại nhà


Dùng gừng và ngó sen theo cách này, hốc mũi có mủ, viêm xoang mãn tính cỡ nào cũng khỏi


Đây chính là thời điểm uống nước gừng sẽ trị được nhiều bệnh tật nhất, ai cũng phải biết


Xem thêm video: Cách chữa bệnh đau nhức xương khớp dứt điểm bằng củ gừng đơn giản và dễ làm ngay tại nhà


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/08/GcEtwaWFRF-480x270.jpg