Một ngày ở Việt Nam có bao nhiêu người chết?

Theo số liệu mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 60.000 người tử vong năm 2016 do bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và viêm phổi ở Việt Nam đều có liên quan tới ô nhiễm không khí.


“Không khí sạch là một yêu cầu cơ bản của sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Chính vì vậy, WHO đang phối hợp chặt chẽ với chính phủ và các ban ngành liên quan ở Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức về ô nhiễm không khí và tìm ra các giải pháp để bảo vệ cộng đồng khỏi ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lên sức khỏe.”

Tiến sỹ Kidong Park, Trưởng đại diện của WHO tại Việt Nam


Ô nhiễm không khí hiện đang ở mức nguy hiểm tại nhiều nơi trong khu vực châu Á. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng cứ 9/10 người trên thế giới đang hít thở bầu không khí có nồng độ chất gây ô nhiễm cao, dẫn tới 7 triệu người chết trẻ trên toàn cầu do ô nhiễm không khí xung quanh (bên ngoài) và không khí trong hộ gia đình (bên trong).


“Ô nhiễm không khí đe dọa tất cả mọi người, nhưng những người nghèo nhất và những người chịu thiệt thòi nhất trong xã hội phải gánh chịu hậu quả nặng nề hơn cả. Nếu chúng ta không hành động khẩn cấp để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu phát triển bền vững”

Tiến sỹ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc của WHO


Các hạt bụi mịn trong không khí bị ô nhiễm xâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch. Trong số 2,2 triệu người tử vong do ô nhiễm không khí ở khu vực Tây Thái bình dương năm 2016, 29% là do bệnh tim, 27% do đột quỵ, 22% do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, 14% do ung thư phổi và 8% do bệnh viêm phổi.

Ngày càng nhiều quốc gia triển khai hành động

Cơ sở dữ liệu về chất lượng không khí bên ngoài của WHO hiện bao gồm dữ liệu của hơn 4.300 thành phố trên 108 quốc gia, trong đó có Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở dữ liệu toàn diện nhất thế giới về ô nhiễm không khí bên ngoài.

Cơ sở dữ liệu này thu thập nồng độ trung bình hàng năm của các hạt bụi mịn (PM10 và PM2.5). PM2.5 bao gồm các chất gây ô nhiễm như sun-phát, ni-tơ-rát và bụi các-bon, gây ra nguy cơ lớn nhất cho sức khỏe con người. WHO khuyến cáo các quốc gia cắt giảm ô nhiễm không khí xuống tới mức trung bình hàng năm là 20 μg/m3 đối với PM10 và 10 μg/m3 đối với PM2.5.

Theo cơ sở dữ liệu của WHO, trong năm 2016, nồng độ trung bình PM10 là 102.3 μg/m3 và PM2.5 là 47.9 μg/m3ở Hà Nội. Trong khi đó, ở thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ trung bình PM10 là 89.8 μg/m3 và PM2.5 là 42 μg/m3.

Tiến sỹ Maria Neira, Giám đốc của Ban Các yếu tố xã hội và môi trường ảnh hưởng tới Sức khỏe cộng đồng của WHO chia sẻ: “Nhiều thành phố lớn trên thế giới đã vượt quá 5 lần mức khuyến cáo của WHO về chất lượng không khí. Điều này gây ra nguy cơ rất cao đối với sức khỏe con người. Chúng ra có thể thấy chính phủ các nước ngày càng quan tâm tới thách thức sức khỏe cộng đồng toàn cầu này. Số lượng các thành phố đang thu thập số liệu ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng. Điều đó cho thấy sự cam kết đối với việc theo dõi và đánh giá chất lượng không khí".

Một ngày ở Việt Nam có bao nhiêu người chết?

Ở Việt Nam, theo như Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2013 – Môi trường không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu bao gồm hoạt động giao thông, sản xuất công nghiệp, xây dựng và dân sinh, nông nghiệp và làng nghề, và xử lý và chôn lấp chất thải.

Ô nhiễm không khí không phân biệt biên giới. Việc cải thiện chất lượng không khí đòi hỏi những hành động mang tính lâu dài và có sự điều phối của chính quyền các cấp. Các quốc gia, bộ, ngành liên quan cần phối hợp chặt chẽ với nhau để đưa ra các giải pháp. Cuối năm nay, WHO sẽ tổ chức Hội nghị toàn cầu đầu tiên về Ô nhiễm không khí và Sức khỏe, liên kết các chính phủ và các đối tác trong một nỗ lực toàn cầu nhằm cải thiện chất lượng không khí và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Có đến 786 ca tử vong, hơn 45.000 người nhập viện trong hai ngày nghỉ lễ dịp 30/4 – 1/5 tại Việt Nam, truyền thông Việt Nam dẫn thông tin từ Bộ Y tế cho biết.

Số liệu thống kê được Cục Quản lý khám chữa bệnh tổng hợp từ các cơ sở y tế ở 63 tỉnh thành cho biết tổng số người bệnh đi khám, cấp cứu tại các cơ sở y tế trong 2 ngày là 110.443 người.

Trong số các ca tử vong, có 34 nạn nhân tai nạn giao thông và 7 ca liên quan đến Covid-19. Số người bệnh tử vong bao gồm cả tử vong tại cơ sở khám chữa bệnh, trên đường đến cơ sở khám chữa bệnh và tiên lượng tử vong xin về.

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông hàng đầu thế giới. Trong năm 2022, toàn quốc xảy ra hơn 11.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 6.000 người, bị thương hơn 7.000 người, theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an Việt Nam.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ tai nạn giao thông cao tại Việt Nam là tình trạng uống rượu bia.

Việt Nam xếp thứ hai trong các nước khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia/người.

Báo cáo toàn cầu năm 2018 cho thấy mức tiêu thụ rượu bia bình quân/người trưởng thành quy đổi ra cồn nguyên chất là 8,3 lít/năm (cao hơn mức trung bình của thế giới là 6,4 lít/năm).

Ước tính chi phí trực tiếp cho tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam năm 2017 là 4 tỷ USD, gần bằng 7% số thu ngân sách của nhà nước, chưa tính đến chi phí gián tiếp.

Ngoài ra, ngộ độc thực phẩm, hỏa hoạn... cũng là những nguyên nhân khiến tỉ lệ nhập viện, tử vong tại Việt Nam tăng rất cao vào các dịp lễ tết.

Thông tin của Bộ Y tế Việt Nam cũng cho biết riêng về khám chữa bệnh liên quan đến Covid-19, trong hai ngày nghỉ lễ, có hơn 2.000 ca tới khám, hơn 1.100 ca nhập viện điều trị nội trú, số ca tử vong là 7 người. Hiện còn 78 ca Covid-19 ở mức độ nặng, nguy kịch đang được điều trị.

Dân số Việt Nam 2023 đứng thứ mấy thế giới?

Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,24% dân số thế giới. Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.

Mỗi ngày trên thế giới có bao nhiêu người chết vì tai nạn giao thông?

Những hiểm hoạ từ tai nạn giao thông đường bộ: Mỗi ngày, trên thế giới, gần 2.000 người thiệt mạng trong các vụ tai nạn đường bộ, trong số đó có 500 trẻ em. Cứ bốn phút có một trẻ tử vong trên đường.

Việt Nam một ngày bao nhiêu người chết vì tai nạn giao thông?

Phát biểu tại buổi lễ, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, trước năm 2012, mỗi ngày có khoảng 30 người chết vì tai nạn giao thông (TNGT) nhưng đến năm 2022, báo cáo từ Bộ Công an cho thấy, mỗi ngày chỉ còn 17 người chết vì TNGT, giảm gần 50% so với 10 năm trước.

Dân số Việt Nam 2023 đứng thứ mấy Đông Nam Á?

Dân số và phát triển Hiện dân số Việt Nam xếp thứ 3 Đông Nam á (sau Indonesia và Philippines), thứ 15 thế giới.