Một ngày số lít máu trong cơ thể người trưởng thành được lọc qua cầu thận là

Độ lọc cầu thận là giá trị được dùng trong đánh giá và chẩn đoán bệnh thận mạn tính, giá trị của chỉ số này có thể thay đổi dựa trên độ tuổi người bệnh và tình trạng sức khỏe. Vậy độ lọc cầu thận bao nhiêu là bình thường?

1. Độ lọc cầu thận là gì?

Độ lọc cầu thận tính bằng lưu lượng máu được thận lọc trong một đơn vị thời gian, từ đó cho thấy chức năng lọc máu loại bỏ chất thải của thận có tốt hay không. Các bệnh lý ở thận, đặc biệt là bệnh thận mạn tính thường làm suy giảm chức năng lọc máu và từ đó làm suy giảm sức khỏe, gây ra nhiều biến chứng nặng. Do đó, chỉ số độ lọc cầu thận được dùng nhiều trong chẩn đoán tình trạng hoạt động của thận.

Độ lọc cầu thận để đánh giá chức năng lọc máu của thận

Ngoài liên quan đến bệnh lý, chỉ số độ lọc cầu thận còn giảm theo độ tuổi và khác nhau phụ thuộc vào giới tính và chiều cao, cân nặng,... So sánh với mức lọc cầu thận chuẩn, có thể đánh giá được mức độ suy giảm chức năng thận, từ đó phân loại giai đoạn bệnh thận mạn tính.

Cách tính trực tiếp độ lọc cầu thận bình thường rất khó và độ chính xác không cao, trong y học hiện cũng chưa nghiên cứu và sử dụng được công cụ, phương tiện nào có thể đo cho kết quả tốt. Do đó, độ lọc cầu thận sẽ được tính dựa trên chỉ số creatinin trong máu và nước tiểu.

Tính độ lọc cầu thận qua xét nghiệm Creatinin

Trong đó, creatinin là chất được cơ thể sinh ra trong quá trình co cơ, chất này liên quan và được dùng để tính độ lọc cầu thận do mối tương quan sau:

  • Creatinin có trọng lượng phân tử nhỏ, dễ dàng được lọc qua cầu thận, không bị ống thận tái hấp thụ để thải ra ngoài.

  • Có thể định lượng dễ dàng và chính xác nhờ xét nghiệm sinh hóa.

  • Độ thanh thải creatinin gần như tương đương với độ lọc cầu thận.

Dựa trên đo creatinin, công thức tính độ lọc cầu thận như sau:

Công thức 1: eGFR (ml/phút/1,73m2) = 186.SCr - 1,154.Tuổi - 0.023.0.742.

Trong đó, eGFR là độ lọc cầu thận muốn tính, SCr là nồng độ Creatinin đo được trong máu.

Công thức 2: GFR = CrCl (ml/phút) = (Ucr.V nước tiểu)/(SCr.T).

Trong đó, Ucr là nồng độ creatinin trong nước tiểu (mg/dL), V là thể tích nước tiểu thu thập (ml), CrCl là độ thanh thải Creatinin, T là thời gian thu thập nước tiểu (phút), SCr là nồng độ creatinin trong máu (mg/dL).

Như vậy, để đo độ lọc cầu thận, cần lấy nước tiểu 24h để đo thể tích và kiểm tra định lượng creatinin bài tiết cùng với creatinin có trong máu.

Độ lọc cầu thận bình thường phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và sức khỏe

Công thức 3: Tính toán độ thanh thải creatinin dựa trên ước lượng độ thanh thải chất này trong huyết thanh cùng với đặc điểm bệnh nhân.

Cụ thể như sau:

Với đối tượng là người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên:

  • Nam CrCl = [(140 - tuổi).cân nặng]/(72.SCr).

  • Nữ CrCl = [(140 - tuổi).cân nặng]/(72.SCr).0.85.

Trong đó, tuổi được tính bằng năm, cân nặng tính theo đơn vị Kg, SCr là nồng độ Creatinin trong huyết thanh (mg/dL) để tính ra CrCL là độ thanh thải creatinin ước lượng (ml/phút).

Như vậy, khi cần đo độ lọc cầu thận, bác sĩ sẽ kiểm tra các thông số tượng ứng và so sánh với độ lọc cầu thận bình thường để đánh giá nguy cơ bệnh lý.

2. Độ lọc cầu thận bao nhiêu là bình thường?

Ở người trưởng thành khỏe mạnh, độ lọc cầu thận bình thường là trên 90 ml/phút/1.73 m2. Theo độ tuổi, độ lọc cầu thận sẽ giảm dần ở cả người không mắc bệnh thận mạn tính như sau:

  • Từ 20 - 29 tuổi: trên 116 ml/phút/1.73 m2.

  • Từ 30 - 39 tuổi: trên 107 ml/phút/1.73 m2.

  • Từ 40 - 49 tuổi: trên 99 ml/phút/1.73 m2.

  • Từ 50 - 59 tuổi: trên 93 ml/phút/1.73 m2.

  • Từ 60 - 69 tuổi: trên 85 ml/phút/1.73 m2.

  • Từ trên 70 tuổi: trên ml/phút/1.73 m2.

Bệnh nhân suy thận cần kiểm tra độ lọc cầu thận để đánh giá mức độ bệnh

So sánh với mức độ lọc cầu thận bình thường, có thể đánh giá được chức năng lọc của thận cũng như giai đoạn bệnh thận mạn tính. Những đối tượng có nguy cơ cao như người mắc bệnh đái tháo đường, triệu chứng bệnh thận, tăng huyết áp,… cũng sẽ được kiểm tra độ lọc cầu thận để phát hiện sớm nguy cơ và theo dõi điều trị.

3. Bác sĩ hướng dẫn giảm độ lọc cầu thận cần làm gì?

Độ lọc cầu thận thấp cho thấy chức năng thận bị suy giảm do bệnh lý hoặc các nguyên nhân khác. Điều đầu tiên và quan trọng cần làm là tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng này, điều trị giảm tiến triển của suy giảm chức năng thận bằng thuốc hoặc các biện pháp hỗ trợ.

Các phương pháp chẩn đoán tìm nguyên nhân gây độ lọc cầu thận thấp

Để kiểm tra giảm độ lọc cầu thận do nguyên nhân là tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận bẩm sinh, huyết khối vi mạch thận, nhiễm khuẩn tiết niệu,… cần các phương pháp chẩn đoán như:

  • Siêu âm tim, điện tim, siêu âm ổ bụng, siêu âm mạch,… có thể thực hiện các phương pháp khác như chụp phổi, chụp mạch, đeo Holter huyết áp, holter điện tim.

  • Xét nghiệm nước tiểu.

  • Xét nghiệm máu,...

Điều trị bệnh lý, kiểm soát mức độ suy giảm độ lọc cầu thận

Nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn, cần điều trị nhiễm khuẩn triệt để bằng kháng sinh. Các kháng sinh thường dùng là loại ít gây độc cho thận, điển hình là kháng sinh nhóm beta-lactam.

Nếu nguyên nhân làm giảm độ lọc cầu thận do tăng huyết áp, đái tháo đường, cần điều trị bệnh và kiểm soát bằng cách:

  • Kiểm soát đường huyết, duy trì huyết áp ổn định dưới 140/80 mmHg.

  • Chế độ ăn lành mạnh: giảm chất béo, giảm muối, giảm đường, ít trái cây, tăng cường rau xanh.

  • Chế độ luyện tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý tùy vào tình trạng sức khỏe.

Bệnh nhân có độ lọc cầu thận cần kiểm tra, theo dõi độ lọc cầu thận hoặc độ thanh thải creatinin thường xuyên. Nếu chỉ số thấp báo động, có thể cần lọc máu hỗ trợ thận loại bỏ chất thải hoặc thay thế thận tránh gây nhiễm độc cơ thể và tử vong.

Bệnh nhân có độ lọc cầu thận thấp có thể phải lọc máu

Qua bài viết này, MEDLATEC đã cùng bạn đọc tìm hiểu độ lọc cầu thận bao nhiêu là bình thường. Nếu độ lọc cầu thận của bạn ở mức thấp hoặc báo động thấp chứng tỏ chức năng thận đã suy giảm, cần tìm nguyên nhân, theo dõi và điều trị sớm.

Nếu cần tư vấn thêm về bệnh lý về thận hay độ lọc cầu thận, hãy liên hệ tới hotline bệnh viện 1900 56 56 56.

Mức lọc cầu thận là một trong các chỉ số quan trọng được dùng trong đánh giá tình trạng thận và xác định những tổn thương thận gặp phải. Mức lọc cầu thận bình thường cho thấy thận đang làm việc hiệu quả, nếu chỉ số này thấp bất thường thì có thể bạn đang gặp bệnh lý làm suy giảm chức năng thận.

1. Mức lọc cầu thận bình thường là bao nhiêu?

Lọc máu là chức năng chính quan trọng nhất của thận, trong đó cầu thận chính là những “bộ lọc” nhỏ cho phép máu qua thận được lọc bỏ các sản phẩm, chất thải có thể gây hại cho hệ mạch máu nói riêng và cơ thể nói chung. Trong khi đó, các thành phần quan trọng trong máu như protein hay các tế bào máu vẫn được giữ nguyên.

Cầu thận có vai trò lọc máu

Mỗi người khỏe mạnh bình thường có 2 quả thận, đủ khả năng lọc khoảng 200 lít máu mỗi ngày và đào thải sản phẩm thải qua khoảng 2 lít nước tiểu. Mức lọc cầu thận là chỉ số đánh giá khả năng lọc máu của thận, cụ thể chỉ số này thể hiện lượng máu được lọc qua thận trong một đơn vị thời gian, được tính bằng đơn vị phút.

Như vậy, mức lọc cầu thận càng cao càng cho thấy khả năng làm việc của thận tốt, các chất độc, chất dư thừa có thể gây hại trong máu được lọc bỏ tốt. Ngoài mức lọc cầu thận thì còn nhiều chỉ số đánh giá chức năng thận khác song đây vẫn là chỉ số được dùng phổ biến nhất.

Mức lọc cầu thận giúp đánh giá chức năng lọc máu của thận

Ở những người có tổn thương thận làm suy giảm chức năng thận hoặc người cao tuổi, mức lọc cầu thận xuống thấp là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng. Bởi khi đó, độc chất trong máu không được thải lọc kịp thời sẽ tích tụ lại, đến nồng độ nào đó sẽ làm tổn thương các cơ quan. Ngoài ra, mức lọc cầu thận cũng phụ thuộc vào tuổi tác và giới tính.

Vậy mức lọc cầu thận bình thường là bao nhiêu? Ở người khỏe mạnh trưởng thành, mức lọc cầu thận là trên 90 ml/phút/1.73 m2, theo độ tuổi thì chỉ số này sẽ giảm dần kể cả ở người khỏe mạnh và không mắc bệnh thận.

Cụ thể như sau:

  • Người độ tuổi từ 20 - 29 tuổi: Độ lọc cầu thận bình thường trên 116 ml/phút/1.73 m2.

  • Người độ tuổi từ 30 - 39 tuổi: Độ lọc cầu thận bình thường trên 107 ml/phút/1.73 m2.

  • Người độ tuổi từ 40 - 49 tuổi: Độ lọc cầu thận bình thường trên 99 ml/phút/1.73 m2.

  • Người độ tuổi từ 50 - 59 tuổi: Độ lọc cầu thận bình thường trên 93 ml/phút/1.73 m2.

  • Người độ tuổi từ 60 - 69 tuổi: Độ lọc cầu thận bình thường trên 85 ml/phút/1.73 m2.

  • Người trên 70 tuổi: Độ lọc cầu thận bình thường trên 75 ml/phút/1.73 m2.

Theo tình trạng sức khỏe và bệnh lý mắc phải, bác sĩ có thể đưa ra đánh giá về chức năng thận qua mức lọc cầu thận và nhiều chỉ số liên quan khác.

2. Cách để tính mức lọc cầu thận bình thường

Mặc dù mức lọc cầu thận được định nghĩa là lượng máu được lọc qua thận trên mỗi đơn vị thời gian, tuy nhiên rất khó để tính chính xác chỉ số này. Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm được phương pháp đo chính xác độ lọc cầu thận, chỉ có thể tính tương đối dựa trên chỉ số creatinin trong máu và trong nước tiểu.

Mức lọc cầu thận được tính toán dựa trên nồng độ creatinin trong máu và nước tiểu

2.1. Tại sao sử dụng creatinin để tính mức lọc cầu thận?

Creatinin là chất thải có trong máu và nước tiểu, được cơ thể sản xuất trong quá trình co cơ. Chỉ số này được lựa chọn dùng để tính mức lọc cầu thận là do:

  • Có thể xác định dễ dàng, định lượng chính xác thông qua các xét nghiệm sinh hóa hiện nay.

  • Độ thanh thải của creatinin gần tương đương so với mức lọc cầu thận.

  • Creatinin có trọng lượng phân tử nhỏ, khi đi cùng máu đến cầu thận dễ dàng được lọc qua, không bị tái hấp thu sử dụng nên không bị hao hụt.

Với những ưu điểm này, đến nay để tính độ lọc cầu thận, trong y học vẫn đo và sử dụng chỉ số creatinin mà không có phương pháp tính nào có độ chính xác và phù hợp hơn.

2.2. Các công thức tính mức lọc cầu thận

Hiện nay, tính mức lọc cầu thận dựa trên 3 công thức sau:

Công thức 1: Tính mức lọc cầu thận dựa vào nồng độ creatinin trong máu cùng với tuổi và giới tính.

eGFR = 175 x Scr - 1.154 x tuổi - 0.203 x a.

Trong đó:

  • Scr là nồng độ Creatinin đo được trong máu.

  • eGFR là mức lọc cầu thận ước tính.

  • Chỉ số a = 0.742 nếu là nữ giới, nếu là người châu Phi là 1.212.

Công thức tính creatinin trong nước tiểu không có độ chính xác cao

Công thức 2: Tính mức lọc cầu thận dựa vào độ thanh thải creatinin trong máu và nước tiểu. Theo đó, cần lấy mẫu nước tiểu 24 giờ, định lượng creatinin bài tiết cùng với thể tích nước tiểu để tính toán như sau:

GFR = CrCl = (Ucr x Thể tích nước tiểu)/(SCr x T)

Trong đó:

  • CrCl là độ thanh thải creatinin.

  • Ucr là nồng độ Creatinin trong nước tiểu (tính theo đơn vị mg/dL).

  • Thể tích nước tiểu 24 giờ đo bằng đơn vị mL.

  • SCr là chỉ số thể hiện nồng độ creatinin trong máu được thu thập, tính theo đơn vị mg/dL.

  • T là thời gian thu thập nước tiểu, tính theo đơn vị phút.

Công thức 3: Công thức tính mức lọc cầu thận này dành cho người trưởng thành, không bị béo phì dựa trên giá trị creatinin trong huyết thanh cùng với so sánh các đặc điểm khác của bệnh nhân. Phương pháp này hiện được sử dụng phổ biến hơn so với tính mức lọc cầu thận dựa trên chỉ số creatinin trong nước tiểu vì sai số lớn.

Cụ thể công thức tính mức lọc cầu thận như sau:

Với nam giới: CrCl = [ (140 - tuổi) x cân nặng ]/(72 x SCr).

Với nữ giới: CrCl = [ (140 - tuổi) x cân nặng ]/(72 x SCr) x 0.85.

Trong đó:

  • CrCl là độ thanh thải creatinin ước lượng, tính theo đơn vị ml/phút.

  • Tuổi được tính bằng năm, cân nặng tính theo đơn vị kg.

  • SCr là nồng độ creatinin trong huyết thanh, tính theo đơn vị mg/dL.

Xét nghiệm mức lọc cầu thận để đánh giá chức năng lọc máu của thận

Như vậy, mức lọc cầu thận là chỉ số quan trọng trong đánh giá chức năng lọc máu của thận cũng như tình trạng bệnh thận mạn tính. Từ chỉ số này, bác sĩ có thể gợi ý biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp, hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Người có mức lọc cầu thận bình thường cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để duy trì sức khỏe.

Việc làm xét nghiệm kiểm tra và đánh giá mức lọc cầu thận với các đối tượng nguy cơ là hết sức cần thiết để có thể giúp hỗ trợ cho việc định hướng chẩn đoán cũng như tiên lượng bệnh và đưa ra phương hướng điều trị kịp thời, tránh những biến chứng về sau. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng khi có nhu cầu làm xét nghiệm đánh giá chức năng thận cũng như các xét nghiệm khác bởi:

  • Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, CAP.

  • Đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên nhiều năm trong nghề, đảm bảo việc lấy mẫu cũng như tiến hành xét nghiệm đúng quy định.

  • Cơ sở vật chất hiện đại, khang trang.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.