Một số tính chất của đất trồng Công nghệ 10

Một số tính chất của đất trồng Công nghệ 10

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Keo đất và khả năng hấp thụ của đất

a. Keo đất
- Khái niệm: Keo đất là những phân tử có kích thước khoảng dưới \(1\mu m\), không hoà tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù.

- Cấu tạo

+ Mỗi một hạt keo có một nhân

+ Lớp phân tử nằm ngoài nhân phân li thành các ion và tạo ra lớp ion quyết định điện. Phía ngoài lớp ion quyết định điện là lớp ion bù (gồm 2 lớp: lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán) mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện.

Một số tính chất của đất trồng Công nghệ 10

+ Trong đó:

  • Nhân: nằm trong cùng của keo đất gồm các chất parafin
  • Lớp ion quyết định điện: quyết định điện tích của keo
  • Lớp ion bất động: mang điện tráo dấu với lớp ion quyết định điện
  • Lớp ion khuếch tán: mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện, và trao đổi ion với dunq dịch đất

b. Khả năng hấp thụ của đất

- Là khả năng đất giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ; hạn chế sự rửa trôi của chúng dưới tác động của nước mưa, nước tưới.

1.2. Phản ứng của dung dịch đất

- Chỉ tính chua, kiềm, hoặc trung tính của đất:

+ [H+] > [OH-]: phản ứng chua
+ [H+] = [OH-]: phản ứng trung tính
+ [H+] < [OH-]: phản ứng kiềm

a. Phản ứng chua của đất:

Căn cứ vào trạng thái của H+ và Al3+ trong đất 2 loại độ chua:

- Độ chua hoạt tính

+ Là độ chua do H+ trong dung dịch đất gây nên
+ Được biểu thị bằng pH (H20)

- Độ chua tiềm tàng

+ Là độ chua do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên.

b. Phản ứng kiềm của đất:

- Do đất chứa muối Na2CO3 và CaCO3,... thủy phân tạo thành NaOH và Ca(OH)2 làm cho đất hóa kiềm
- Ý nghĩa: Dựa vào phản ứng của đất, người ta trồng cây, bón phân, vôi để cải tạo độ phì nhiêu của đất

PTHH: Na2CO3  + 2H2O ---> 2NaOH +H2O + CO2

1.3. Độ phì nhiêu của đất

- Khái niệm: Là khả năng của đất, cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa chất độc hại, đảm bảo cho cây đạt năng suất cao.

- Các yếu tố quyết định định độ phì nhiêu của đất:

- Phân loại: Tuỳ theo nguồn gốc hình thành, độ phì nhiêu của đất được chia thành 2 loại: độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo.

- Độ phì nhiêu tự nhiên: Độ phì nhiêu được hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, không có sự tác động của con người.

- Độ phì nhiêu nhân tạo:

+ Độ phì nhiêu được hình thành trong hoạt động sản xuất của con người.

+ Trong sản xuất để sản xuất nông, lâm nghiệp ngoài độ phì nhiêu của đất cần có các điều kiện:

  • Giống tốt.
  • Thời tiết thuận lợi.
  • Chế độ chăm sóc tốt, hợp lý.

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Thế nào là keo đất? Nêu cấu tạo của keo đất.

Hướng dẫn giải

- Keo đất là những phân tử có kích thước khoảng dưới \(1\mu m\) , không hoà tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù.

- Cấu tạo của keo đất:

+ Mỗi một hạt keo có một nhân
+ Lớp phân tử nằm ngoài nhân phân li thành các ion và tạo ra lớp ion quyết định điện. Phía ngoài lớp ion quyết định điện là lớp ion bù (gồm 2 lớp: lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán) mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Mỗi một hạt keo đất có cấu tạo như thế nào?

Câu 2: Thế nào là khả năng hấp phụ của đất?

Câu 3: Thế nào là phản ứng của dung dịch đất? Nêu một số ví dụ có ý nghĩa thực tế của phản ứng dung dịch đất.

Câu 4: Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Nêu một số biện pháp kĩ thuật làm tăng độ phì nhiêu của đất.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Thành phần nào của keo đất có khả năng trao đổi ion với các ion trong dung dịch đất:

A. Lớp ion quyết định điện.

B. Lớp ion bất động.

C. Lớp ion khuếch tán.

D. Nhân keo đất.

Câu 2: Nhờ khả năng trao đổi ion trong đất mà?

A. Chất dinh dưỡng trong đất ít bị rửa trôi.

B. Phản ứng dung dịch đất luôn ổn định.

C. Nhiệt độ đất luôn điều hòa.

D. Cây trồng được cung cấp đẩy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng.

Câu 3: Khả năng hấp phụ của đất phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Thành phần cơ giới

B. Số lương keo đất.

C. Số lượng hạt sét

D. Phản ứng dung dịch đất

Câu 4: Các chất dinh dưỡng trong đất được giữ lại ở đâu:

A. Keo đất

B. Keo đất và dung dịch đất.

C. Dung dịch đất.

D. Tất cả các loại hạt có trong đất.

Câu 5: Chọn câu đúng:

A. Nếu [H+]>[OH-] thì đất có phản ứng kiềm.

B. Nếu [H+]<[OH-] thì đất có phản ứng trung tính.

C. Nếu [H+]>[OH-] thì đất có phản ứng chua.

D. Nếu [H+]<[OH-] thì đất có phản ứng chua.

4. Kết luận

- Sau khi học xong Bài 7: Một số tính chất của đất trồng, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:

  • Khái niệm và cấu tạo keo đất.
  • Khả năng hấp thụ của đất.
  • Phản ứng của dung dịch đất: Phản ứng chua và phản ứng kiềm của đất.
  • Khái niệm và phân loại độ phì nhiêu của đất.

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 10 Bài 4: Thành phần và tính chất của đất trồng sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 10.

Công nghệ lớp 10 Bài 4: Thành phần và tính chất của đất trồng

A. Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 4: Thành phần và tính chất của đất trồng

1. Khái niệm đất trồng

- Là lớp ngoài cùng tơi xốp của vỏ Trái Đất, có vai trò cung cấp nước, chất dinh dưỡng và các điều kiện khác cho cây trồng sống, phát triển và tạo ra sản phẩm trồng trọt.

Một số tính chất của đất trồng Công nghệ 10

2. Thành phần của đất trồng

2.1. Nước

- Tồn tại ở các dạng khác nhau

- Cây trồng hấp thụ chủ yếu là nước tự do

2.2. Không khí

- Cung cấp O2 cho rễ cây và hệ sinh vật đất hô hấp

- Cung cấp N2 cho quá trình cố định đạm trong đất

2.3. Chất rắn

- Các hạt khoáng là phần cốt lõi và quan trọng nhất của chất rắn, quyết định các tính chất của đất

- Các hạt khoáng chứ chất khoáng cần thiết cho cây trồng và chác chất dinh dưỡng khác

- Chất hữu cơ quyết định tính chất và độ phì nhiêu của đất

2.4. Sinh vật

Vi sinh vật tác động, chất hữu cơ biến đổi thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cây và hình thành hợp chất mùn cho đất

3. Một số tính chất của đất trồng

Gồm các nhóm:

- Nhóm tính chất lí học

- Nhóm tính chất hóa học

- Nhóm tính chất sinh học

3.1. Thành phần cơ giới, độ thoáng khí và khả năng giữ nước của đất

- Thành phần cơ giới của đất:

+ Là tỉ lệ % các cấp hạt cát, limon và sét có trong đất

+ Các loại đất trồng: đất cát, đất thịt, đất sét

+ Tỉ lệ các hạt quyết định tính chất và độ phì nhiêu cảu đất

- Độ thoáng khí

+ Là khả năng di chuyển của không khí qua các tầng đất

+ Quyết định tốc độ trao đổi khí giữa đất và khí quyển

- Khả năng giữ nước

3.2. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất

- Keo đất: là những phần tử chất rắn có kích thước dưới 1µm, không hòa tan mà ở trạng thái lơ lửng trong nước.

- Keo đất quyết định tính chất cơ bản của đất về mặt lí học, hóa học, đặc tính hấp phụ của đất.

- Khả năng hấp phụ của đất: là khả năng đất có thể giữ lại các chất rắn, chất lỏng, chất khí hoặc làm thay đổi nồng độ của các chất đó trên bề mặt của hạt đất.

- Các dạng hấp phụ của đất:

+ Hấp phụ sinh học

+ Hấp phụ cơ học

+ Hấp phụ lí học

+ Hấp phụ hóa học

+ Hấp phụ lí hóa học

3.3. Phản ứng của dung dịch đất

 Dung dịch đất là nước và chất hòa tan ở trong đất

- Phản ứng chua của đất

- Phản ứng kiềm của đất

- Phản ứng trung tính của đất

 

Một số tính chất của đất trồng Công nghệ 10

4. Độ phì nhiêu của đất

- Là khả năng của đất có thể cung cấp đồng thời và liên tục nước, nhiệt, khí và dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.

- Gồm 2 loại:

+ Độ phì nhiêu tự nhiên

+ Độ phì nhiêu nhân tạo

B. Bài tập trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 4: Thành phần và tính chất của đất trồng

Đang cập nhật.