Mực dầu là gì

Cập nhật vào 08/03

Nên chọn mực in gốc nước hay mực in gốc dầu? Mỗi loại mực có ưu và nhược điểm riêng phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau.

1. Mực in gốc nước là gì?

Mực in gốc nước được tạo ra bằng cách kết hợp dung môi chính là nước với các phụ gia khác như nhựa Acrylic, wax tổng hợp và bột màu. Mực này tan trong nước ở nhiệt độ thường, có thể in trực tiếp trên các chất liệu làm từ gốc xenlulozo như: giấy, vải, gỗ,…

Mực dầu là gì
Mực in gốc nước

Để nhận biết mực gốc nước, dựa vào thuộc tính, bạn nhỏ vài giọt mực vào nước, thấy tan nhanh thì đó là mực gốc nước. Bạn sẽ không cần sấy hay xử lý nhiệt với bản in mực nước, nó có thể khô tự nhiên trong điều kiện thường.

Một số loại mực nước được sử dụng phổ biến hiện nay: Mực Inktec, Mực Inkmate, Mực Dye UV…

Sonnguyen.com.vn là Công ty in uy tín với công nghệ hiện đại: in UV, in Flexo, in Offset,… trên tất cả các chất liệu: giấy, vải, nhựa và xi bạc.

2. Mực in gốc dầu là gì?

Mực in gốc dầu phần lớn được điều chế từ dầu mỏ nên có mùi dầu, tùy vào hàm lượng dầu mà có mùi nồng hay nhẹ. Đây cũng là đặc điểm nhận biết đơn giản nhất, bạn ngửi thấy mùi dầu là mực in gốc dầu.

Mực dầu là gì
Mực in gốc dầu

Một số loại mực gốc dầu được sử dụng phổ biến hiện nay: Mực Pigment UV, Mực Pigment Ultra…

3. So sánh mực in gốc nước và mực in gốc dầu

Cả hai loại mực này đều được sử dụng nhiều trong các máy in văn phòng loại nhỏ và các máy in xưởng công suất lớn. Chúng in được trên nhiều chất liệu khác nhau và đều cho bản in có chất lượng tốt, hình ảnh đẹp.

Chọn sử dụng loại mực nào phụ thuộc vào mục đích sử dụng và nhu cầu in ấn, lưu trữ. Mỗi loại mực có những ưu điểm và nhược điểm như sau.

Với mực in gốc nước

Ưu điểm:

  • Bản in màu đẹp, sắc nét, sống động. Màu sắc trên bản in màu nước đậm hơn màu gốc dầu rõ rệt. Nó phù hợp để in tranh, in bản thiết kế hay các loại tài liệu có nhiều hình ảnh, màu sắc,…
  • Giá thấp hơn mực gốc dầu. Do đó, nó phù hợp với in số lượng lớn sẽ tiết kiệm chi phí đáng kể.
  • Không gây hại đầu phun: Bạn không phải kiểm tra thường xuyên, đầu phun sử dụng được thời gian dài.

Nhược điểm:

  • Đặc tính dễ tan trong nước nên nó không kháng nước, dễ bị lem khi tiếp xúc với nước.
  • Độ bền màu kém hơn mực gốc dầu, thường sau 4 – 6 tháng mực in sẽ bị phai mờ. Loại mực này chỉ thích hợp với các bản in sử dụng ngắn ngày. Nếu cần bảo quản có thể cán màng sau khi in.

Với mực in gốc dầu

Ưu điểm:

  • Bền màu hơn mực gốc nước. Các bản in có thể sử dụng trong thời gian dài mà không cần cán màng. Do đó, nó thích hợp in các loại tài liệu cần lưu trữ lâu dài.
  • Chi phí cao hơn mực gốc nước nhưng vẫn mềm hơn các loại mực hiện có trên thị trường.

Nhược điểm:

  • Hình ảnh in không đậm và sắc nét như mực in gốc nước
  • Vì thành phần có keo UV nên dễ gây nghẹt đầu phun, nhanh phải thay mới. Do đó, cần kiểm tra đầu phun thường xuyên, cách 2 – 3 ngày in ấn một lần để tránh mực khô làm tắc đầu phun máy in.

Như vậy, nếu cần bản in chất lượng tốt, bền màu, lưu trữ trong thời gian dài nên sử dụng mực in gốc dầu. Còn nếu cần bản in đẹp, hình ảnh sắc nét, màu sắc tươi sáng, sống động, chi phí in ấn thấp và không cần lưu trữ thời gian dài nên chọn mực in gốc nước.

Mực in gốc dầu hiện nay được sử dụng phổ biến hơn so với mực in gốc nước. Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm từ mực in gốc dầu, bạn có thể tìm hiểu thêm tại mục In tem nhãn.

Thông tin được chia sẻ bởi Sơn Nguyên – xưởng in uy tín tại Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu in tem nhãn, in quảng cáo, in catalog,… bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:

Công ty cổ phần in Sơn Nguyên

Website: sonnguyen.com.vn

Địa chỉ: Đội 8 Vĩnh Trung, Đại Áng, Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0979 26 22 30

Email:

Tìm hiểu thêm về:

  • Mực in gốc dầu là gì
  • Giấy Duplex là gì.

Phân Biệt & So Sánh Mực In Gốc Nước Và Mực In Gốc Dầu

  • Mực dầu là gì
  • Mực dầu là gì
  • Mực dầu là gì
  • Mực dầu là gì

  • Mực dầu là gì

    Gọi điện
  • Mực dầu là gì

    Chat Facebook
  • Mực dầu là gì

    Chat zalo
  • Mực dầu là gì

    Bản đồ

Cập nhật vào 26/01

Thị trường mực in ngày nay rất đa dạng và phong phú với nhiều ưu điểm và nhược điểm, đặc biệt là mực in gốc dầu. Chỉ khi bạn hiểu về nó thì mới thể lựa chọn đúng đắn được.

Mực in gốc dầu là gì?

Mực in gốc dầu là loại mực được điều chế từ dầu mỏ. Ta sẽ ngửi được mùi dầu, nặng nhẹ tùy loại. Đa phần mực UV hay Plastisol, eco-solvent thường có mùi nhẹ hơn và được gọi tên riêng vì đã có cải tiến và có đặc trưng khác nhau về xử lý trung gian.

Mực dầu là gì
Mực in gốc dầu UV

Tùy vào hàm lượng dầu mà có mùi nồng hay nhẹ. Đây cũng là đặc điểm nhận biết đơn giản nhất, bạn ngửi thấy mùi dầu là mực in gốc dầu.

Một số loại mực gốc dầu được sử dụng phổ biến hiện nay: Mực Pigment UV, Mực Pigment Ultra…

Ưu điểm và nhược điểm của mực in gốc dầu

Mực in gốc dầu ngày nay được nhiều người ưu tiên sử dụng bởi mực in gốc dầu là có độ bám tốt, sản phẩm cho ra màu sắc tinh tế sắc nét hơn mực gốc nước,

Thích hợp in lên các sản phẩm như in túi xách, in lụa trên balo, in lụa trên dù, in lụa dép xốp, in lụa trên ly thủy tinh, in lụa trên vải không dệt, in lụa trên kính, in lụa trên kim loại…

Tuy vậy mực in gốc dầu cũng có những hạn chế như:

  • Dễ bị bám các bụi bẩn trong quá trình in.
  • Nếu không in thường xuyên mực dễ bị tắc, và nghẹt đầu phun.
  • Đa dạng và khó phân biệt cách pha mực in lụa.
  • Đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm cao để pha mực.
  • So với mực nước thì mực in gốc dầu độc hại hơn.

Tuy vậy, chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được những nhược điểm trên của mực in gốc dầu:

  • Trong quá trình in, có thể phủ 1 lớp khăn mỏng lên bộ tiếp mực, tránh bụi bẩn hay tạp chất làm ảnh hưởng tới bộ hệ thống mực.
  • In thường xuyên để mực được chảy đều và không bị khô, nếu nhu cầu in ít khoảng 1-2 ngày khách hàng test 1 bản in màu để tránh bị nghẹt mực đầu phun.
  • Trung bình khoảng 6 tháng 1 lần, máy in cần được vệ sinh và thay bộ hệ thống tiếp mực để tránh mực cặn đọng lại làm nghẹt đầu phun máy in.
Mực dầu là gì
Mực dầu có tỷ lệ độc hại cao hơn mực nước

Một số loại mực in gốc dầu trên thị trường hiện nay

Mực gốc dầu có nhiều loại, các loại mực gốc dầu khác nhau chủ yếu ở cách xử lý trung gian. Một số loại dùng được ưa chuộng trên thị trường như:

Mực in Plastisol (gốc dầu nhẹ)

Mực plastisol phân biệt bằng cách khi lau bản hoặc dùng dung môi pha ra thì lộ gốc dầu, khó phân biệt bằng cách ngửi. Mực mang lại bề mặt đẹp, bám tốt hơn so với mực nước, bóng hơn và có thể làm mờ tùy ý của người sử dụng.

Tuy nhiên mực Plastisol phải xử lý nhiệt sau khi in trong nhiệt độ 160 độ trở lên trong thời gian ít nhất là 10 giây tùy theo độ dày. Nếu như không tuân thủ mực sẽ bị bở như khoai lang, ảnh hưởng đến chất lượng bản in.

Mực Pigment UV

Mực Pigment UV thuộc hệ mực kháng nước gốc dầu. Loại mực này có những đặc điểm như sau:

  • Được tăng cường thêm UV tạo độ bền màu chống tia cực tím giúp hình ảnh in ra bền bỉ, lâu phai.
  • Mực Pigment UV gồm có 6 màu: Black, Cyan, Magenta, Light Cyan, Light Magenta, Yellow.
  • Ưu điểm của loại này là bền màu, lâu phai, hình ảnh đẹp, sắc nét rõ ràng và in được trên nhiều chất liệu giấy; độ dẫn mực tốt, không hại đầu phun.
  • Mực Pigment UV tương thích với các đầu phun Epson như: T50, T60, A50, R1390, P50, A1430, R1400,… và các dòng máy lớn, hạn chế sử dụng cho các loại máy 4 màu như: Epson SX125, T13, T11…
Mực dầu là gì
Mực in Pigment UV

Nhiều khách hàng lựa chọn mực in gốc dầu cho doanh nghiệp của mình để có được những bản in với hình ảnh đẹp sắc nét, chân thực sống động như file thiết kế, bền màu.

Ứng dụng của mực in gốc dầu trong in tem nhãn

Mực in gốc dầu được ứng dụng rất phổ biến trong in ấn. Một trong những ứng dụng phổ biến nhất đó là in tem nhãn. Tại Sơn Nguyên SNP, loại mực in gốc dầu được sử dụng phổ biến nhất là mực in UV. Loại mực này có thể khắc phục rất tốt những nhược điểm của công nghệ in Flexo khi có khả năng khô nhanh, bền màu nên sẽ không bị lem màu khi in.

In tem nhãn dùng mực in gốc dầu trên các chất liệu sau:

  • In tem nhựa: chất liệu này có đặc điểm là bền, dẻo và chịu được nước. Việc sử dụng tem nhãn nhựa giúp cho sản phẩm trở nên cao cấp hơn nhưng đồng thời giá thành cũng cao hơn chất liệu giấy. (Tìm hiểu thêm về chất liệu này trong bài In tem nhựa)
  • In tem giấy: đây là chất liệu được sử dụng phổ biến nhất trong in tem nhãn do có giá thành rẻ. Tuy nhiên, tem nhãn giấy có nhược điểm là dễ bị rách khi gặp nước. Để tăng tính thẩm mỹ cho tem nhãn, nhiều doanh nghiệp đặt gia công thêm lớp màng cán bóng trên tem.
  • In tem xi bạc: đây là chất liệu cao cấp được sử dụng cho các sản phẩm điện tử, mỹ phẩm. Bề mặt tem nhãn sẽ được phủ một lớp nhôm bạc trông rất đẹp mắt. Loại tem này rất bền nhưng cũng có giá thành cao hơn hai chất liệu trên.

Mời bạn tìm hiểu thêm: Mực in Sublimation là gì

Thông tin được chia sẻ bởi Sơn Nguyên SNP – xưởng in uy tín tại Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu in tem nhãn, in quảng cáo, in catalog,… bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:

Công ty cổ phần in Sơn Nguyên SNP

Website: sonnguyen.com.vn

Địa chỉ: Đội 8 Vĩnh Trung, Đại Áng, Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0979 26 22 30

Email: