Mục đích của việc kiểm tra đánh giá online

Khi đào tạo trực tuyến dần trở nên phổ biến, phương pháp đánh giá học sinh cũng thay đổi để bắt kịp sự phát triển của công nghệ. Những tiến bộ công nghệ gần đây đã trở thành một công cụ đắc lực để hỗ trợ giáo viên trong lĩnh vực này. Vậy, làm thế nào để đánh giá học sinh một cách hiệu quả khi đào tạo trực tuyến? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Bài viết có 3 phần chính:

Đánh Giá Trực Tuyến Là Gì?

Đánh giá trực tuyến là quá trình tiến hành một bài kiểm tra trực tuyến để đánh giá hay đo lường sự tiến bộ trong học tập, khả năng tiếp thu hay nhu cầu học tập của học sinh. Sau đó, đánh giá dựa trên các tiêu chí để cải thiện tài liệu giảng dạy cho phù hợp.

Phương pháp đánh giá sử dụng công nghệ mang lại rất nhiều lợi ích so với phương pháp truyền thống. Nó giúp tiết kiệm cả thời gian lẫn tài chính. Học sinh có thể làm bài đánh giá mọi lúc, mọi nơi chỉ với một thiết bị có kết nối internet. Giáo viên cũng có thể dễ dàng thu thập câu trả lời hay phản hồi của học sinh.

Bài đánh giá có thể được thiết kế cho cá nhân hoặc tập thể. Nó bao gồm một chuỗi các câu hỏi được biên soạn dựa trên mục đích đánh giá. Có 2 loại đánh giá cơ bản:

  • Đánh giá quá trình: Bài kiểm tra được tiến hành trong quá trình học sinh tham gia một khóa học. Phương pháp này giúp quan sát quá trình học tập của học sinh. Sau đó, dựa trên phản hồi của học sinh, giáo viên viên có thể chỉnh sửa tài liệu giảng dạy cho phù hợp. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể nhận biết được điểm mạnh và điểm yếu của học sinh.
  • Đánh giá tổng kết là bài kiểm tra cuối kỳ nhằm kiểm tra những kiến thức học sinh đã học. Hơn nữa, phương pháp này cũng giúp đo lường tính hiệu quả của giáo trình.

Làm Thế Nào Để Đánh Giá Học Sinh Khi Đào Tạo Trực Tuyến?

Sau đây là 6 phương pháp để đánh giá học sinh khi đào tạo trực tuyến.

Để xây dựng một bài đánh giá chất lượng, bạn nên kết hợp sử dụng các phương pháp khác nhau.

1. Câu Hỏi Trắc Nghiệm

Dùng câu hỏi trắc nghiệm là phương pháp truyền thống để đánh giá học sinh khi đào tạo trực tuyến. Các câu hỏi trắc nghiệm thường ngắn và dễ tạo. Giáo viên có thể tiến hành kiểm tra hàng loạt học sinh trong một khoảng thời gian ngắn. Một điểm mạnh của phương pháp này là sự đa dạng về loại câu hỏi. Ví dụ câu hỏi nhiều lựa chọn, điền vào chỗ trống,… Một số phần mềm như ActivePresenter còn cho phép tráo câu hỏi và các đáp án trả lời để tránh việc học sinh gian lận. Hơn nữa, giáo viên có thể dễ dàng phân tích hay tạo biểu đồ kết quả của học sinh.

Mục đích của việc kiểm tra đánh giá online

Các câu hỏi trắc nghiệm có thể được sử dụng trong các bài kiểm tra trước hoặc sau khóa học. Tiến hành trước nếu bạn muốn khảo sát khả năng hay kiểm tra trình độ đầu vào của học sinh để có những điều chỉnh phù hợp. Tiến hành sau nếu bạn muốn đánh giá xem học sinh có đạt được mục tiêu học tập hay không. Do đó, bạn có thể cài đặt để tính điểm hoặc không tính điểm tùy thuộc vào thời điểm tiến hành kiểm tra.

2. Câu Hỏi Mở/Bài Luận

Để có được kết quả đánh giá chính xác và chất lượng hơn, giáo viên nên thêm phần câu hỏi mở/bài luận vào bài kiểm tra. Điều này tạo nên sự đa dạng và tránh được sự bó hẹp bởi các lựa chọn có sẵn. Ở loại câu hỏi này, học sinh được tự do bày tỏ quan điểm cá nhân. Nhờ đó, giáo viên có thể nhìn nhận và đánh giá sự vật, sự việc từ nhiều góc nhìn khác nhau.

Tuy nhiên, câu hỏi mở/bài luận lại tồn đọng một vài hạn chế. Nó không có câu trả lời đúng hay sai nên rất khó chấm điểm một cách khách quan. Giáo viên sẽ phải đọc và chấm từng bài một. Việc này mất nhiều thời gian hơn so với phương pháp thứ nhất.

Phương pháp này sẽ rất phù hợp nếu giáo viên muốn hiểu rõ hơn về quan điểm, nhu cầu của học sinh hay kiểm tra xem họ có thực sự hiểu bài hay không.

3. Hành Động Kéo-Thả

Một phương pháp tuyệt vời khác để đánh giá học sinh khi đào tạo trực tuyến là sử dụng hành động kéo-thả. Các nhiệm vụ trực quan sẽ làm cho bài kiểm tra trở nên hấp dẫn hơn. Ở đây, học sinh sẽ phải kéo một hình ảnh hoặc ô chữ và thả vào vị trí tương ứng. Phương pháp này thường được sử dụng trong các nhiệm vụ như phân loại, sắp xếp,…Ví dụ, học sinh tham gia vào nhiệm vụ phân loại rác. Họ sẽ phải áp dụng những kiến thức đã học để phân biệt sự giống và khác nhau giữa các loại rác để phân loại cho đúng.

Phương pháp này giúp giáo viên đánh giá được khả năng ứng dụng kiến thức của học sinh vào những tình huống thực tế.

4. Thăm Dò Ý Kiến Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến trực tuyến còn được gọi là khảo sát trực tuyến. Đây là phương pháp không tính điểm. Nó được sử dụng để thu thập phản hồi hay đo lường mức độ hài lòng của người tham gia khảo sát. Mỗi câu hỏi sẽ có 4 hoặc 5 lựa chọn, thường có các mức độ từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý.

Mục đích của việc kiểm tra đánh giá online

Tất cả người tham gia khảo sát đều ở chế độ ẩn danh. Vì vậy, học sinh có thể yên tâm đưa ra ý kiến và phản hồi xác thực nhất mà không lo bị lộ danh tính.

5. Mô Phỏng Hội Thoại

Mô phỏng hội thoại cũng được sử dụng như một phương pháp đánh giá học sinh khi đào tạo trực tuyến. Nó cho phép học sinh luyện tập xử lý các tình huống trong thực tế. Mỗi cuộc hội thoại bao gồm các kịch bản phân nhánh. Mỗi quyết định ứng xử sẽ dẫn đến một kịch bản khác nhau.

Mục đích của việc kiểm tra đánh giá online

Học sinh cần vận dụng mọi kỹ năng để xử lý tình huống. Cách giải quyết vấn đề cũng phần nào thể hiện tính cách của họ. Vì vậy, giáo viên cũng có thể hiểu thêm về học sinh của mình và định hướng lại hành vi, thái độ của họ nếu cần thiết. Mô phỏng hội thoại còn giúp học sinh thành thục kỹ năng bán hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng cũng như luyện tập trước khi đi phỏng vấn.

Các tình huống đều được dựng trong môi trường giả định. Do đó, giáo viên có thể đánh giá mức độ thành thạo của học sinh mà không lo vướng phải bất cứ rủi ro nào.

Lưu ý rằng bạn nên xây dựng tình huống càng thực tế càng tốt.

6. Kết Hợp Trò Chơi

“Chơi mà học, học mà chơi”. Đây là phương pháp lồng ghép bài kiểm tra dưới hình thức các trò chơi. Giáo viên sẽ thiết kế một trò chơi trực tuyến. Trong đó, các câu hỏi sẽ là các chướng ngại vật mà học sinh phải vượt qua. Hoạt động này có thể chơi theo nhóm hoặc cá nhân. Học sinh có thể vui vẻ thực hiện mà không cảm thấy bất cứ áp lực nào như bài kiểm tra thông thường. Hơn nữa, việc cạnh tranh với các bạn khác sẽ kích thích học sinh phát huy tối đa khả năng của mình để trở thành người chiến thắng.

Mẹo: Những mẹo sau sẽ giúp bạn cải thiện nội dung bài kiểm tra:

  • Tránh những từ vựng như “luôn luôn” hay “không bao giờ”. Những từ này thường xuất hiện ở những đáp án sai và hầu hết mọi người đều biết điều này.
  • Không dùng phủ định hai lần trong một câu. Khi đó câu hỏi/đáp án sẽ trở nên khó hiểu và khiến cho học sinh dễ chọn nhầm đáp án. Ví dụ, “Phát biểu nào dưới đây đúng?” sẽ dễ hiểu hơn “Phát biểu nào dưới đây không sai?”.
  • Đặt câu hỏi khẳng định thay vì phủ định. Việc sử dụng những từ phủ định khiến học sinh dễ nhầm lẫn và chọn sai.

Đâu Là Công Cụ Đánh Giá Học Sinh Hiệu Quả Nhất Khi Đào Tạo Trực Tuyến?

Nếu bạn đang tìm một phần mềm thiết kế bài kiểm tra trực tuyến, ActivePresenter sẽ là một sự lựa chọn sáng suốt. Nó cung cấp 13 mẫu câu hỏi. Bạn có thể tạo một bài đánh giá sử dụng kết hợp 4 phương pháp đầu tiên chỉ với 13 mẫu câu hỏi này.

Mục đích của việc kiểm tra đánh giá online

Tuy nhiên, phương pháp Mô phỏng hội thoại và Kết hợp trò chơi lại cần một chút nỗ lực. Bạn cần kết hợp một số tính năng của phần mềm. Việc này yêu cầu người dùng phải sử dụng nhuần nhuyễn các tính năng và một chút sáng tạo. Nhưng đừng lo, bạn có thể truy cập kênh ActivePresenter VN trên YouTube để tham khảo các video hướng dẫn tạo khóa học hay trò chơi giáo dục trực tuyến.

Sau khi tạo xong bài đánh giá, bạn có thể xuất bản bài đánh giá ra gói SCORM hay xAPI. Sau đó, tải lên hệ thống quản lý học tập (LMS) để chia sẻ với học sinh. Hoặc bạn có thể tải bài kiểm tra lên một trang web và nhận báo cáo kết quả qua Trang tính Google hoặc hòm thư điện tử.

Hãy tải ActivePresenter và thử tạo một bài kiểm tra trực tuyến ngay bây giờ. Đừng quên ghé thăm trang tin tức và kênh YouTube của chúng tôi để cập nhật những bài viết và video bổ ích.

Mục đích của việc kiểm tra đánh giá là gì?

Mục tiêu của các hoạt động kiểm tra đánh giá như vậy là nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên bằng cách cung cấp cho giáo viên dữ liệu có thể chẩn đoán sự thiếu hụt kỹ năng, đo lường mức độ thành thạo các mục tiêu học tập dự định và lựa chọn phương pháp giảng dạy, học tập phù hợp.

Đánh giá học tập là gì?

Đánh giá nhằm phục vụ học tập là quá trình thu thập và phân tích bằng chứng học tập của người học để xác định thành quả học tập & định hướng cho việc dạy và học. Từ đó, người học có thể nâng cao tính chủ động trong học tập, có đủ khả năng và kiến thức để hướng tới việc học tập trọn đời.

Đánh giá thường xuyên là gì?

- Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và một số biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh.

Tại sao phải kiểm tra đánh giá học sinh?

Đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp học sinh liên tục được phản hồi để biết mình mắc lỗi, thiếu hoặc yếu ở điểm nào để cả giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học.