Bài tập về thuế giá trị gia tăng

Thuế Giá trị gia tăng là nội dung quan trọng trong bài thi TX/F6 và có thể xuất hiện trong khi ứng tuyển vào vị trí Kế toán thuế hoặc kiểm toán.

Giới thiệu về chủ đề Thuế Giá Trị Gia Tăng

F6 hay Taxation đề cập tới Thuế Việt Nam, thường được xem như "cửa tử" với thí sinh thi ACCA vì có nhiều thông tư, nghị định. Chương trình học không có trong Textbook. Tỉ lệ đỗ thường giao động khoảng 50%, tại SAPP con số này đạt đã đạt tới 66%. Chủ đề Thuế Giá trị gia tăng là nội dung quan trọng trong chương trình F6. Thí sinh thường dễ nhầm lẫn khi xác định đối tượng chịu thuế, giá tính thuế và mức độ chịu thuế. Bộ tài liệu này sẽ giúp bạn tránh khỏi các sai lầm hay gặp đó.

Dạng bài tập thuế GTGT thường gặp là các dạng bài tổng hợp các sắc thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt và xuất nhập khẩu, còn nếu chỉ có riêng lẻ về thuế GTGT, thì đề bài thường sẽ chỉ yêu cầu tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính số thuế GTGT phải nộp… Vì vậy, trong bài viết này sẽ đề cập tới các dạng bài tập môn thuế GTGT có lời giải thường xuất hiện trong kỳ thi CPA, nhằm giúp bạn luyện thêm kiến thức về các dạng bài này.

\>> Chi tiết xem tại bài viết: Tổng hợp lý thuyết môn thuế CPA – Phần thuế giá trị gia tăng

Dạng BT tính số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp

Đây là một dạng bài rất hay gặp trong kỳ thi CPA môn thuế, đồng thời dạng bài tập này cũng đã có video bài tập và lời giải chi tiết. Video sẽ bao gồm cả 2 bài tập về tính số thuế GTGT phải nộp, và xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Bạn có thể xem chi tiết ở video dưới!

Tuy nhiên nếu bạn chưa thể xem video được luôn, thì có thể xem bài tập có lời giải ở phần text bên dưới nhé!

Bài tập 1: Xác định số thuế GTGT phải nộp

Công ty A trụ sở tại Hồ Chí Minh có 2 đơn vị sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán đóng tại Đồng Nai và Cần Thơ. Sản phẩm sản xuất ra thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10% và do trụ sở chính xuất bán.

Trong kỳ khai thuế tháng 3/2019: doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Đồng Nai là 500 triệu; doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Cần Thơ là 600 triệu.

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại trụ sở chính của công ty A (theo tờ khai 01/GTGT) trong kỳ là: 25 triệu đồng.

Yêu cầu: Xác định số thuế GTGT phải nộp của từng tỉnh, thành phố.

Đáp án bài tập 1

Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Long An là: 500 triệu x 2% = 10 triệu đồng.

Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Đồng Nai là: 600 triệu x 2% = 12 triệu đồng.

Số thuế GTGT màCông ty A phải nộp cho TP. Hồ Chí Minh là: 25 triệu – 10 triệu – 12 triệu = 3 triệu đồng.

Bài tập 2: Xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong tháng 3 năm 2019, Công ty sản xuất phần mềm A có số liệu kê khai về thuế GTGT như sau:

Thuế GTGT đầu vào:

ĐVT: Đồng VN

Nội dung Tổng số thuế GTGT đầu vào Tổng số 55.000.000 Thuế GTGT của HHDV mua vào dùng cho sản xuất phần mềm xuất khẩu 30.000.000 Thuế GTGT của HHDV mua vào dùng cho sản xuất phần mềm bán trong nước 18.000.000 Thuế GTGT của HHDV mua vào dùng chung cho hoạt động quản lý kinh doanh của công ty 7.000.000

Tổng doanh thu của HHDV bán ra: 1.000.000.000 đồng

Trong đó:

+ Doanh thu của hoạt động sản xuất phần mềm xuất khẩu chịu thuế GTGT 0%: 600.000.000 đồng

+ Doanh thu của hoạt động sản xuất phần mềm bán trong nước không chịu thuế GTGT: 400.000.000 đồng.

Yêu cầu: Xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong tháng 03/2019.

Đáp án bài tập 2

  • Công ty sản xuất phần mềm tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào dùng chung cho hoạt động quản lý kinh doanh của Công ty theo tỷ lệ % doanh thu chịu thuế trên tổng doanh thu của tháng 06/2019, Công ty tính toán như sau:
  • Thuế GTGT đầu vào dùng chung được khấu trừ trong năm: (7.000.000 x 600.000.000 / 1.000.000.000) đồng = 4.250.000 đồng
  • Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong tháng 06/2019: (30.000.000 + 4.250.000) đồng = 34.250.000 đồng.

Dạng bài tập về Tính toán và giải thích khai thuế GTGT

Đây là một dạng bài Taca cung cấp thêm một dạng bài về tính toán và khai thuế GTGT, dạng này sẽ giúp bạn luyện thêm về, cách xác định tổng doanh số và thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ bán ra, cách lý giải về việc điều chỉnh tăng, giảm thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước, cách xác định nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp trong kỳ… Bạn có thể xem chi tiết ở video dưới!

Nhưng nếu bạn cũng chưa thể xem video luôn, thì hãy xem ở phần text bên dưới nhé!

Bài tập: Tính toán và giải thích khai thuế GTGT

Công ty TNHH A là Công ty chuyên sản xuất hàng tiêu dùng thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, mã số thuế 0102123456, địa chỉ 90 Yên Bái, Hai Bà Trưng, Hà Nội, điện thoại 04.3723456. Trong kỳ tính thuế tháng 06/2019 như sau:

1. Mua 5 tấn bông thành phẩm của Công ty E, mã số thuế 0102111111 theo hóa đơn số 0000123, ký hiệu AA/15P ngày 10/06/2019, giá chưa có thuế GTGT 250 triệu đồng.

2. Mua 1 xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi của Công ty X, mã số thuế 0102222222 theo hóa đơn số 0000200, ký hiệu AB/15P ngày 12/06/2019, số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT là 200 triệu đồng.

3. Mua 2 chiếc Ti vi của Công ty Y, mã số thuế 0102333333 theo hóa đơn GTGT số 0000150, ký hiệu AC/14P ngày 15/06/2019, giá chưa có thuế GTGT là 15 triệu đồng/chiếc.

4. Mua 5 chiếc quạt điện của Công ty Z, mã số thuế 0102333222 theo hóa đơn số 0000175, ký hiệu AD/15P ngày 20/06/2019, giá chưa có thuế GTGT là 1 triệu đồng/chiếc. Do ghi sai thông tin, người bán sửa chữa, tẩy xóa trên tờ hóa đơn.

5. Tháng 01/2019, Công ty mua của Công ty B, mã số thuế 0102444444 mặt hàng bông sơ chế để dùng cho sản xuất kinh doanh theo hóa đơn số 0001234, ký hiệu AB/15P ngày 05/01/2019, trị giá chưa bao gồm thuế GTGT là 50 triệu đồng. Theo quy định mặt hàng bông sơ chế chịu thuế suất thuế GTGT là 5%,nhưng trên hóa đơn GTGT, Công ty B đã lập với thuế suất là 10%.

Giả định là hóa đơn này hợp pháp và các chỉ tiêu khác được ghi đầy đủ theo đúng quy định. Công ty đã thanh toán qua Ngân hàng và đã khai thuế GTGT đầu vào cho kỳ thuế tháng 01/2019.

Ngày 07/06/2019, hai Công ty đã lập biên bản điều chỉnh và Công ty B lập hóa đơn GTGT điều chỉnhgiảm thuế suất thuế GTGT, số hóa đơn 0001345, ký hiệu AB/15P cho hóa đơn GTGT ghi sai thuế suấtnêu trên với số thuế GTGT điều chỉnh giảm là: 2,5 triệu đồng.

Giả sử Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2019, Công ty kê khai như sau:

+ Chỉ tiêu “Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này” mã số [25] là: 100.000.000 đồng.

+ Chỉ tiêu “Thuế GTGT chưa được khấu trừ hết chuyển kỳ sau” Mã số [43] là: 20.000.000 đồng.

Công ty đã lập Bảng giải trình khai bổ sung, điều chỉnh ngay ngày phát hiện kê khai sót tờ hóa đơn GTGT này.

6. Ngày 21/02/2017, Công ty mua 10 tấn bông thành phẩm của Công ty C, mã số thuế 0102123321 theo hóa đơn GTGT 0000111, ký hiệu AD/15T với trị giá chưa có thuế GTGT là 500 triệu đồng. Đến tháng 06/2017, Công ty phát hiện có 3 tấn bông thành phẩm không đúng quy cách, chất lượng nên trảlại cho Công ty C; đồng thời lập hóa đơn khi xuất trả hàng số 0000006, ký hiệu AB/15P ngày12/06/2017.

7. Xuất khẩu 1 lô quần áo cho Công ty MNS ở nước ngoài, giá FOB là 2 triệu USD theo hóa đơn số 0000004, ký hiệu AB/14P ngày 05/06/2017.

8. Ngày 09/06/2017 bán cho Công ty P, mã số thuế 0102555555 700 bộ quần áo theo hóa đơn số 0000005, ký hiệu AB/15P với giá chưa có thuế GTGT là 1 triệu đồng/bộ.

Yêu cầu: Căn cứ vào các thông tin nêu trên, Anh/Chị hãy tính toán, giải thích khai thuế GTGT cho kỳ tính thuế tháng 06/2019 của Công ty A

Biết rằng:

  • Số thuế GTGT còn được khấu trừ của kỳ trước chuyển sang là: 50 triệu đồng.
  • Mặt hàng bông sơ chế chịu thuế suất thuế GTGT là 5%. Thuế suất thuế GTGT của mặt hàng khác là10%.
  • Nghiệp vụ 3 Công ty thực hiện thanh toán bằng tiền mặt; các nghiệp vụ khác được thực hiện thanh toán qua Ngân hàng và có chứng từ đầy đủ.
  • Các HHDV Công ty mua vào đều phục vụ cho hoạt động SXKD hàng hóa chịu thuế GTGT.
  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế GTGT các kỳ tính thuế vào ngày 20 hàng tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Công ty không đề nghị hoàn thuế trong kỳ (nếu có).
  • Tỷ giá giao dịch thực tế tại Ngân hàng đang giao dịch như sau:

+ Mua vào: 1 USD = 22.250 VNĐ.

+ Bán ra: 1 USD = 22.300 VNĐ

Hướng dẫn giải bài tập tính toán và giải thích khai thuế GTGT

Công ty kê khai doanh số và thuế GTGT trên bảng kê HHDV mua vào, bán ra như sau: Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang: 50 triệu

  1. Hàng hoá dịch vụ mua vào trong kỳ:

1/ Giá trị và thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào

Chỉ tiêu 1: HHDV dùng riêng cho sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT, và sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ không kê khai, nộp thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ thuế:

Mua 5 tấn bông thành phẩm của Công ty E:

+ Giá trị HHDV chưa có thuế GTGT: 250 triệu

+ Thuế GTGT: 250 triệu x 10% = 25 triệu đồng.

Mua 1 xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi của Công ty X

+ Giá trị HHDV chưa có thuế GTGT: 1.600 triệu

+ Thuế GTGT: 160 triệu đồng.

Xuất trả lại 3 tấn bông thành phẩm không đúng quy cách, chất lượng trả lại cho Công ty P:

+ Giá trị hàng hoá dịch vụ chưa có thuế GTGT: 50 triệu đồng/tấn x 3 tấn = (150) triệu đồng

+ Thuế GTGT: 150 triệu đồng x 10% = (15) triệu đồng

Chỉ tiêu 2: Hàng hóa dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế, và không chịu thuế đủ điều kiện khấu trừ thuế:

  • Giá trị hàng hoá dịch vụ chưa có thuế GTGT: Không
  • Thuế GTGT: Không

Tổng cộng:

+ Giá trị hàng hoá dịch vụ chưa có thuế GTGT: (250 + 1.600 – 150) triệu = 1.700 triệu đồng

+ Thuế GTGT: (25 + 160 – 15) triệu = 170 triệu đồng

2/ Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này: 170 triệu đồng

II. Hàng hoá dịch vụ bán ra trong kỳ:

1/ Hàng hoá dịch vụ bán ra không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT): không

2/ HHDV bán ra chịu thuế GTGT

+ Giá trị hàng hoá dịch vụ chưa có thuế GTGT: (44.500 +700) triệu đồng = 45.200 triệu đồng

+ Thuế GTGT: 70 triệu đồng.

  1. Hàng hoá dịch vụ bán ra chịu thuế suất thuế GTGT 0%

Xuất khẩu 1 lô hàng cho Công ty MNS:

+ Giá trị HHDV chưa có thuế GTGT: 2 triệu USD x 22.250 ĐVN = 44.500 triệu đồng

  1. Hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5%:
  1. Hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10%:

Bán 700 bộ quần áo cho Công ty P:

Giá trị HHDV chưa có thuế GTGT: 1 triệu đồng/ bộ x 700 bộ = 700 triệu đồng

Thuế GTGT: 700 triệu đồng x 10% = 70 triệu đồng

3/ Tổng doanh số và thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ bán ra

+ Giá trị hàng hoá dịch vụ chưa có thuế GTGT: (44.500 + 700) triệu đồng = 45.200 triệu đồng

+ Thuế GTGT: 70 triệu đồng

III. Thuế GTGT phát sinh trong kỳ: 70 triệu đồng – 170 triệu đồng = – 100 triệu đồng

IV. Điều chỉnh tăng, giảm thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước

1/ Điều chỉnh giảm:

  • Điều chỉnh giảm thuế suất thuế GTGT của mặt hàng bông mua vào ngày 05/01/2017 do ghi sai thuế suất thuế GTGT theo tờ hóa đơn số GTGT 0001345 ngày 07/06/2017 của Công ty B: 2,5 triệuđồng

2/ Điều chỉnh tăng: không

  1. Thuế GTGT đã nộp ở địa phương khác của hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng, bất động sản ngoại tỉnh: không

VI. Xác định nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp trong kỳ:

1/ Thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ: không

2/ Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư được bù trừ với thuế GTGT còn phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ tính thuế: không

3/ Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ: không

4/ Thuế GTGT chưa khấu trừ hết kỳ này: (- 100 – 50 + 2,5) triệu đồng = 147,5 triệu đồng

4.1/ Tổng số thuế GTGT đề nghị hoàn: không

4.2/ Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau: 147,5 triệu đồng.

Để ôn luyện tổng hợp nhiều sắc thuế bạn có thể tham khảo Bộ tài liệu tủ có Đáp án & lời giải của các môn học thi CPA/APC gồm 8 cuốn:

  • (cuốn này đang được tặng miễn phí tại TACA cho bất cứ bạn nào đang quan tâm tới kỳ thi CPA nhé!)

Trên đây là một số bài tập tình huống về môn thuế phần thuế GTGT nhằm giúp bạn luyện nhiều hơn về dạng bài tập phần thuế GTGT, đây chỉ là một phần nhỏ trong môn thuế và quản lý thuế nâng cao, ngoài ra để thành thạo tất cả các dạng bài về các sắc thuế bạn hãy tới khoá ôn thi CPA, với phương pháp học sâu nhớ lâu kết hợp phân tích lý thuyết chuyên đề, thảo luận tình huống thực tế và thực hành bài tập….

\>> Link khoá học: https://taca.edu.vn/on-thi-cpa/

Nếu bạn vẫn cần thêm bất cứ thông tin gì, đừng ngần ngại, hãy liên lạc với TACA để được giải đáp và tư vấn hoàn toàn miễn phí.