Mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận triết học

Tiểu luận triết học là bài tập mà đa số các sinh viên đại học đều phải hoàn thiện. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách làm dạng tiểu luận này một cách hiệu quả, chưa nắm được cấu trúc bài đầy đủ.

Trong bài viết dưới đây, Luận văn 1080 sẽ chia sẻ cách làm bài tiểu luận môn triết cho bạn tham khảo để có thể áp dụng vào trong bài luận của mình và đạt điểm số cao nhất.

Tham khảo thêm các bài viết khác:

Hướng dẫn cách làm bìa tiểu luận triết học đơn giản, ấn tượng

100+ Đề Tài Và Mẫu Bài Tiểu Luận Triết Học Download Miễn Phí

Mục lục

Viết lời mở đầu cho bài tiểu luận thật mượt mà sẽ tạo ấn tượng tốt cho người đọc, gây được hứng thú với họ. Với người viết, phần mở đầu tốt sẽ tạo ra tâm lý vững vàng, động lực cho bạn thực hiện những phần nội dung phía sau.

Mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận triết học
Cách viết tiểu luận triết học đúng chuẩn của Bộ Giáo Dục

1.1. Bắt đầu bằng những ví dụ

Thay vì mở đầu trực tiếp đi thẳng vào vấn đề đôi khi thật thô kệch thì bạn có thể lựa chọn bắt đầu bằng những ví dụ. Đây sẽ là cách dẫn dắt người đọc một cách khéo léo đi vào vấn đề của bài tiểu luận. Thông qua ví dụ, người đọc sẽ hình dung tốt hơn về những gì bạn định trình bày đồng thời bị thu hút bởi tính thực tế và ý nghĩa của bài luận. 

1.2. Xây dựng luận điểm sâu sắc

Luận điểm mà bạn xây dựng là chủ đề bạn muốn bàn luận trong nội dung chính, bạn có thể sử dụng hệ thống câu hỏi mà bạn đặt ra cho bài luận sau đó dẫn dắt đến chủ đề của bài luận. Luận điểm này nên mang tính tranh cãi để có thể thu hút được sự tò mò và chú ý của người đọc. Như vậy sẽ kích thích sự tò mò và ham muốn tìm hiểu những phần tiếp theo của bài tiểu luận triết học, vốn đã khô khan đôi khi là khó hiểu. 

2. Cách viết đề cương tiểu luận triết học

Triết học vốn là một lĩnh vực trừu tượng đối với nhiều người. Do đó ngay từ đầu khi xây dựng đề cương tiểu luận triết học, bạn cần rõ ràng ngay trong từng ý tứ, luận điểm để người đọc dễ dàng theo dõi.

Mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận triết học
Cách viết đề cương tiểu luận triết học

2.1. Phần mở đầu

Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài: 

Phần này yêu cầu người viết nêu ra được tầm quan trọng của việc thực hiện đề tài. Đồng thời bạn cần trình bày được cho người đọc thấy trong bài viết của bạn sẽ giải quyết được những vấn đề gì. Lưu ý những vấn đề đó cần phải gắn với bối cảnh thực tiễn, tránh lựa chọn những vấn đề đã quá cũ, không thực tế. 

Mục đích nghiên cứu: 

Mục đích nghiên cứu tiểu luận triết học là kết quả cuối cùng mà bạn cần đạt được khi thực hiện bài tiểu luận. Mục đích nghiên cứu thường nằm trong chính đề tài tiểu luận mà bạn đưa ra. 

Mục tiêu nghiên cứu: 

Mục tiêu nghiên cứu được hiểu đơn giản giống như những đầu việc mà bạn đặt ra để hoàn thành đi đến kết quả nghiên cứu. Mục tiêu cũng chính là công cụ để đánh giá chất lượng hoàn thành công việc và kết quả thu được của bài tiểu luận. 

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 

Khi làm bài tiểu luận, bạn cần phải khoanh vùng được đối tượng nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu bao gồm không gian, thời gian mà bạn thực hiện phân tích chủ đề bài tiểu luận. 

2.2. Cơ sở lý thuyết và lịch sử nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết:

Khi đã đặt ra vấn đề cần giải quyết thì giờ là lúc bạn trình bày những khái niệm, định nghĩa… gọi chung là cơ sở lý thuyết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Những lý thuyết này nhằm xây dựng nền tảng cơ sở để người đọc có thể hiểu những gì mà bạn trình bày. Lưu ý tránh đưa quá nhiều lý thuyết không cần thiết gây rối cho người đọc. 

Lịch sử nghiên cứu: 

Với một bài tiểu luận triết học thì dung lượng thường khá ngắn, do đó mà bạn chỉ cần tóm gọn lại một cách sơ lược những kết quả nghiên cứu về đề tài thực hiện trước đó. Để sâu sắc hơn, bạn cũng có thể chỉ ra những điểm hạn chế, tồn đọng và những điểm mạnh cần học hỏi từ những phân tích trước đó. 

2.3. Phân tích, nghiên cứu đề tài

Ở phần này, bạn tiến hành nghiên cứu bài viết theo các khía cạnh mà bạn đã đặt ra. Đây là phần nội dung chính của bài, thầy cô, giảng viên chấm bài sẽ đánh giá bạn chủ yếu ở phần này. Đây cũng là phần nội dung quyết định đến kết quả bạn nhận được.

Do đó với phần này, hãy tiến hành khai thác đa dạng những khía cạnh, góc nhìn. Đồng thời nên bổ sung hệ thống dẫn chứng làm sâu sắc thêm cho những luận điểm mà bạn trình bày. Bạn có thể sử dụng dẫn chứng dưới nhiều dạng khác nhau từ hình ảnh đến bảng biểu thống kê số liệu… 

2.4. Khó khăn, hạn chế

Từ những phân tích đã đưa ra trong bài tiểu luận triết học, bạn cần đánh giá được những mặt tiêu cực, những thách thức mà đề tài của bạn phải đối mặt. Để đánh giá được khách quan và toàn diện nhất bạn nên đứng trên lập trường của nhiều chủ thể để góc nhìn được rộng nhất khó thể. 

2.5. Giải pháp

Với những khó khăn, thách thức đã nêu ra ở trên, đâu là những giải pháp hiệu quả để giải quyết những vấn đề đó. Đối với mỗi khó khăn, bạn cần nêu ra được một giải pháp tương ứng. Giải pháp hướng đến cần đảm bảo tính toàn diện, lâu dài. 

Những giải pháp bạn đưa ra có thể chỉ ra đề xuất đối với từng đối tượng cụ thể, do đó mà bạn không cần lo lắng việc giải pháp bạn đưa ra là khó thực hiện. Tuy nhiên cũng cần cân nhắc tính khả thi thay vì đưa hết toàn bộ trách nhiệm giải quyết cho các bên liên quan. 

2.6. Tài liệu tham khảo

Với phần tài liệu tham khảo, bạn cần lưu ý liệt kê tất cả những nguồn mà bạn đã sử dụng để tham khảo hoặc đưa vào bài viết. Đó là một cách tôn trọng quyền tác giả và chất xám cũng như sáng tạo mà người khác đã bỏ ra. Lưu ý những nguồn tài liệu sử dụng trong một văn bản học thuật như bài tiểu luận triết học nên là những nguồn chính thống, chuyên nghiệp. 

3. Cách lên danh mục tài liệu tham khảo tiểu luận triết học

Mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận triết học
Cách lên danh mục tài liệu tham khảo tiểu luận triết học

- Tài liệu tham khảo trước tiên cần được sắp xếp theo loại tài liệu. Thứ tự sắp xếp bao gồm tài liệu sách, giáo trình - tài liệu báo, tạp chí - tài liệu điện tử, website. 

- Đối với mỗi tài liệu tiểu luận triết học, cần trình bày đủ các thông tin bao gồm tên tác giả - tên tài liệu - tên nhà xuất bản, nơi đăng bài - năm xuất bản - ngày truy cập cuối cùng (đối với tài liệu điện tử).

- Danh mục tài liệu tham khảo tiểu luận triết học phải được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái ABC tính theo họ của tác giả. Với những tài liệu tên tác giả là một tập thể, một tổ chức thì dựa vào chữ cái đầu tiên của tập thể, tổ chức, đơn vị đó.

- Trích dẫn chính xác tiêu đề: Tiêu đề tài liệu phải được trích dẫn đầy đủ, không viết tắt, phải được in nghiêng để người đọc dễ theo dõi. 

4. Cách viết lời cảm ơn trong tiểu luận triết học

Yêu cầu đối với lời cảm ơn trong tiểu luận triết học là không nhiều, cũng không có một quy chuẩn khắt khe nào khi viết lời cảm ơn. Do đó bạn có thể viết lời cảm ơn theo nhiều cách khác nhau nhưng cần lưu ý đảm bảo sự trang trọng, lịch sự tránh văn phong quá bỗ bã, thô thiển. 

Lời cảm ơn chỉ cần ngắn gọn, súc tích, không nên quá dài dòng, cần dành dung lượng cho những phần nội dung khác. Tuy nhiên, ngắn gọn không có nghĩa là hời hợt, lời cảm ơn vẫn nên hàm chứa thái độ biết ơn và trân trọng của người viết. 

Thứ tự cảm ơn đầu tiên là cơ sở đào tạo, trường học và giảng viên, giáo viên đã hướng dẫn, tạo điều kiện để bạn hoàn thành bài tiểu luận. Trong trường hợp bạn nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan doanh nghiệp ngoài trường học thì cũng cần gửi lời cảm ơn đến họ ở phần này. 

Tiếp theo, bạn trình bày tầm quan trọng của bài tiểu luận đối với cá nhân và ý nghĩa của nó với cộng đồng, xã hội. Đồng thời bạn cũng có thể chỉ ra những khó khăn mà bạn đã trải qua khi thự hiện bài tiểu luận. 

Cuối cùng, bạn gửi lời chúc sức khỏe và thành công đến mọi người, những người đã giúp đỡ, động viên bạn giúp bạn hoàn thành luận văn. Đồng thời bạn cũng nên thể hiện thái độ cầu tiến, bày tỏ lòng mong mỏi muốn được nhận những góp ý của giảng viên để hoàn thiện bài luận tốt hơn. 

5. Danh sách đề tài tiểu luận triết học

Mục đích nghiên cứu đề tài tiểu luận triết học
Danh sách đề tài tiểu luận triết học
  1. Thực chất, tư tưởng cuộc cách mạng triết học của Mác - Ănghen và ý nghĩa
  2. Tìm hiểu mối quan hệ giữa phân công lao động xã hội và xã hội hoá sản xuất qua một số tác phẩm thời kỳ đầu của Mác
  3. Quan điểm toàn diện và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt nam hiện nay
  4. Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm quan trọng của nhân tố con người trong nền kinh tế tri thức
  5. Vận dụng quan điểm trong triết học Mác - Lê Nin để phân tích quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
  6. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta - Thực trạng và một số giải pháp cơ bản
  7. Sự khác biệt căn bản của triết học phương Tây và phương Đông
  8. Bản thể luận và cách tiếp cận bản thể luận trong triết học phương Tây
  9. Bản thể luận của trường phái Mile và Heraclite
  10. Tư tưởng Con người, Xã hội trong Triết học Phương Tây cổ đại tới cận đại
  11. Khoan dung thuật ngữ và sự vận động của nó trong lịch sử triết học phương Tây
  12. Tư tưởng triết học phương Đông cổ rút ra ý nghĩa phương pháp luận
  13. Hãy nêu một nội dung của tư tưởng Triết học phương Đông thời cổ đại và ý nghĩa phương pháp luận rút ra
  14. Vấn đề triết học về con người và con người trong quá trình đổi mới hiện nay
  15. Một số vấn đề về con người trong “hệ tư tưởng Đức”
  16. Phát triển quan điểm triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen về con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
  17. Quan điểm của CÁc Mác và Ph.Ăngghen về con người, giải phóng con người trong hệ tư tưởng Đức và sự vận dụng của Đảng ta
  18. Lý luận về con người và vấn đề về đào tạo nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
  19. Hôn nhân dưới cái nhìn triết học
  20. Triết học Phật giáo Ấn Độ và ảnh hưởng của nó đến văn hóa - Xã hội Việt Nam
  21. Tư tưởng triết học của Phật giáo và sự ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt
  22. Hãy phân tích ảnh hưởng của Triết học Phật giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
  23. Thuyết tính không trong Triết học Phật giáo với việc tu dưỡng đạo đức con người Việt Nam
  24. Triết lý nhân sinh trong Triết học Phật giáo thời Trần
  25. Tiểu luận triết học về triết học Phật giáo Việt Nam
  26. Đường lối đức trị của nho giáo và ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam hiện nay
  27. Nội dung của tư tưởng triết học phương Đông thời cổ đại và ý nghĩa phương pháp luận
  28. Tư tưởng triết học của Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt
  29. Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học nho gia và triết học đạo gia ở Trung Quốc thời cổ đại
  30. Ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo đến đời sống của người Việt ở làng xã

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách làm tiểu luận triết học cho bạn tham khảo. Hy vọng với những gì mà chúng tôi chia sẻ, bạn đã có thể áp dụng thành công vào bài làm cá nhân của mình. 

Nếu như bạn vẫn còn những thắc mắc chưa có lời giải hoặc những khó khăn cần giúp đỡ hãy liên hệ ngay với Luận văn 1080 thông qua SĐT: 096 999 1080 hoặc Email: để được hỗ trợ sớm nhất.