Mức lương kiểm toán nội bộ ngân hàng

Rất nhiều vị trí thường trong ngân hàng có thể kiếm từ 20 triệu tới 40 triệu đồng/tháng. Trong đó, nhân viên thanh toán cấp cao được ưu đãi nhất khi nhận lương từ 30 triệu đồng tới 40 triệu đồng/tháng.

Tổng giám đốc công ty xổ số Bạc Liêu nhận lương 1 tỷ/năm

Ngân hàng tiếp tục cắt lương giảm người làm

Lương ngân hàng vẫn gần 20 triệu đồng/tháng

Tại các ngân hàng, lương của lãnh đạo cấp cao có thể gấp cả trăm lần lương của nhân viên.

Nhân viên “quèn” lương cao

Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) từng phàn nàn mức lương “kịch trần” 36 triệu đồng/tháng của lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước không đủ sống. Lời phàn nàn này không phải không có lý khi mà một số nhân viên “quèn” tại ngân hàng vẫn có thể kiếm được nhiều hơn.

Theo báo cáo lương của Adecco, rất nhiều vị trí thường trong ngân hàng có thể kiếm từ 20 triệu tới 40 triệu đồng/tháng. Trong đó, nhân viên thanh toán cấp cao được ưu đãi nhất khi nhận lương từ 30 triệu đồng tới 40 triệu đồng/tháng. Nhân viên thanh toán “nghèo” hơn một chút thì nhận được mức lương từ 12 triệu đồng tới 30 triệu đồng/tháng.

Mức lương kiểm toán nội bộ ngân hàng

Nhiều nhân viên "quèn" ở ngân hàng nhận mức lương cao (Ảnh minh họa)

Số vị trí nhân viên “quèn” được chi trả tới 40 triệu đồng/tháng không nhiều nhưng ngân hàng lại sẵn sàng trả 20 triệu đồng/tháng cho nhiều người. Nhân viên chăm sóc khách hàng cấp cao nhận mức lương từ 18 triệu đồng tới 25 triệu đồng/tháng. Nhân viên trái phiếu có mức lương từ 10 triệu tới 18 triệu đồng/tháng.

Nhân viên quan hệ khách hàng được trả từ 12 triệu tới 18 triệu đồng/tháng. Nhân viên tín dụng kiếm được nhiều hơn một chút với mức lương từ 12 triệu tới 20 triệu đồng/tháng.

Trong ngân hàng, kế toán không phải bộ phận nhận được mức lương cao. Kế toán tổng hợp nhận lương từ 12 triệu tới 20 triệu đồng/tháng. Nhân viên kế toán nhận từ 10 triệu tới 12 triệu đồng/tháng. Trợ lý kế toán ít được ưu đãi nhất khi chỉ kiếm được từ 5 triệu tới 7 triệu đồng/tháng.

Bộ phận kiểm toán có thu nhập cao hơn bộ phận Kế toán một chút. Kiểm toán viên, tư vấn viên nhận lương 7 triệu tới 10 triệu đồng/tháng. Kiểm toán cấp cao (level 1) có mức lương 12 triệu tới 18 đồng/tháng. Kiểm toán cấp cao (Level 2) nhận lương từ 15 triệu đến 23 triệu đồng/tháng. Kiểm toán cấp cao (Level 3) kiếm được từ 25 triệu đến 45 triệu đồng/tháng.

Sếp lớn lương khủng

Ngân hàng là ngành nghề có khoảng cách thu nhập giữa nhân viên và lãnh đạo rất cao. Một lãnh đạo cấp trung có thể kiếm được nhiều lần gấp 10 nhân viên. Còn với một sếp bự, mức lương có thể gấp 100 lần người “nghèo” nhất ngân hàng.

Một trợ lý kế toán chỉ kiếm được từ 5 triệu tới 7 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, lãnh đạo khối doanh nghiệp nhận mức lương cao nhất, dao động từ 350 triệu đồng tới 500 triệu đồng/tháng. Thấp hơn một chút, lãnh đạo khối ngân hàng toàn cầu kiếm được từ 200 triệu tới 350 triệu đồng/tháng.

Bộ phận quản lý rủi ro là một trong những lĩnh vực rất quan trọng trong hệ thống tài chính – ngân hàng. Chính vì vậy, người đứng đầu bộ phận này nhận được sự quan tâm rất lớn từ ngân hàng. Khoản lương khủng từ 100 triệu tới 400 triệu đồng/tháng

Mức lương từ 220 triệu đồng tới 360 triệu đồng/tháng được dành cho vị trí Lãnh đạo khối bán lẻ. Lãnh đạo sản phẩm doanh nghiệp không được ưu đãi bằng khi “chỉ” kiếm từ 120 triệu đồng tới 200 triệu đồng/tháng.

Phụ trách khối pháp lý được trả lương từ 80 triệu tới 200 triệu đồng/tháng. Trưởng bộ phận Trái phiếu và Giám đốc thị trường tiền tệ cùng nhận được từ 100 triệu tới 200 triệu đồng/tháng. Giám đốc kiểm toán lương từ 95 tới 130 triệu đồng/tháng.

Lãnh đạo bộ phận kiểm toán cũng kiếm được trăm triệu đồng mỗi tháng. Cụ thể, giám đốc kiểm toán nhận từ 95 triệu tới 130 triệu đồng/tháng. Vị trí Cộng sự được ưu đãi hơn với mức lương từ 140 triệu tới 200 triệu đồng/tháng.

Có thể thấy, quản lý cấp cao tại hệ thống ngân hàng có mức thu nhập rất cao. Mức lương khoảng 200 triệu đồng/tháng là phổ biến nhất. Trong khi đó, quản lý cấp trung thường kiếm được dưới 100 triệu đồng/tháng.

Lãnh đạo kiểm toán nội bộ nhận 30 triệu đến 50 triệu đồng/tháng. Giám đốc đầu tư tài chính nhận 40 triệu tới 80 triệu đồng/tháng. Kế toán trưởng nhận 30 đến 50 triệu đồng/tháng. Quản lý rủi ro hoạt động nhận 40 tới 80 triệu đồng/tháng. Quản lý rủi ro thị trường nhận 40 triệu tới 80 triệu đồng/tháng.

(Theo VTC New)

Quý bà chơi siêu xe, ông trùm phải kiềng nể

Lên đỉnh Hải Vân xem Tây đi bụi

Đại gia Việt làm gì trước khi giàu có?

Ham cổ vật rừng, cả nhà mang họa

Bánh trung thu bây giờ chẳng khác gì bánh ngọt

Nghi vấn về lô hàng quân trang xuất khẩu sang Úc

Việt Nam tiến chậm, các đối thủ bay nhanh

Kiểm toán đang là dịch vụ được quan tâm đến nhất hiện nay. Kiểm toán là loại hình đặc thù với kiểm toán viên được đào tạo chuyện nghiệp và phải đáp ứng được các chuẩn mực kiểm toán theo quy định. Và kiểm toán nội bộ ngân hàng đang được sự quan tâm của mọi người. Như vậy thì kiểm toán nội bộ ngân hàng là gì? Các quy định hiện hành về kiểm toán nội bộ ngân hàng. Để tìm hiểu hơn về kiểm toán nội bộ ngân hàng các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về kiểm toán nội bộ ngân hàng nhé.

Mức lương kiểm toán nội bộ ngân hàng

Kiểm toán nội bộ ngân hàng

Căn cứ theo quy định của Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Khoản 2 Điều 3 quy định về kiểm toán nội bộ như sau:

  • Kiểm toán nội bộ là việc rà soát, đánh giá độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và tuân thủ quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được thiết lập trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.
  • Như đã phân tích trên về kiểm toán nội bộ thì tương tự như kiểm toán nội bộ thì kiểm toán nội bộ ngân hàng có thể hiểu một cách đơn giản kiểm toán nội bộ ngân hàng là những người sẽ thực hiện các công việc liên quan đến kiểm toán nội bộ, quản trị, kiểm soát các rủi ro ở trong các ngân hàng.

Kiểm toán nội bộ đảm nhiệm những công việc và có các trách nhiệm về công việc mình thực hiện như sau:

  • Thực hiện kiểm soát toàn bộ các hoạt động, nhiệm vụ liên quan đến kiểm toán nội bộ của ngân hàng. Những hoạt động, nhiệm vụ này có thể bao gồm như quản lý rủi ro, quản lý hiệu quả kinh doanh, quản lý hiệu quả sản xuất, xác định mức độ tin cậy trên khía cạnh tài chính.
  • Đảm bảo cho quá trình thực hiện kiểm soát nội bộ của ngân hàng được đúng quy trình, đúng với quy định của pháp luật.
  • Thực hiện thu thập, đánh giá, phân tích về tài liệu kế toán, tài liệu kiểm toán, báo cáo tài chính cũng như những tài liệu liên quan của ngân hàng.
  • Lập các báo cáo liên quan đến kiểm toán nội bộ, thuyết trình báo cáo kiểm toán trong những buổi họp nếu cần thiết.
  • Đảm bảo quá trình kiểm toán được thực hiện độc lập, công bằng, khách quan. Báo cáo phải có tính hợp pháp về các thành quả, mục tiêu mà ngân hàng đã đạt được.
  • Tìm hiểu và xác định những vấn đề tồn đọng của ngân hàng trong quá trình hoạt động, đưa ra các biện pháp để khắc phục.
  • Thường xuyên theo dõi và giám sát các bộ phận về báo cáo kiểm toán, đưa ra các kiến nghị khi cần thiết.
  • Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn, chuẩn mực kiểm toán của ngân hàng như quy trình kiểm toán, các bảng biểu mẫu trong quá trình kiểm toán.
  • Tham gia quá trình đánh giá nguồn lực, nhân lực của doanh nghiệp.
  • Lập các báo cáo công việc theo tuần, tháng, quý được yêu cầu.

Các kiến thức, kinh nghiệm cần thiết của kiểm toán nội bộ ngân hàng như sau:

  • Cần hiểu về ngân hàng bán buôn: Các vấn đề như thị trường tài chính doanh nghiệp, môi giới, tư vấn, vốn nợ, vốn cổ động… tất cả đều có liên quan tới việc huy động tài chính và xem cách nào sẽ sử dụng tốt nhất.
  • Hiểu biết và kinh nghiệm làm việc ngân hàng bán lẻ: Cần rõ cách làm việc khi tư nhân hay doanh nghiệp cho vay, nhận tiền gửi cùng với tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng hoạt động.
  • Đánh giá rủi ro: Biết cách phân tích số liệu để nhận diện những rủi ro mà ngân hàng có khả năng có thể gặp phải. Từ đó có cách phòng tránh, giải quyết.
  • Chuyên môn: Tốt nghiệp các chuyên ngành như tài chính, ngân hàng, kế toán, kinh tế, ngoại thương, quản trị kinh doanh.
  • Kỹ năng: Khả năng phân tích cả về rủi ro lẫn vấn đề phương diện tài chính.
  • Kỹ năng nói, viết và giao tiếp, kế toán nội bộ ngân hàng cần có kỹ năng giao tiếp rõ ràng, súc tích để giải thích cho ngườ khác hiểu.
  • Ngoài ra, nhân viên kiểm toán nội bộ ngân hàng cần trung thực và chuyên nghiệp. Đây là kỹ năng mà bất cứ ngành nghề nào cũng phải cần.

Kiểm toán nội bộ là việc rà soát, đánh giá độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và tuân thủ quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được thiết lập trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.

Mức thu nhập của kiểm toán nội bộ so với những vị trí khác trong ngân hàng được đánh giá khá cao. Mức lương sẽ phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên kiểm toán nội bộ ngân hàng. Ngoài ra, mức thu nhập của kiểm toán nội bộ cũng sẽ tùy thuộc vào quy mô của ngân hàng cũng như khu vực làm việc.

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về Kiểm toán nội bộ ngân hàng uy tín, trọn gói cho khách hàng.

Là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, Công ty Luật ACC với kinh nghiệm gặp gỡ, làm việc với cá nhân, doanh nghiệp luôn là sự lựa chọn chính xác cho những khách hàng cần tư vấn pháp lý. Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện công việc khách hàng yêu cầu một cách nhanh chóng, hiệu quả, chi phí phải chăng, đáp ứng hoàn hảo nhất mong muốn của khách hàng.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về kiểm toán nội bộ ngân hàng và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến kiểm toán nội bộ ngân hàng. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về kiểm toán nội bộ ngân hàng đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc hay yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về kiểm toán nội bộ ngân hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:
  • Website: accgroup.vn