Mức trợ cấp thai sản 2023

Chia sẻ Thứ tư, 08/06/2022 - 09:05Theo dõi Báo Quân đội nhân dân trên

Mức trợ cấp thai sản 2023

Hỏi-đáp chính sách Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Ông Trần Nguyên Đức ở phường Ba Hàng (TP Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) hỏi: Con trai tôi là quân nhân tại ngũ, con dâu là lao động tự do, không tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Vậy, khi con dâu tôi sinh con thì con trai tôi được hưởng những quyền lợi gì về BHXH?

Trả lời: Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 31 Luật BHXH năm 2014: Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Đồng thời, tại Điều 38 của luật này cũng quy định: Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được nhận trợ cấp một lần bằng hai lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.

Con trai ông đang tham gia BHXH bắt buộc nên khi vợ sinh con thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản với thời gian nghỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật BHXH năm 2014 và được nhận trợ cấp một lần bằng hai lần mức lương cơ sở tại thời điểm sinh cho mỗi con.

* Anh Nguyễn Văn Thế ở xã Hồ Sơn (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) hỏi: Vợ tôi là nữ quân nhân. Theo dự kiến, đến tháng 5-2022, vợ tôi sinh con và là thai đôi. Vậy, trường hợp của vợ tôi thì thời gian hưởng chế độ thai sản và chế độ trợ cấp một lần khi sinh con được quy định như thế nào?

Trả lời: Về thời gian hưởng chế độ thai sản, khoản 1 Điều 34 Luật BHXH năm 2014 quy định: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm một tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá hai tháng. Thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Về trợ cấp một lần khi sinh con, Điều 38 Luật BHXH năm 2014 quy định: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng hai lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi. 

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp của vợ anh sinh đôi nên tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con là 7 tháng (có thể nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá hai tháng). Ngoài ra, vợ anh còn được hưởng trợ cấp một lần bằng 4 tháng lương cơ sở tại tháng sinh con.

Mọi thông tin, ý kiến cần giải đáp xin gửi về Phòng biên tập Công tác Đảng, công tác chính trị, Báo Quân đội nhân dân, số 7 Phan Đình Phùng, Hoàn Kiếm, Hà Nội; điện thoại: 069.554119; 024.37478610; thư điện tử: .

QĐND

Mức trợ cấp thai sản 2023

Việc quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập được quy định như thế nào?

Bạn đọc Nguyễn Thị Thúy ở phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng hỏi: Việc quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập được quy định như thế nào?

Cách tính tiền thai sản như thế nào? Mức hưởng thai sản 2022 khi sinh con bao nhiêu là vấn đề được nhiều người lao động quan tâm. Thông tin cụ thể cách tính khoản tiền này được đề cập dưới đây.

Chế độ thai sản là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người lao động khi sinh con. Trong thời gian nghỉ sinh con, người lao động sẽ không được hưởng lương do người sử dụng lao động trả mà được hưởng các khoản trợ cấp theo chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội.

Mức hưởng thai sản 2022 như sau:

1. Tiền trợ cấp một lần khi sinh con (tiền tã lót thai sản)

Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định:

Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Theo đó, mức lương cơ sở được lấy làm căn cứ để tính tiền trợ cấp một lần khi sinh con. Năm 2022, mức lương cơ sở vẫn là 1.490.000 đồng/tháng.

Như vậy:

Mức trợ cấp một lần cho mỗi con là: 1.490.000 đồng x 2 = 2.980.000 đồng.

Lưu ý, trong trường hợp vợ không tham gia bảo hiểm xã hội, chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng sẽ được khoản tiền trợ cấp một lần khi sinh con nêu trên. 

Mức trợ cấp thai sản 2023

Hướng dẫn cách tính tiền thai sản 2022 chuẩn nhất (Ảnh minh họa)

2. Tiền thai sản trong thời gian nghỉ sinh

Hiện nay, lao động nữ khi sinh con sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con 06 tháng.

Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội chỉ rõ:

Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ như sau:

Chị A đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2021 với mức lương đóng bảo hiểm xã hội là 06 triệu đồng/tháng;

- Từ tháng 01/2022 đến tháng 03/2022, mức lương đóng bảo hiểm xã hội của chị là 07 triệu đồng/tháng.

- Tháng 04/2022, chị nghỉ sinh con.

Như vậy, mức bình quân tiền tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi chị nghỉ sinh con là 6,5 triệu đồng. Đây chính là mức hưởng chế độ thai sản hàng tháng của chị.

Chị nghỉ sinh trong vòng 06 tháng, nên tổng số tiền thai sản chị nhận được trong thời gian này là = 6,5 triệu đồng/tháng x 6 = 39 triệu đồng.

3. Tiền dưỡng sức sau sinh 

Theo Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

 Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ được tính cụ thể như sau:

- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh mổ;

- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Thời gian này bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Trong những ngày nghỉ dưỡng sức, lao động nữ được hưởng tiền trợ cấp với mức mỗi ngày bằng 30% lương cơ sở.

Như vậy, nếu nghỉ dưỡng sức năm 2022, mức tiền dưỡng sức là 447.000 đồng/ngày (30% mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng)

Ví dụ: Chị B phải sinh mổ. Ngày 20/1/2022, chị hết thời gian nghỉ 06 tháng thai sản nhưng do điều kiện sức khỏe chưa ổn định, chị xin nghỉ dưỡng sức. Theo quy định chị được nghỉ 07 ngày với mức hưởng tiền dưỡng sức mỗi ngày là 447.000 đồng/ngày.

Do đó, tổng tiền dưỡng sức mà chị là: 447.000 đồng x 7 = 3.129.000 đồng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 166 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, để được nhận tiền dưỡng sức sau sinh, người lao động phải có tên trong Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

Dù pháp luật không quy định cụ thể các giấy tờ người lao động cần chuẩn bị, tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho mình, người lao động nên cung cấp đầy đủ, kịp thời các giấy tờ theo yêu cầu của người sử dụng lao động khi lập danh sách này.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến cách tính tiền thai sản năm 2022 và cách tính đối với từng khoản tiền cụ thể.  Nhìn chung, quyền lợi liên quan đến tiền thai sản năm 2022 vẫn không có gì thay đổi so với năm 2021.

Nếu có vướng mắc về chế độ thai sản, bạn đọc có thể liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Chính sách về BHXH năm 2022 có gì mới?