Mừng thọ 60 tuổi gọi là gì

Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì mới đúng?

Trong tâm thức dân gian của người Việt, nhà nào có người cao tuổi ấy là nhà có phúc lớn. Vì có phúc nên mới được sống lâu bên con cháu. Và lễ mừng thọ chính là lễ mừng phúc ấy. Không những vậy, lễ mừng thọ còn là cách để con cháu bày tỏ lòng kính trọng, hiếu kính với các bậc cao niên, những người có công sinh thành, dưỡng dục. 

Tùy vào phong tục mỗi vùng mà tổ chức lễ mừng thọ khác nhau. Tuy nhiên, mừng thọ vẫn được tuân theo các quy định chung. Thường người ta sẽ làm lễ mừng thọ, khao thọ khi tuổi tròn chục ngoài 60. Để sử dụng tên gọi cho đúng ngữ cảnh ông bà ta từ xa xưa đã quy định mừng thọ 70 sẽ gọi là Trung Thọ.

Lễ mừng thọ tổ chức như thế nào cho đúng?

Từ bao đời nay, người Việt thường tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà, cha mẹ vào dịp đầu xuân hay ngày sinh nhật. Đây là dịp để con cháu quây quần chúc thọ các bậc cao niên. Tùy vào quan niệm từng vùng mà tổ chức lễ mừng thọ to hay nhỏ bởi chỉ cần có lòng thành là món quà ý nghĩa nhất dành cho ông bà, cha mẹ. 

Mừng thọ 60 tuổi gọi là gì

Lễ mừng thọ 70 tuổi được gọi là Trung Thọ

Bên cạnh tổ chức lễ mừng thọ ở nhà, hầu hết các xã, phường đều có chương trình mừng thọ cho các cụ cao tuổi trong khu vực. Các lão ông, lão bà đều được trọng vọng như nhau, được hội Thọ đến chúc mừng, trao bằng chứng nhận, tặng quà và chụp ảnh lưu niệm. Nhờ các hoạt động này mà các cụ cảm thấy mình được quan tâm và cảm nhận được tình cảm ấm áp của con cháu. Bên cạnh đó, việc tổ chức lễ mừng thọ còn giúp gắn kết tình cảm xóm giềng giúp các cụ không cảm thấy cô đơn khi tuổi cao, sức yếu.

Các nghi thức cơ bản trong lễ mừng thọ

- Lễ mừng thọ truyền thống

Theo đúng phong tục, vào ngày diễn ra lễ mừng thọ, con trưởng sẽ đại diện dâng rượu, dâng đào rồi các con cháu mỗi người lạy 2 lạy rưỡi để bày tỏ lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ. Tiếp đến khách mời, họ hàng cùng bà con xóm giềng sẽ có quà mừng, lời chúc hay những câu đối dành tặng cho người được chúc Thọ. Thậm chí, những nhà có điều kiện còn mời cả phường hát đến góp vui. 

- Lễ mừng thọ trong văn hóa hiện đại

Ngày nay, lễ mừng thọ đã được tối giản đi nhiều, một số lễ nghi rườm rà đã bị cắt bỏ. Vào ngày tổ chức lễ mừng thọ con cháu sẽ mang quà biếu đến nhà ông bà, cha mẹ (thường là tranh, đồ quý giá, tặng hoa hoặc phong bì). Một số địa phương, lễ mừng thọ bị biến chất trở thành nơi để "kinh doanh"... vô tình làm mất đi giá trị và ý nghĩa nhân văn của lễ mừng.

Xem thêm cách tổ chức mừng thọ 70 tuổi trang trọng, ý nghĩa tại đây.

Chọn quà thượng thọ 90 tuổi cho cụ ông, cụ bà sẽ rất khó vì chúng ta không hiểu được tính cách của các cụ. Người già thường khó tính, cầu kỳ và khắc khe trong việc nhận quà của con cháu. Chính vì vậy việc chọn quà lễ thượng thọ cho các cụ ông, cụ bà chúng ta cần suy nghĩ và lựa chọn cho thật khéo léo và tinh tế.

Quà tặng mừng thượng thọ luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Vì quà cho người cao tuổi cần nhiều sự tinh tế và cẩn thận hơn và hơn nữa món quà tặng còn phải mang ý nghĩa thể hiện sự hiếu thảo của con cháu dành cho các cụ ông, cụ bà. Bài viết dưới đây Golden Gift Việt Nam sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi quà tặng mừng thượng thọ cụ ông, cụ bà nào mang nhiều ý nghĩa và độc đáo.

Mừng thọ 90 tuổi gọi là gì?

Nếu như mừng thọ 60 tuổi gọi là gọi là thượng thọ lục tuần, mừng thọ 70 tuổi là thượng thọ nhất tuần, mừng thọ 80 tuổi là thượng thọ bát tuần thì mừng thọ 90 tuổi là thượng thọ cửu tuần.

Lễ thượng thọ 90 tuổi được tổ chức vào những ngày đầu xuân hay ngày sinh nhật nhằm báo hiếu ông bà, cha mẹ. Sở dĩ lễ thượng thọ 90 tuổi nói riêng và các tuổi 60, 70, 80 nói chung là thể hiện nét đẹp văn hóa của người Việt. Tục lệ này có ở mọi nơi, từ làng xã, quận huyện đến các thành phố lớn. Nhà có người cao tuổi được gọi là đại hồng phúc vì thế bên cạnh con cháu, hàng xóm thì còn có sự tham gia của chính quyền.

Mừng thượng thọ 90 tuổi tặng quà gì ý nghĩa?

Hình chữ Phúc – Lộc – Thọ mạ vàng làm quà tặng ông bà lễ thượng thọ 90 tuổi

Theo quan niệm của người xưa Phúc – Lộc – Thọ là biểu trưng cho ngũ phúc vì thế bạn nên chọn những quà tặng có chữ Phúc – Lộc – Thọ hoặc hình tượng Phúc – Lộc – Thọ làm quà tặng thượng thọ cho cụ ông, cụ bà.

Phúc – Lộc – Thọ có thể là chủ đề của những bức tranh hoặc vật phẩm làm quà dễ thấy nhất trong lễ chúc thọ. Để món quà của bạn thật sự độc đáo và mang nhiều ý nghĩa bạn hãy lựa chọn ngay cho mình những sản phẩm được mạ vàng từ thương hiệu Golden Gift Việt Nam. Món quà của bạn ngoài ý nghĩa mang đến sự may mắn, tài lộc và sức khỏe cho ông bà còn thể hiện được tấm lòng của bạn dành đến ông bà.

Mừng thọ 60 tuổi gọi là gì

Bộ tượng Tam Đa mạ vàng

Mừng thọ 60 tuổi gọi là gì

Tranh chữ Phúc - Lộc - Thọ mạ vàng

Đôi chim Hạc Phúc Lộc mạ vàng

Xưa nay Hạc vẫn được xem là cha của tất cả các loài có cánh trên trái đất. Sau phượng hoàng, Hạc được ưa chuộng nhất trong số những loài chim biểu tượng của may mắn. Hạc được xem là loài chim bất tử, tượng trưng cho sự trường thọ, hạnh phúc và chuyến bay an toàn.

Mừng thọ 60 tuổi gọi là gì

Có bốn loại chim hạc trong thần thoại Trung Hoa là: Đen, trắng, vàng và xanh. Hạc đen là loài sống lâu nhất, người ta nói hạc có thể sống đến 600 năm, chính vì thế vào ngày lễ mừng thọ hình ảnh chin Hạc được tặng cho các cụ ông cụ bà, vì có ý nghĩa chúc cho người nhận được sức khỏe, hạnh phúc và thanh tao.

Bộ linh vật 12 con giáp mạ vàng

Không thể bỏ qua được linh vật 12 con giáp mạ vàng khi chọn quà mừng thượng thọ cụ ông, cụ bà. Ví dụ cụ tuổi Tý, tuổi Hợi… con cháu sẽ chọn con vật mạ vàng tương ứng.

Các con giáp được Golden Gift Việt Nam chế tác thủ công và mạ bằng vàng 24K rất sang trọng và bắt mắt. Các cụ ông, cụ bà thường có tính hay khoe, giờ được con cháu tặng quà mạ vàng thì còn gì bằng phải không nào.

Mừng thọ 60 tuổi gọi là gì

Bộ linh vật 12 con giáp mạ vàng do Golden Gift Việt Nam chế tác

Trên đây là một vài gợi ý về quà mừng thượng thọ 90 tuổi cho cụ ông, cụ bà. Golden Gift Việt Nam hy vọng rằng bạn đã có những lựa chọn tốt nhất cho mình.

Oanh Mai/ Golden Gift Việt Nam.

Bài viết khác

  • Gợi ý những món quà ý nghĩa tặng mẹ nhân dịp Mother’s Day 2021
  • Tranh hoa hướng dương mạ vàng vẻ đẹp của tình yêu và cuộc sống
  • Tổng quan về tử vi người tuổi Thân năm nay
  • Khám phá top các vật phẩm phong thuỷ giúp tuổi Mậu Thân
  • Mách bạn các vật phẩm phong thuỷ giúp tuổi Đinh Mùi thu hút tài lộc dồi dào
  • Gợi ý những loài hoa ý nghĩa nên tặng Mẹ trong dịp Mother’s Day năm nay
  • Tư vấn chọn quà tặng doanh nghiệp cao cấp, ý nghĩa tại TP. Đà Nẵng, Hội An
  • Địa chỉ uy tín mua tượng Rắn phong thủy mạ vàng 24K tại Hà Nội và TP HCM
  • Tư vấn cách bài trí Tượng Dê đúng phong thủy để hút tài lộc vào nhà
  • Quà tặng Tết ý nghĩa cho năm Chuột vàng thêm may mắn
  • Xem tử vi người tuổi Sửu năm 2020 đầy đủ và chi tiết nhất
  • Chào bạn!

    Mình tìm được bài này bạn tham khảo nhé.

    Trong cách lối phụng dưỡng cha mẹ già ngày xưa có việc mừng sinh nhật và ăn mừng thượng thọ. Việc mừng sinh nhật và thượng thọ cho cha mẹ chỉ thể hiện trong những gia đình lớn khá giả. Trong ngày sinh nhật của cha hoặc mẹ, con cái làm tế lễ cha mẹ, rồi bày ra một tiệc ăn mừng có mời những người thân thích đến tham dự. Những gia đình nào có cha mẹ già đến bảy, tám mươi tuổi, nhà sung túc về tiền của lẫn con cháu, thì làm lễ mừng thọ cho cha mẹ gọi là lễ "Thượng thọ". Lễ thượng thọ có thể bắt đầu từ: - Lúc 60 tuổi, gọi thượng thọ lục tuần. - Lúc 70 tuổi, gọi thượng thọ thất tuần. - Lúc 80 tuổi, gọi thượng thọ bát tuần. - Lúc 90 tuổi, gọi thượng thọ cửu tuần. - Lúc 100 tuổi, ăn mừng lớn: bách tuế hay bách niên chi lão. Hôm ăn mừng, trước hết người ta làm lễ gà xôi, hoặc tam sinh, hoặc heo bò, đem ra đình lễ thần, gọi là bái tạ thần hưu, có nghĩa tạ ơn thánh thần đã phù hộ cho cha mẹ sống lâu. Đến lúc lễ, cha hoặc mẹ ăn mặc đẹp ngồi trên ghế đặt chính gian giữa cho con cháu theo thứ tự lễ bái lạy. Con cháu mỗi người dâng chén rượu mừng thọ, hoặc dâng quả đào, gọi là bàn đào chúc thọ việc này do điển tích bà Tây Vương Mẫu ngày xưa hiến vua Hán Vũ Đế mấy quả đào tiên, có nói ăn quả đào ấy được trường thọ. Ngày nay, những gia đình khá giả cũng có con cháu tổ chức mừng thượng thọ cho cha mẹ. Hình thức có thay đổi ít nhiều, nhưng thường con cháu mua nhiều tặng vật mừng cha mẹ, gọi là đồ dưỡng già như là mền, áo ấm v.v... và tổ chức tiệc ăn mừng trọng thể tại nhà hàng hoặc tại nhà có mời đông đảo những thân bằng quyến thuộc của gia đình đến dự. Ngày xưa, sau khi con cháu làm lễ bái xong, tiệc ăn mừng có mời làng nước đến dự, có nhà ăn mừng đôi ba ngày, cũng có trường hợp tiệc kéo dài đến năm bảy ngày. Khách khứa đem đồ lễ vật đến mừng thọ, cũng như mọi việc ăn mừng khác. Phan Kế Bính có quan điểm như sau: "Mừng thọ và mừng sinh nhật của cha mẹ cũng là một việc để tỏ lòng kính yêu cha mẹ là việc rất hay, người không có chẳng kể gì, nhưng giàu có thì nên lắm, có lẽ hơn là làm giỗ ngày húy nhật. [i]Ta không mấy nhà theo lễ ấy mà chỉ phù hoa sau khi cha mẹ đã mất rồi, thực là một việc sai lầm." theo trái tim việt nam bài viết của Phạm côn Sơn NGHI THỨC. Gia lễ xưa và nay – Phạm Côn Sơn – Ngày nay, cách lạy cũng đã được giản lược, hoặc vì không hiểu đúng phép người ta hành lễ một cách lấy có với những động tác vô nghĩa. Đã có xu hướng thay thế lạy bằng những cái "xá", nhất là những người ăn mặc Âu phục. Rồi đây, có thể tục lạy sẽ bị bỏ dần và mất hẳn trong mọi lễ nghi trong gia đình cùng ngay cả ở các đền chùa. Thiết tưởng cũng cần ghi lại một vài nét về tác động của cách lạy với hoài mong lưu lại một chút cơ sở về sau. Người lạy đứng thẳng, chắp tay lên cao ngang trán, cong mình xuống, đặt hai tay vẫn chắp xuống chiếu, cúi rạp đầu xuống gần bàn tay đang chắp (đây là thế phủ phục), cất đầu vào mình thẳng lên đồng thời co hai tay vẫn lên chắp trước ngực và co đầu gối bên phải lên, đặt bàn chân phải lên chiếu để sửa soạn đứng dậy, đem hai bàn tay vẫn chắp xuống tì vào đầu gối bên phải để đứng lên, chân trái đang quỳ tự nhiên theo cử động chót này cùng đứng thẳng lên. Người lạy, trước khi khấn đã lễ bốn lạy, và sau khi khấn từ tư thế quỳ đứng lên, đã qua như lễ được một nữa lạy, cho nên người ta thường nói lạy "bốn lạy rưỡi" là vậy. Văn Tế, Văn Khấn Văn tế, văn khấn thật ra chỉ là những lời nói sửa soạn trước cho được nghiêm chỉnh với việc dùng từ ngữ cẩn thận và cách thức kính cẩn trình bày lên các đấng thần thánh, với tổ tiên trong các lễ tế hay cúng giỗ. Cũng có một số bài đã trở thành những áng văn chương tuyệt tác, ý nghĩa thâm trầm được làm ra do những văn tài xuất chúng. Chẳng hạn như bài văn tế tiểu tường do thi sĩ Tản Đà làm giúp cho một vị tri huyện tế mẹ đã được dẫn ở đoạn trước. Thông thường văn tế, văn khấn chia làm ba đoạn chính: 1. Đoạn thứ nhất gồm có ngày tháng, tên của người đứng ra chủ động việc cúng tế và nói về lễ vật. 2. Đoạn thứ nhì gồm tên tuổi, hiệu, thụy các vị được cúng tế. 3. Đoạn thứ sau cùng nói rõ mục đích của tế lễ, nhân dịp nào. Văn tế thường theo một thể riêng như thể phú. Văn khấn có thể viết theo văn vần, gồm một đoạn theo thể phú, hoặc bằng văn xuôi. Văn khấn cũng như văn tế, khi người hay giỏi chữ Nho thường dùng Hán văn, về sau người ta chuyển sang Việt văn. Cần nhất là hay, có ý nghĩa và được đọc một cách trang trọng. Điều cần lưu ý trong các lễ giỗ kỵ, văn khấn nên viết sẵn ra giấy. Người chủ lễ đứng trước bàn thờ, vái bốn vái rồi cầm giấy đưa ra trước mặt để đọc. Đọc xong vái năm cái. Tiếp theo, thân nhân trong gia đình vào lễ theo thứ tự. Sau đây là một bài văn khấn Nôm bằng thơ nhằm mục đích giúp đàn bà, trẻ con có thể học và dễ nhớ theo một thức giả xưa làm ra, dùng vào việc cúng lễ gia tiên: Ngày ... tháng ... năm, tín chủ là ... tuổi ... sinh quán tại ... trú quán tại ... cùng toàn gia. Cúc cung bái trước bàn thờ, Kính dâng lễ bạc hương hoa rượu trầu. Cùng là phẩm vật trước sau, Lòng thành tâm nguyện thỉnh cầu gia tiên. Cao tằng tổ khảo đôi bên, Cao tằng tổ kỷ dưới trên người người. Cô dì chú bác kính mời, Đệ huynh đồng thỉnh tới nơi từ đường. Cúi xin hưởng chút lễ thường, Và xin phù hộ khang cường toàn gia.

    Cẩn cáo