Tại sao quận gò vấp không có phường 2

Tại sao quận gò vấp không có phường 2

Quận Gò Vấp là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Từ những năm 80, quận Gò Vấp được xem là một quận có tốc độ đô thị hóa cao của Thành phố Hồ Chí Minh.

Quá trình đô thị hóa quá nhanh đã làm cho Gò Vấp trở thành một trong ba quận có tốc độ tăng dân số cơ học cao nhất thành phố. Cụ thể, năm 1976 Gò Vấp có 144 ngàn dân thì năm 1995 đã có 223 ngàn người, năm 2000 là 231 ngàn, năm 2003 là 413 ngàn và năm 2004 là 455 ngàn người. Tính từ năm 1980 đến năm 2003, dân số của Gò Vấp tăng 2,87 lần, trung bình tăng mỗi năm 13,66%. Theo điều tra dân số 1/4/2009 dân số quận Gò Vấp là 515.954 người.

Gò Vấp còn được gọi Gò Vắp và theo một số nhà nghiên cứu thì đây mới là tên gốc, tên hiện nay (Gò Vấp) là do đọc trại ra.

Có thuyết cho rằng nguồn gốc của tên Gò Vấp là do trước đây nơi này là một ngọn đồi trồng cây Vấp (cây này còn có tên khác trong tiếng Chăm là Krai, tên tiếng Việt là vấp hoặc vắp, lùn).

Quận Gò Vấp nằm ở phía Bắc và Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc giáp quận 12, nam giáp quận Phú Nhuận, Tây giáp quận 12 và quận Tân Bình, Đông giáp quận Bình Thạnh.

Tổng diện tích mặt đất tự nhiên 19,76 km² (số liệu năm 2006).

Dân số 496.905 người, mật độ dân số 25.172 người/km² (số liệu năm 2006, nguồn: Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh). Có 8 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam sống ở Gò Vấp, đa số là người Kinh, gần 98%; người Hoa hơn 1,8%. Các dân tộc khác chỉ chiếm khoảng 0,2%.Các dân tộc và các tôn giáo ở Gò Vấp hình thành một cộng đồng thống nhất trong sự bình yên.

Gò Vấp đã được khai phá từ những ngày đầu khi lưu dân Việt đi mở đất từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Năm 1698, khi Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thừa lệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu kinh lý miền Nam, xác lập chủ quyền cương thổ của Việt Nam ở vùng đất mới thì đất Gò Vấp đã có tên trong sổ bộ, thôn, xã thuộc huyện Tân Bình, Phủ Gia Định. Gò Vấp cách trung tâm Bến Nghé xưa (quận 1 bây giờ) khoảng 1km về phía Tây Bắc, lại nằm trên vùng đất “Gò” cao (hơn 11m so với mặt biển) có nước ngọt của sông Bến Cát – phụ lưu của sông Sài Gòn – thuận lợi canh tác và sinh hoạt, vì thế lưu dân chọn lập làng, dựng ấp, tạo dựng quê hương mới.

Theo Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thì vào triều Gia Long, năm 1818, vùng đất mang tên Gò Vấp rộng lớn nằm trong địa phận các tổng Bình Trị và Dương Hòa thuộc huyện Bình Dương. Năm 1836, khi Nhà Nguyễn đạc điền và lập bạ cho toàn bộ lục tỉnh Nam Kỳ thì Gò Vấp thuộc tổng Bình Trị Hạ, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định.

Sau khi chiếm nam Kỳ làm thuộc địa, thực dân Pháp đẩy mạnh quá trình đô thị hóa vùng Bến Nghé – Sài Gòn, năm 1894, mở rộng thành phố lên phía Bắc lấy rạch Thị Nghè và đường Thuận Kiều (đường Cách Mạng Tháng Tám ngày nay) làm giới. Huyện Bình Dương của tỉnh Gia Định ở phía Bắc và tỉnh Chợ Lớn ở phía Nam trở thành các khu ngoại ô của thành phố Sài Gòn.

Tỉnh Gia Định vào đầu thế kỷ XX gồm 4 quận (Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp và Nhà Bè). Vào năm 1917, Gò Vấp chia làm 3 tổng: Dương Hòa Thượng, Bình Trị Hạ, Bình Trị Thượng, gồm 37 xã. Từ năm 1940 đến năm 1953 nhiều xã được sáp nhập, còn lại 24 xã, bao gồm cả vùng đất của quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình, quận 12 và một phần của huyện Bình Chánh và huyện Củ Chi ngày nay. Vào thời gian này xã Tân Sơn Nhất không còn sau khi thực dân Pháp đuổi dân chiếm đất để xây dựng sân bay Tân Sơn Nhất.

Ngày 11-5-1944, chính quyền thuộc địa thành lập tỉnh Tân Bình bằng các tách một phần của tỉnh Gia Định. Gò Vấp thuộc tỉnh Tân Bình. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 tỉnh Tân Bình bị xóa bỏ. Ngày 29-4-1957, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ban hành nghị định 138-NV ấn định địa giới tỉnh Gia Định gồm 6 quận (10 tổng, 61 xã) tăng thêm 2 quận là Bình Chánh và Tân Bình. Tân Bình là phần đất tách từ quận Gò Vấp.

Quận Gò Vấp vào năm 1960 có 8 xã. Tháng 7-1976, sau khi Quốc hội nước Việt Nam thống nhất ra nghị quyết thành lập Thành phố Hồ Chí Minh, Gò Vấp trở thành quận nội thành. Địa bàn của quận Gò Vấp lúc này gồm phần đất của 3 xã Hạnh Thông, An Nhơn và Thông Tây Hội. Hai xã Thạnh Mỹ Tây và Bình Hòa tách ra để thành lập quận Bình Thạnh. Xã Mỹ Bình cắt về huyện Củ Chi, các xã Nhị Bình, Thạnh Lộc, An Phú Đông và Tân Thới Hiệp cắt về huyện Hóc Môn. Quận Gò Vấp chia thành 17 phường.

Đến năm 2006 quận Gò Vấp có 12 phường. Theo Nghị định số 143/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23 tháng 11 năm 2006, Gò Vấp được điều chỉnh địa giới, có 16 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các phường: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 17; trong đó các phường mới thành lập là 6 (tách từ phường 17), 8, 9 (tách từ phường 11), 14 (tách từ phường 12). Nghị định này cũng điều chỉnh 0,74 ha diện tích tự nhiên của phường 15 thuộc quận Tân Bình về phường 12 thuộc quận Gò Vấp quản lý.

Bản đồ Quận Gò Vấp TP HCM được HomeNext tổng hợp mới nhất năm 2022. Mời anh/chị cùng tham khảo ngay bài viết phía bên dưới.

Mục lục

1. Định vị Quận Gò Vấp TP HCM trên Google Map

Định vị quận Gò Vấp trên Google map

2. Tổng quan về Quận Gò Vấp TP HCM

Gò Vấp là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Từ những năm 80, quận Gò Vấp được xem là một quận có tốc độ đô thị hóa cao của Thành phố Hồ Chí Minh. So với các quận khác, Gò Vấp còn có quỹ đất lớn.

Quá trình đô thị hóa quá nhanh đã làm cho Gò Vấp trở thành một trong ba quận có tốc độ tăng dân số cơ học cao nhất thành phố. Cụ thể, năm 1976 Gò Vấp có 144 ngàn dân thì năm 1995 đã có 223 ngàn người, năm 2000 là 231 ngàn, năm 2003 là 413 ngàn và năm 2004 là 455 ngàn người. Tính từ năm 1980 đến năm 2003, dân số của Gò Vấp tăng 2,87 lần, trung bình tăng mỗi năm 13,66%. Theo thống kê vào năm 2019 của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, dân số quận Gò Vấp là 602.180 người. Đây là quận đông dân thứ 2 của thành phố (sau quận Bình Tân).

Diện tích và dân số quận Gò Vấp là bao nhiêu ?

Diện tích quận Gò Vấp là 19,73 km², dân số năm 2019 là 676.899 người, mật độ dân số đạt 34.308 người/km².

Dân số 682,358 người. Trong đó, nữ có 349,517 người chiếm tỉ lệ 51.23%, nam có 332,841 người chiếm tỉ lệ 48.77%. Mật độ dân số 35.54 người/km² (số liệu năm 2019, nguồn: Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh).

Có 8 dân tộc sống ở Gò Vấp, đa số là người Kinh, gần 98%; người Hoa hơn 1,8%. Các dân tộc khác chỉ chiếm khoảng 0,2%.

Gò Vấp có 186 khu phố và 1,436 tổ dân phố.

Quận Gò Vấp có bao nhiêu Phường?

Quận Gò Vấp được chia thành 16 phường gồm: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 (không có phường 2). Trong đó, phường 10 là nơi đặt trụ sở Ủy ban nhân dân và các cơ quan hành chính của quận.

Tại sao quận gò vấp không có phường 2
Bản đồ hành chính Quận Gò Vấp TP.HCM

Tại sao quận gò vấp không có phường 2
Bản đồ các phường quận Gò Vấp

3. Vị trí địa lí Quận Gò Vấp TP HCM

Gò Vấp còn được gọi Gò Vắp và theo một số nhà nghiên cứu thì đây mới là tên gốc, tên hiện nay (Gò Vấp) là do đọc trại ra.

Có thuyết cho rằng nguồn gốc của tên Gò Vấp là do trước đây nơi này là một ngọn đồi trồng cây vấp (cây này còn có tên khác trong tiếng Chăm là Krai, tên tiếng Việt là vấp hoặc vắp, lùn). Hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh còn hai cây vấp trong Thảo Cầm Viên.

Vậy, quận Gò Vấp giáp với quận nào?

Quận Gò Vấp nằm ở phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:

- Phía đông giáp quận Bình ThạnhQuận 12

- Phía tây và phía bắc giáp Quận 12

- Phía nam giáp các quận Phú Nhuận Tân Bình.

Tổng hợp bản đồ TP Hồ Chí Minh - cập nhật mới nhất

4. Bản đồ quy hoạch Quận Gò Vấp TP HCM

Tính chất của khu vực quy hoạch:

Khu vực dân cư hiện hữu của các phường được điều chính chuyển đổi phù hợp và điều chỉnh hàng loạt lộ giới hàng loạt tuyến đường ở quận Gò Vấp.

Tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị

-Khu dân cư phường 1 được điều chỉnh từ đất cây xanh cách ly lưới điện thành đất hỗn hợp.

-Khu dân cư phường 3 được điều chỉnh từ đất công trình công cộng, đất quân sự thành đất dân cư hiện hữu.

-Một phần khu dân cư phường 8, 9 và trọn phường 11 được điều chỉnh từ đất y tế thành đất ở.

-Khu dân cư phường 13 được điều chỉnh từ đất cây xanh cách ly thành đất dân cư hiện hữu.

-Khu dân cư phường 4 được điều chỉnh từ đất cây xanh-công trình thể dục thể thao thành đất công trình công cộng, thương mại dịch vụ.

-Khu dân cư phường 5 được điều chỉnh từ đất dịch vụ thành đất hỗn hợp.

-Khu dân cư phường 15 được điều chỉnh từ đất cây xanh thành đất khu dân cư hiện hữu.

-Khu dân cư phường 6 và phường 17 được điều chỉnh từ đất cây xanh thành đất ở, thương mại dịch vụ và thể thao.

Quy hoạch giao thông đô thị

UBND TP.HCM cũng cho phép điều chỉnh hàng loạt lộ giới hàng loạt tuyến đường ở Gò Vấp. Cụ thể:

Điều chỉnh lộ giới đường số 7 phường 3, giáp ranh quận Phú Nhuận đến đường Phạm Văn Đồng từ 16m còn 12m. Xóa đường dự phóng 12m, từ Nguyễn Kiệm đến đường có lộ giới 16m hướng từ Đông sang Tây tiếp giáp với khu phố thương mại Tân Sơn Nhất thuộc đồ án quy hoạch xây dựng khu dân cư phường 3.

Điều chỉnh lộ giới đường số 7 phường 3 giới hạn từ giáp ranh quận Phú Nhuận đến đường Phạm Văn Đồng từ 16m thành 12m.

Điều chỉnh lộ giới đường Lê Lai giới hạn từ đường Lê Lai đến đường Phạm Văn Đồng từ 16m thành hẻm có lộ giới nhỏ hơn 12m.

Điều chỉnh lộ giới đường T2 (hiện nay là đường số 20 giới hạn từ đường Dương Quảng Hàm đến đường Trần Bá Giao nối dài) từ 20m thành 16m.

Điều chỉnh lộ giới đường T2 (hiện nay là đường số 20 giới hạn từ đường Trần Bá Giao nối dài đến sông Bến Cát) từ 20m thành 12m.

Điều chỉnh lộ giới đường số 22 giới hạn từ đường Dương Quảng Hàm đến sông Bến Cát (có đoạn theo hiện trạng, có đoạn dự phóng và hướng tuyến chạy dọc theo rạch Ông Cù từ 12m xuống thành hẻm có lộ giới nhỏ hơn 12m và xóa đoạn dự phóng.

Điều chỉnh lộ giới đường W12 giới hạn từ đường Lương Ngọc Quyến nối dài đến đường số 9 gần rạch Chín Xiềng có đoạn theo hiện trạng, có đoạn dự phóng từ 16m xuống thành hẻm có lộ giới nhỏ hơn 12m và xóa đoạn dự phóng.

Điều chỉnh lộ giới đường D8 giới hạn từ đường Quang Trung đến đường N5 có đoạn theo hiện trạng, có đoạn dự phóng từ 12m xuống thành hẻm có lộ giới nhỏ hơn 12m và xóa đoạn dự phóng.

Điều chỉnh lộ giới đường 16m thuộc phường 9 giới hạn đến đường Phạm Văn Chiêu từ 16m xuống thành hẻm có lộ giới nhỏ hơn 12m.

Điều chỉnh lộ giới đường Bùi Quang Là thuộc phường 12 giới hạn từ đường Phan Huy Ích tới đường Tân Sơn có đoạn theo hiện trạng, có đoạn dự phóng từ 30m thành 20m.

Điều chỉnh lộ giới đường số 9 giới hạn từ đường Lê Đức Thọ đến đường Dương Quảng Hàm từ 20m thành 16m.

Điều chỉnh hẻm 688 đường Lê Đức Thọ thành đường lộ giới 16m.

Bản đồ quy hoạch Quận Gò Vấp TP.HCM

5. Một số cơ sở Y tế, khám chữa bệnh tại Quận Gò Vấp TP HCM

Tại sao quận gò vấp không có phường 2

Bản đồ các cơ sở y tế tại quận Gò Vấp TP.HCM

🏥Bệnh viện Gò Vấp

Địa chỉ :641 Quang Trung, Phường 11, Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Thời gian làm việc: T2,T3,T4,T5,T6,T7: 07:00 - 16:00

Bệnh viện Gò Vấp – Cơ sở 2

Địa chỉ : 304 Quang Trung, Phường 11, Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Thời gian làm việc: T2,T3,T4,T5,T6,T7: 07:00 - 16:00

🏥Bệnh viện Quân Y 175

Địa chỉ : 786 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Thời gian làm việc: T2,T3,T4,T5,T6:07:00 - 16:30

🏥Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức 3

Địa chỉ : 32/2 Thống Nhất, Phường 10, Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Thời gian làm việc: T2,T3,T4,T5,T6:07:00 - 21:00

T7,CN:07:00 - 16:30

6. Một số cơ sở giáo dục tại Quận Gò Vấp TP HCM

Bản đồ các cơ sở giáo dục tại quận Gò Vấp TP.HCM

Tiểu học : TH Nguyễn Thượng Hiền, TH Trần Văn Ơn, TH Phạm Ngũ Lão, TH Hanh Thông, TH Nguyễn Viết Xuân, TH Trần Quốc Toản….

THCS : THCS Phạm Văn Chiêu, THCS Lý Tự Trọng, THCS Gò Vấp, THCS Âu Lạc…

THPT : THPT Gò Vấp, THPT Phạm Ngũ Lão, THPT Nguyễn Trung Trực…

7. Địa điểm nổi bật tại Quận Gò Vấp TP HCM

🗺️Điểm hot nhất tại Gò Vấp - Siêu thị Emart

Địa chỉ: Số 366 Phan Văn Trị, phường 5, Quận Gò Vấp.

Siêu thị Emart thuộc của Hàn Quốc, từ khi ra đời, siêu thị Emart ngoài việc được biết đến là một nơi mua sắm và vui chơi rộng lớn với vô vàng các loại hàng hóa khác nhau được nhập từ Hàn Quốc về là đa phần. Emart còn được biết đến là điểm gây sốt cho các tín đồ sống ảo với không gian bên ngoài được thiết kế rất tinh tế và bắt mắt.

Tại sao quận gò vấp không có phường 2

Siêu thị Emart - Gò Vấp (Nguồn: sưu tầm)

🗺️Công viên Gia Định

Công viên Gia Định được mệnh danh là lá phổi xanh của thành phố dưới các tán lá xanh mướt với diện tích đến nay đã khoảng 30ha và chính thức trở thành công viên lớn nhất Sài Gòn. Mặt chính của công viên thuộc đường Hoàng Minh Giáp, Gò Vấp, các mặt phụ thuộc đường Nguyễn Kiệm, Hồ Văn Huê...thuận tiện các cung đường cho bạn ghé chơi.

Tại sao quận gò vấp không có phường 2

Công viên Gia Định (Nguồn: sưu tầm)

🗺️Miếu nổi Phù Châu

Miếu nổi Phù Châu nằm trên con sông Vàm Thuận thuộc phường 5, quận Gò Vấp trải qua tuổi đời gần 3 thế kỷ. Năm 2010, Miếu nổi Phù Châu đã được ghi nhận thành Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.

Miếu nổi Phù Châu đã dần thu hút khá đông lượng khách cả trong nước và ngoài nước là ngôi miếu linh thiêng, là bởi kiến trúc Hoa - Việt với hàng trăm tượng Phật lớn nhỏ khác nhau cũng được điêu khắc rất tỉ mỉ. Để đến được Miếu nổi Phù Châu, bắt buộc bạn phải đi bằng đò với mức giá 10.000vnđ/người cho hai lần đi vì miếu nằm khá xa trung tâm thành phố nhưng lại gần Quận Gò Vấp.

Miếu nổi Phù Châu (nguồn: sưu tầm)

👉Trên đây là bài viết về bản đồ Quận Gò Vấp TP.HCM. Anh/chị có thể xem chi tiết về bản đồ các quận thành phố Hồ Chí Minh  ngay bên dưới : 

Thành phố Hồ Chí Minh | Quận 1 | Thành Phố Thủ Đức (Q2,Q9,Q.Thủ Đức) | Quận 3 | Quận 4 | Quận 5 | Quận 6 | Quận 7 | Quận 8 | Quận 10 | Quận 11 | Quận 12 | Quận Bình Tân | Quận Tân Phú | Quận Tân Bình | Quận Phú Nhuận | Quận Gò Vấp | Quận Bình Thạnh | Huyện Bình Chánh | Huyện Cần Giờ | Huyện Củ Chi | Huyện Hóc Môn | Huyện Nhà Bè 

Đăng ký theo dõi kênh Youtube của HomeNext. Hoặc truy cập vào Website: https://homenext.vn để cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường bất động sản Bình Dương.