Nam Từ Liêm có bao nhiêu xã?

Trước đó, đọc tờ trình về đề án điều chỉnh địa giới huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận với 23 phường, ông Trần Huy Sáng, giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội, khẳng định: “Việc điều chỉnh địa giới huyện Từ Liêm thành 2 quận với 23 phường là một tất yếu khách quan, xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân, của Đảng bộ, chính quyền huyện Từ Liêm. Đề án đã được thống nhất về chủ trương và đã có quá trình chuẩn bị từ nhiều năm”.

Theo ông Sáng, về phương án điều chỉnh, sau khi phối hợp Bộ Nội vụ tiến hành khảo sát, cân nhắc, UBND TP và huyện Từ Liêm đã xác định phương án điều chỉnh địa giới hành chính thành lập 2 quận theo phương án một quận ở phía bắc, một quận ở phía nam quốc lộ 32.

“Phương án này bảo đảm sự tương đồng về mức độ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị giữa hai khu vực. Bảo đảm hình thể địa lý phù hợp với cấp quận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch hành chính của các tổ chức và nhân dân và phù hợp với quy hoạch phân khu chức năng của huyện đã được phê duyệt” - ông Sáng cho biết thêm.

Tên gọi của 2 quận với 23 phường là nội dung hệ trọng và nhạy cảm được nhiều người quan tâm. Trong quá trình nghiên cứu, thảo luận đã có nhiều phương án khác nhau. Sau khi tập hợp ý kiến của nhân dân, của HĐND huyện Từ Liêm, UBND TP đề xuất tên gọi của 2 quận là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm. “Đề xuất này đã đáp ứng được nguyện vọng và nhận được sự đồng thuận của đại đa số nhân dân, Đảng bộ, chính quyền huyện Từ Liêm” - ông Sáng nói.

“Đề án này đã được nhân dân nhất trí cao, 99,9% đồng ý với đề án. 90,5% người dân đồng ý với tên gọi Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm. Chỉ có 76 ý kiến tương đương với 1% đề nghị chỉ thành lập một quận thôi” - Ông Sáng cho hay.

Theo ông Sáng, trong quá trình lấy ý kiến, người dân cũng đề xuất hơn 20 cặp tên khi thành hai quận mới gồm: Từ Liêm-Thanh Long, Từ Liêm-Lãng Bạc, Hữu Hưng-Từ Liêm, Lý Nam Đế-Thăng Long, Mễ Trì-Từ Liêm, Xuân Thủy - Đồng Cổ, Từ Liêm-Trúc Khê, Từ Liêm-Trần Duy Hưng, Mỹ Đình - Thăng Long, Từ Liêm-Từ Liêm Mới, Bắc Thăng Long-Mỹ Đình, Từ Liêm-Thanh Liêm, Nam Từ Liêm-Nam Thăng Long, Từ Liêm-Nam Thăng Long, Từ Liêm-Nam Hồng, Nam Thăng Long-Bắc Thăng Long, Từ Liêm-Xuân Thủy, Từ Liêm-Thăng Long, Từ Liêm 1-Từ Liêm 2, Từ Liêm Bắc-Từ Liêm Nam, Từ Liêm-Hoàng Liêm, Bắc Từ Liêm-Nam Từ Liêm, Từ Liêm-Mỹ Đình.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm, TP Hà Nội có diện tích tự nhiên là 334,469 ha; khoảng 7.200.000 nhân khẩu, có 30 đơn vị hành chính quận, huyện, thị xã (gồm 12 quận, 1 thị xã, 17 huyện); 584 đơn vị hành chính, xã, phường, thị trấn (gồm 386 xã, 177 phường, 21 thị trấn).

Trong quá trình triển khai thực hiện các bước chuẩn bị để điều chỉnh địa giới huyện Từ Liêm, UBND TP đã chỉ đạo thủ trưởng các đơn vị thực hiện nghiêm túc công tác quản lý cán bộ, tài sản, tài chính, đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn các xã của huyện Từ Liêm, không để xảy ra thất thoát, tiêu cực, lãng phí; xử lý nghiêm minh, kịp thời những đơn vị, cá nhân vi phạm.

Nam Từ Liêm có bao nhiêu xã?
Phóng toHĐND TP nhất trí thông qua nghị quyết về đề án điều chỉnh địa giới huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm với 23 phường với tỉ lệ 93,7% - Ảnh: Xuân Long

Quận Bắc Từ Liêm có diện tích 4.35,34ha, dân số 319.818 nhân khẩu, thuộc diện tích và dân số các xã Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế và một phần diện tích ở phía bắc quốc lộ 32 của xã Xuân Phương (9,30ha); một phần diện tích và dân số của thị trấn Cầu Diễn (75,48ha diện tích và 10.126 nhân khẩu).

13 phường thuộc quận Bắc Từ Liêm gồm Thượng Cát, Liên Mạc, Thụy Phương, Minh Khai, Tây Tựu, Đông Ngạc, Đức Thắng, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo, Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Phúc Diễn và Phú Diễn.

Trụ sở của quận trước mắt bố trí tại khu văn hóa - thể thao của huyện tại xã Phú Diễn, đã quy hoạch 20ha đất để xây dựng trụ sở mới tại xã Minh Khai.

Quận Nam Từ Liêm có diện tích 3.227,36ha, dân số 233.490 nhân khẩu thuộc diện tích và dân số của các xã Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; phần lớn diện tích và dân số của xã Xuân Phương (536,34ha và 34.648 nhân khẩu, phần phía nam QL 32); một phần diện tích và dân số của thị trấn Cầu Diễn (137,75 ha và 23.279 nhân khẩu).

10 phường thuộc quận Nam Từ Liêm gồm Trung Văn, Đại Mỗ, Tây Mỗ, Mễ Trì, Phú Đô, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Cầu Diễn, Phương Canh và Xuân Phương.

Trụ sở của quận được bố trí tại trụ sở của huyện hiện nay. Tất cả các phường đều có phương án bố trí trụ sở phù hợp.

(Dân trí) - Ngày 27/12, Thủ tướng chính thức ký quyết định điều chỉnh địa giới huyện Từ Liêm thành 2 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm với 23 phường.

Cụ thể, Chính phủ quyết nghị thành lập quận Bắc Từ Liêm có diện tích 4.335,34 ha diện tích tự nhiên và 320.414 nhân khẩu. Quận này được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế; 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương; 75,48 ha diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn.

Hà Nội chính thức có thêm 2 quận mới

Trên cơ sở các xã của huyện Từ Liêm cũ, quận Bắc Từ Liêm có 13 phường. Cụ thể, thành lập phường Thượng Cát trên cơ sở toàn bộ 388,90 ha diện tích tự nhiên và 10.000 nhân khẩu của xã Thượng Cát. Thành lập phường Liên Mạc trên cơ sở toàn bộ 598,70 ha diện tích tự nhiên và 12.966 nhân khẩu của xã Liên Mạc.

Phường Thụy Phương trên cơ sở toàn bộ 287,59 ha diện tích tự nhiên và 13.753 nhân khẩu của xã Thụy Phương. Thành lập phường Minh Khai trên cơ sở toàn bộ 485,91 ha diện tích tự nhiên và 36.709 nhân khẩu của xã Minh Khai. Thành lập phường Tây Tựu trên cơ sở toàn bộ 530,18 ha diện tích tự nhiên và 26.970 nhân khẩu của xã Tây Tựu; 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương.

Thành lập phường Đông Ngạc trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Đông Ngạc. Phường Đông Ngạc có 241 ha diện tích tự nhiên và 23.922 nhân khẩu. Thành lập phường Đức Thắng trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Đông Ngạc. Phường Đức Thắng có 120 ha diện tích tự nhiên và 19.923 nhân khẩu.

Phường Xuân Đỉnh trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Xuân Đỉnh. Phường Xuân Đỉnh có 352,20 ha diện tích tự nhiên và 33.659 nhân khẩu. Thành lập phường Xuân Tảo trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Xuân Đỉnh. Phường Xuân Tảo có 226,30 ha diện tích tự nhiên và 12.622 nhân khẩu.

Thành lập phường Cổ Nhuế 1 trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số (217,70 ha và 33.346 nhân khẩu) của xã Cổ Nhuế; 3,30 ha diện tích tự nhiên và 372 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn. Thành lập phường Cổ Nhuế 2 trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại (403,43 ha và 44.488 nhân khẩu) của xã Cổ Nhuế; 1,60 ha diện tích tự nhiên và 292 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn.

Phường Phúc Diễn trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Phú Diễn (209,03 ha và 21.820 nhân khẩu); một phần diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Cầu Diễn (8 ha và 1.914 nhân khẩu phần phía Nam Quốc lộ 32 và phía Tây Sông Nhuệ). Thành lập phường Phú Diễn trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại (189,62 ha và 19.514 nhân khẩu) của xã Phú Diễn; một phần diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Cầu Diễn (62,58 ha và 7.548 nhân khẩu phần Bắc Quốc lộ 32).

Chính phủ quyết nghị thành lập quận Nam Từ Liêm với 10 phường trực thuộc, có diện tích 3.227,36 ha và 232.894 nhân khẩu. Quận này được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Xuân Phương (536,34 ha và 34.052 nhân khẩu phần phía Nam Quốc lộ 32); một phần diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Cầu Diễn (137,75 ha và 23.279 nhân khẩu phần phía Nam Quốc lộ 32 và phía Đông sông Nhuệ).

Cụ thể, phường Trung Văn trên cơ sở toàn bộ 277,58 ha diện tích tự nhiên và 29.850 nhân khẩu của xã Trung Văn. Thành lập phường Đại Mỗ trên cơ sở toàn bộ 498,19 ha diện tích tự nhiên và 26.741 nhân khẩu của xã Đại Mỗ.

Phường Tây Mỗ trên cơ sở toàn bộ 604,53 ha diện tích tự nhiên và 22.557 nhân khẩu của xã Tây Mỗ. Thành lập phường Mễ Trì trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Mễ Trì. Phường Mễ Trì có 467,30 ha diện tích tự nhiên và 26.688nhân khẩu.

Với phường Phú Đô trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Mễ Trì. Phường Phú Đô có 239 ha diện tích tự nhiên và 13.856 nhân khẩu. Thành lập phường Mỹ Đình 1 trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Mỹ Đình. Phường Mỹ Đình 1 có 228,20 ha diện tích tự nhiên và 23.987 nhân khẩu.

Phường Mỹ Đình 2 trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Mỹ Đình. Phường Mỹ Đình 2 có 197 ha diện tích tự nhiên và 26.991 nhân khẩu. Thành lập phường Cầu Diễn trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Cầu Diễn (137,75 ha và 23.279 nhân khẩu phần phía Nam quốc lộ 32 và phía Đông sông Nhuệ); phần diện tích và dân số còn lại của xã Mỹ Đình (41,47 ha diện tích tự nhiên và 4.893 nhân khẩu).

Thành lập phường Phương Canh trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Xuân Phương. Phường Phương Canh có 260,76 ha diện tích tự nhiên và 20.243 nhân khẩu. Thành lập phường Xuân Phương trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Xuân Phương. Phường Xuân Phương có 275,58 ha diện tích tự nhiên và 13.809 nhân khẩu.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận, thành phố Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, trong đó có 12 quận: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Tây Hồ. 17 huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa; thị xã Sơn Tây; 584 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 386 xã, 177 phường, 21 thị trấn.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ 27/12/2013.

Quang Phong

Tin liên quan

Hà Nội điều chỉnh giá đất một số khu vực của Từ Liêm

HĐND Tp. Hà Nội vừa thông qua bảng giá đất năm 2014, với mức cao nhất là 81 triệu đồng/m2. Theo bảng giá đất này, khu vực giáp ranh các quận (thuộc huyện Từ Liêm, Gia Lâm…) sẽ được điều chỉnh cục bộ.

Nam Từ Liêm có bao nhiêu xã?

Huyện Từ Liêm lý giải đặt tên hai quận Bắc - Nam Từ Liêm

Trưởng ban Tuyên giáo huyện Từ Liêm Nguyễn Văn Việt cho biết, trong đề án đặt ra ba lựa chọn tên cho 2 quận mới gồm: Từ Liêm và Mỹ Đình, Từ Liêm và Tây Thăng Long, Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.

Từ Liêm có bao nhiêu xã?

Từ Liêm
Thành phố
Hà Nội
Huyện lỵ
thị trấn Cầu Diễn
Phân chia hành chính
1 thị trấn, 15 xã
Thành lập
31/5/1961
Từ Liêm – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Từ_Liêmnull

Quận Nam Từ Liêm có bao nhiêu người?

Quận Nam Từ Liêm có diện tích tự nhiên là 3.227,36 ha, dân số 232.894 người.

Phương Canh Nam Từ Liêm là vùng gì?

Phương Canh
Vùng
Đồng bằng sông Hồng
Thành phố
Hà Nội
Quận
Nam Từ Liêm
Trụ sở UBND
289 Phương Canh
Phương Canh – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Phương_Canhnull

Quận Nam Từ Liêm có từ bao giờ?

TTO - Sáng 6-12, với 89/95 đại biểu dự họp, HĐND TP Hà Nội đã nhất trí thông qua nghị quyết về đề án điều chỉnh địa giới huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận với tên gọi Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và 23 phường, với tỉ lệ 93,7% đại biểu nhất trí, không có đại biểu không tán thành.