Nên học Thương mại hay Tài chính

Nếu sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 tạo điều kiện cho Thương mại điện tử trở thành “miếng bánh thơm” đầy sức hấp dẫn với các nhà đầu tư thì Kinh doanh thương mại sẽ là công cụ đắc lực góp phần làm tăng giá trị của doanh nghiệp. 
Một số yếu tố tương đồng của 2 ngành học này khiến nhiều thí sinh băn khoăn Ngành Kinh doanh thương mại và ngành Thương mại điện tử khác như thế nào? chương trình đào tạo cụ thể ra sao, cơ hội việc làm trong thị trường lao động hiện nay đối với các ngành học này như thế nào? Để hiểu rõ hơn, mời các bạn đi tìm lời giải trong bài viết dưới đây.

Ngành Kinh doanh thương mại và Thương mại điện tử được hiểu như thế nào?

Để tìm hiểu sâu hơn về các khía cạnh khác nhau của 2 ngành học này, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm Kinh doanh thương mại và Thương mại điện tử. 
Kinh doanh thương mại là ngành học thiên về các hoạt động bán hàng, quản lý kho, khảo sát hàng, xuất – nhập kho. Ngành kinh doanh thương mại đào tạo nhiều kỹ năng công việc thực tế như: quản trị bán hàng, quản trị bán lẻ, những phương thức bán hàng hiệu quả. Người làm việc trong ngành Kinh doanh thương mại phải có năng lực quản trị lực lượng bán hàng, tổ chức và điều phối bán lẻ. Đặc biệt, bạn cần có kỹ năng nắm bắt tâm lý, hành vi mua hàng để từ đó tổ chức các hoạt động bán hàng hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.

 

 

Nên học Thương mại hay Tài chính

Ngành Kinh doanh thương mại với Thương mại điện tử khác như thế nào? là câu hỏi chung của nhiều thí sinh


Còn Thương mại điện tử là quá trình tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại (mua - bán) thông qua những phương tiện điện tử hiện đại với các chuyên ngành kinh doanh trực tuyến, Marketing trực tuyến. Về bản chất, Thương mại điện tử không thay đổi so với các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, bằng các phương tiện điện tử mới, các hoạt động giao dịch, mua bán, marketing quảng bá được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng phạm vi kinh doanh.

Chương trình học của ngành Kinh doanh thương mại và Thương mại điện tử khác nhau ra sao?

Là hai ngành học có nhiều điểm tương đồng ở kiến thức cơ sở về kinh doanh, song về kiến thức chuyên sâu Kinh doanh thương mại và Thương mại điện tử đều có những môn học đặc thù, thể hiện hướng nghiên cứu riêng của ngành. Theo đó, sinh viên ngành Kinh doanh thương mại tại UEF sẽ được tiếp cận các kiến thức và kĩ năng về nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh, quản trị chuỗi cung ứng, chuỗi bán lẻ, nghiệp vụ bán hàng và phân tích tài chính, marketing, nghiệp vụ PR, tổ chức và điều hành hoạt động bán lẻ, nắm bắt hành vi, nhu cầu của khách hàng.

Với ngành Thương mại điện tử, UEF sẽ tập trung trang bị khối kiến thức về kinh tế, tổ chức kinh doanh trên mạng Internet, nắm bắt chức năng và vận dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm, khai thác thông tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh, nghiệp vụ kinh doanh,... Đặc biệt, các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng và chữ ký số trong quản trị mạng, bảo mật và bảo toàn thông tin là những nội dung tối quan trọng sinh viên ngành Thương mại điện tử cần tích lũy.

Sự khác nhau về vị trí công việc của cử nhân ngành Kinh doanh thương mại và Thương mại điện tử

Bên cạnh các yếu tố về chương trình đào tạo, kiến thức chuyên ngành, dựa vào vị trí công việc bạn có thể dễ dàng phân biệt ngành Kinh doanh thương mại với ngành Thương mại điện tử khác nhau như thế nào? 
Cử nhân ngành Kinh doanh thương mại có thể đảm nhận các công việc như:

 
  • Nhân viên kinh doanh tại các công ty, cửa hàng trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh, thương mại;
  • Chuyên viên phụ trách xuất – nhập khẩu, quản lí kho bãi, chuyên viên bộ phận thu mua, nhân viên bộ phận bán hàng;
  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng tại các công ty, doanh nghiệp thương mại, sản xuất, tiêu dùng,…
  • Chuyên viên marketing, PR,…
  • Với kinh nghiệm và năng lực có thể thăng tiến lên vị trí trưởng ngành hàng, cửa hàng trưởng,…
   
  • Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại các cơ quan và doanh nghiệp; 
  • Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin hoặc lập trình viên trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong và ngoài nước,
  • Tư vấn viên cho các công ty tư vấn đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử.
  • Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các Viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành; Giảng viên ngành Thương mại, điện tử tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
 

Với tốc độ phát triển của nền kinh tế hiện nay, dù là hình thức thương mại truyền thống hay hiện đại, Kinh doanh thương mại và Thương mại điện tử vẫn là nhóm ngành trong tình trạng “khát nhân lực”. Với việc nắm bắt được ngành Kinh doanh thương mại với ngành Thương mại điện tử khác nhau như thế nào? sẽ là một lợi thế lớn giúp thí sinh cân nhắc và đưa ra lựa chọn đúng đắn trong hành trình “chọn ngành - chọn nghề”.

 

Tài chính – Ngân hàng là ngành nghề trọng yếu và không thể thiếu trong bất kỳ nền kinh tế của đất nước bởi nó ảnh hưởng đến  việc luân chuyển tiền tệ của nền kinh tế và quan trọng hơn nó định hướng chiến lược chính sách tiền tệ không chỉ của doanh nghiệp mà của cả đất nước đó.

Hiểu được tầm quan trọng và nhu cầu nhân lực cho ngành học này, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại tại trường Đại học thương mại ra đời.

Nên học Thương mại hay Tài chính

Một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam

1. Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại là gì?

Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại là ngành học liên quan đến các dịch vụ, tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ. Tài chính – Ngân hàng thương mại là kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính được ngân hàng phát hành nhằm bảo lãnh, thanh toán, chi trả trong nội địa và quốc tế.

Tài chính – Ngân hàng thương mại có rất nhiều lĩnh vực chuyên sâu như: Tài chính Doanh nghiệp, Tài chính Bảo hiểm, Tài chính thuế, Phân tích tài chính, Kinh tế học tài chính,…

2. Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại trường Đại học Thương mại có gì?

Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại thuộc Khoa Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Thương mại. Chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại hướng đến việc đào tạo nguồn lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức; sức khỏe tốt; đạt chuẩn kiến thức giáo dục đại cương theo quy định của Bộ GD&ĐT; nắm vững quy luật tự nhiên, xã hội; có đủ kiến thức về lý luận chính trị, kinh tế xã hội. Kiến thức chuyên sâu về tài chính và ngân hàng thương mại; có năng lực nghiên cứu và thực hành, giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Tài chính-Ngân hàng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước.

Ngoài các kiến thức cơ bản về kinh tế, xã hội, thương mại sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức chuyên ngành về Tài chính, tiền tệ, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, bảo hiểm, quản trị tài chính doanh nghiệp, quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng,…

Học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại, sinh viên được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên uy tín kết hợp chú trọng thực hành qua việc kết nối với các đơn vị doanh nghiệp mang đến nhiều cơ hội cọ sát và thực tập. Điều này tạo tiền đề việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Hằng năm, các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, các doanh nghiệp kinh tế,… là đối tác của Khoa đều tuyển các thực tập viên tiềm năng nhằm tạo điều kiện cho các em vừa học vừa làm bán thời gian. Việc hợp tác với các đơn vị thực tế trong quá trình đào tạo đã đưa sinh viên đến gần hơn với nhà tuyển dụng và ngành nghề mà các em đang theo học. Nhiều sinh viên nhờ đó mà được tuyển dụng trở thành nhân viên ngân hàng không cần tốn nhiều thời gian thử thách. Các đơn vị đối tác có tiếng phải kể đến như Ngân hàng ACB, MB, BIDV, Sacombank; Công ty chứng khoán Rồng Việt, Tân Việt, Infless; Công ty IMAP (Trung tâm tiếng Anh Miss Hoa); Tạp chí Tài chính doanh nghiệp.

3. Điểm chuẩn chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại trường Đại học Thương mại

4. Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại ra trường làm gì?

Dù nền kinh tế có phát triển hay khủng hoảng thì việc luân chuyển tiền tệ vẫn được vận hành như mạch máu trong cơ thể. Chính điều này làm cho triển vọng việc làm của ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại không bao giờ hạn hẹp.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có đủ khả năng và chuyên môn để tham gia ứng tuyển vào thị trường lao động, sinh viên có thể tham gia ứng tuyển tại các ngân hàng thương mại; Tổ chức tín dụng phi ngân hàng; Cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng; Công ty kiểm toán; Công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoán, Phòng Kế hoạch-tài chính,…tại các vị trí như:

– Chuyên viên thẻ tín dụng ngân hàng

– Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại

– Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế

– Chuyên viên kinh doanh tiền tệ, chuyên viên kinh doanh ngoại tệ

– Chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán; chuyên viên định giá tài sản; chuyên viên mua bán và sáp nhập doanh nghiệp,…

– Giảng viên, nghiên cứu viên ngành tài chính

Với những thông tin về chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại trường Đại học Thương mại trên, hy vọng rằng các em sẽ có chọn lựa đúng đắn trong ngành nghề của mình.