Ngân hàng hội sở là gì

Hầu hết mọi người hay đến với các chi nhánh ngân hàng hoặc những điểm giao dịch chính để làm việc. Hiện nay số người biết Hội sở cần rất hạn chế.

Vậy hội sở ngân hàng là gì? Hội sở ngân hàng có gì đặc biệt không? Hoạt động ra làm sao? Hãy cùng FintechAZ tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

Hội sở ngân hàng hay còn được hiểu là trụ sở ngân hàng, đây là đầu não của ngân hàng, được xếp cao nhất trong tổ chức. Tại đây có nhiều phòng ban khác nhau, khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch cũng như giải quyết tất cả các nhu cầu.

Hội sở là nơi mà khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch, đây cũng là nơi các cơ cấu phân cấp thấp hơn không thể thực hiện được. Một trụ sở ngân hàng được chia thành nhiều phòng ban, và mỗi phòng đảm nhận một vai trò, nhiệm vụ khác nhau.

Nói đơn giản hơn, hội sở chính là nơi tập trung tất cả quyền hạn và quyết định để đưa ra những chính sách, chiến lược. Đây được xem là cơ quan đầu não có thể chi phối, điều hành và quản lý những hoạt động của ngân hàng đó.

Ngân hàng hội sở là gì
Hội sở ngân hàng là gì?

Thông thường mỗi ngân hàng chỉ có một hội sở duy nhất, cũng có một số ngân hàng hai hội sở, nhưng con số này rất ít. Tại hội sở tập trung nhiều ông “sếp lớn” của ngân hàng đó, với đầy đủ các quyền hành khác nhau.

Mỗi khi có vấn đề liên quan đến trụ sở hoặc chi nhánh thì sẽ cùng nhau tập trung và đưa ra quyết định. Như vậy, hội sở là nơi đưa ra chính sách, chiến lược quan trọng chi phối hoạt động của ngân hàng.

Hầu hết các ngân hàng sẽ chọn lựa một vị trí đắc địa để làm trụ sở chính của ngân hàng. Các hội sở thuộc các ngân hàng thường được đặt tại trung tâm, thành phố và các tuyến đường lớn để dễ dàng nhận biết.

Việc chọn lựa một vị trí đắc địa để đặt làm hội sở ngân hàng không chỉ thu hút sự quan tâm của khách hàng, mà còn là cách thuận tiện nhất để khách hàng có thể dễ dàng tìm đến và giao dịch.

Hội sở ngân hàng thực chất là một ngân hàng nhưng cao cấp hơn. Các hoạt động tại Hội sở vẫn liên quan tới giao dịch tuy nhiên có phần khác biệt.

  • Tại Hội sở sẽ diễn ra các cuộc họp hội đồng, giám đốc, nơi các nhà điều hành cấp cao báo cáo kết quả kinh doanh của các chi nhánh ngân hàng.
  • Họp bàn về các vấn đề kinh doanh, đưa ra chính sách, chiến lược phát triển nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Đưa ra những quyết định liên quan tới chính sách, quy định vay vốn…sau đó ban bố tới các chi nhánh của ngân hàng.
Ngân hàng hội sở là gì
Chức năng và hoạt động của hội sở ngân hàng

Để thuận tiện cho quá trình giao dịch các bạn nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về ngân hàng. Dưới đây là những thông tin giúp bạn phân biệt hội sở với những khái niệm khác.

Chi nhánh ngân hàng trực thuộc dưới quyền của hội sở ngân hàng, tại chi nhánh ngân hàng, các chức năng và nghiệp vụ vẫn được thực hiện như một ngân hàng bình thường. Hầu hết, chi nhánh ngân hàng sẽ được đặt tại các tỉnh, thành lớn trên cả nước.

Nếu hội sở chỉ có 1 hoặc 2 thì chi nhánh có rất nhiều, việc này sẽ mang tới cho khách hàng sự thuận tiện, dễ dàng tìm được ngân hàng để thực hiện giao dịch của mình. Trong chi nhánh ngân hàng lại được phân cấp thành chi nhánh cấp 1 và chi nhánh cấp 2.

Tiêu chí để phân cấp chi ngân hàng là dựa trên hiệu quả công việc lợi nhuận ngân hàng đem lại. Khi đó, lợi nhuận ngân hàng nào lớn hơn thì sẽ được phân cấp ngân hàng cấp 1, lợi nhuận ngân hàng nào thấp hơn là ngân hàng chi nhánh cấp 2.

Sở Giao Dịch Ngân Hàng

So với chi nhánh, hội sở ngân hàng thì sở giao dịch có quyền thấp hơn, cơ cấu tổ chức của sở giao dịch cũng nhỏ hơn nên thường được đặt tại địa phương, các quận huyện. Tuy nhiên, đây lại là nơi có lượng khách hàng đông nên có thể mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Thông thường, một chi nhánh ngân hàng có nhiều sở giao dịch khác nhau và có quan hệ mật thiết. Tuy nhiên, sở giao dịch sẽ bị hạn chế một số chức năng, tại nhiều địa phương, sở giao dịch chỉ dùng để huy động vốn tiết kiệm hoặc các khoản vay tín dụng.

Phòng giao dịch thuộc quyền quản lý của ngân hàng, cục thuế và sở giao dịch. Tại đây, bạn có thể thực hiện các nghiệp vụ cơ bản không thanh toán quốc tế. Với ngân hàng TMCP sẽ có những quy định chung về phòng giao dịch gồm: Ban kế toán-ngân quỹ, Ban tổng hợp và Ban khách hàng…

Như vậy, sự phân cấp của ngân hàng được thể hiện từ cao nhất đến thấp. Tuy nhiên, tất cả đều thuộc quyền hành quản lý của hội sở ngân hàng. Khách hàng có thể thực hiện giao dịch ở bất cứ ngân hàng nào, nhưng sẽ có hạn chế nhất định tại mỗi ngân hàng.

Để so sánh sự khác nhau giữa hội sở, chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng, chúng tôi xin tóm tắt tại bảng sau:

Hội sở ngân hàng Hội sở ngân hàng hay còn được hiểu là trụ sở ngân hàng của một ngân hàng nào đó. Hội sở được xem là đầu não của ngân hàng, được xếp cao nhất trong tổ chức.
Chi nhánh ngân hàng Chi nhánh ngân hàng trực thuộc dưới quyền của hội sở ngân hàng. Tại chi nhánh ngân hàng, các chức năng và nghiệp vụ vẫn được thực hiện như một ngân hàng bình thường. Thông thường, chi nhánh ngân hàng sẽ được đặt tại các tỉnh, thành lớn trên cả nước.
Phòng giao dịch ngân hàng Thuộc quyền quản lý của ngân hàng, cục thuế và sở giao dịch. Tại đây, bạn có thể thực hiện các nghiệp vụ cơ bản không thanh toán quốc tế.

Thông qua việc phân tích ở trên, chắc hẳn ai cũng muốn đến hội sở – trụ sở chính để thực hiện giao dịch. Bởi tại đây sẽ đáp ứng, giải quyết được mọi nhu cầu giao dịch, sử dụng dịch vụ của khách hàng.

Tuy nhiên, trên thực tế khách hàng lại có xu hướng đến những nơi thuận tiện, gần nhất cho cá nhân. Vậy đâu sẽ là lựa chọn phù hợp cho khách hàng khi có nhu cầu cần giao dịch tài chính?

Điều này tùy thuộc vào dịch vụ mà khách hàng sử dụng để có thể xác định cụ thể phân cấp tổ chức trong ngân hàng phù hợp để tiếp nhận, xử lý.

  • Với các phòng giao dịch ngân hàng địa phương có đủ quyền hạn và chức năng để đáp ứng nhu cầu vay vốn hoặc gửi tiết kiệm khoản tiền dưới 2 tỷ đồng. Tuy nhiên không áp dụng cho dịch vụ thanh toán, chuyển tiền quốc tế.
  • Với sở giao dịch hoặc chi nhánh ngân hàng có thể đáp ứng hạn mức giao dịch trên 2 tỷ đồng, áp dụng cho nhu cầu gửi, vay, chuyển tiền hoặc thanh toán nước ngoài.
  • Hội sở ngân hàng là cơ quan đầu não tiếp nhận các giao dịch lớn mang tầm vĩ mô, với những hợp đồng kinh tế lớn. Nơi đây có đầy đủ quyền hạn và chức năng để giải quyết các nhu cầu giao dịch. Tuy nhiên, các giao dịch tại hội sở ngân hàng thường bị hạn chế, nên những khách hàng đến hội sở giao dịch thường là những người có tiềm lực về tài chính, đồng thời có địa vị xã hội nhất định.

Tuy chức năng, quyền hạn có khác nhau nhưng lợi ích của khách hàng khi giao dịch tại các cấp tổ chức của ngân hàng đều như nhau. Bởi mọi cấp trong tổ chức đều cùng một hệ thống ngân hàng đều được quy định nhất quán về quyền lợi, nghĩa vụ.

Ngoài ra tại các phòng giao dịch, sở giao dịch… khách hàng khi có nhu cầu giao dịch đột xuất ngoài khung giờ làm việc có thể thực hiện các giao dịch tại hệ thống ATM hoạt động 24/7. Đây cũng được xem là một điểm giao dịch được mỗi ngân hàng quy định với chức năng và quyền hạn giới hạn.

Ngân hàng hội sở là gì
Nên đến phân cấp tổ chức nào của ngân hàng để thực hiện giao dịch?

Khi có nhu cầu khách vẫn có thể đến hội sở để thực hiện giao dịch. Khi nào bạn nên đến trụ sở ngân hàng để giao dịch tùy thuộc vào một số yếu tố sau:

  • Vị trí địa lý của bạn tới hội sở có xa hay không? Nếu bạn gần một chi nhánh nào đó thì không nhất thiết phải đến hội sở.
  • Khoản tiền mà bạn muốn giao dịch như rút tiền, vay vốn, chuyển tiền…có nhiều không? Thông thường, chi nhánh chỉ giải quyết giao dịch có hạn mức tối đa 2 tỷ đồng, còn trường hợp giao dịch nhiều hơn thì nên tới hội sở.
  • Hầu hết các giao dịch hiện nay mà chúng ta đang tiến hành đều diễn ra ở phòng giao dịch, văn phòng đại diện của ngân hàng. Ngoài ra, giao dịch tại cây ATM do ngân hàng bố trí cũng là một lựa chọn thông minh.

Đặc biệt, hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, bạn chỉ cần sử dụng Smartphone hoặc thiết bị thông minh có kết nối Internet là đã có thể thực hiện giao dịch mà không cần tới hội sở, chi nhánh hay sở giao dịch của các ngân hàng. Mọi giao dịch hoàn toàn có thể thực hiện thông qua ứng dụng ngân hàng trên điện thoại hoặc máy tính.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết hội sở ngân hàng là gì? Cũng như sự khác nhau giữa hội sở với chi nhánh, phòng giao dịch hay sở giao dịch. Tùy thuộc vào vị trí địa lý, nhu cầu giao dịch để khách hàng lựa chọn địa điểm phù hợp nhất để giao dịch.

Bài viết được biên tập bởi: FintechAZ.com

Chúng ta vẫn thường nghe đến khái niệm hội sở ngân hàng. Vậy hội sở là gì? So với các phòng giao dịch thì đây có phải là địa chỉ giao dịch tốt nhất?

Với những ai làm trong ngành ngân hàng, thì khái niệm hội sở ngân hàng không phải là khái niệm xa lạ. Tuy nhiên với những người ngoài ngành thì hội sở là gì vẫn là một bí ẩn, dù đã từng nghe qua nhưng vẫn chưa có sự am hiểu thấu đáo. Hội sở ngân hàng là gì, đây có phải là một địa chỉ để giao dịch giống như phòng giao dịch hay các chi nhánh ngân hàng hay không? Tiendayvi.com sẽ cùng bạn tìm hiểu về hội sở chi tiết sau đây.

Hội sở là gì?

Hội sở còn được gọi với cái tên khác là trụ sở ngân hàng. Đây được xem là một cơ quan thế lực nhất của ngân hàng. Hội sở là cơ cấu tổ chức lớn nhất của một ngân hàng nào đó. Nó bao gồm tất cả những Phòng Ban của ngân hàng. Hội sở tập trung quyền lực cao nhất của một ngân hàng bất kỳ.

Một ngân hàng thường chỉ có 1 hội sở duy nhất. Nhiều lắm chỉ 2 hội sở, đặt tại 2 địa điểm khác nhau. Hội sở tập trung những “sếp lớn” của một ngân hàng. Đây cũng là nơi đưa ra các quy định, quy chế, chính sách, điều lệ, các phương thức kinh doanh đồng loạt cho những chi nhánh cấp dưới.

Hội sở ngân hàng là cơ quan cao nhất của một ngân hàng

Thật ra, nói hội sở thì nhiều người sẽ khó hiểu. Tuy nhiên nếu dùng từ trụ sở ngân hàng thì sẽ rất nhiều người biết. Hội sở chính là trụ sở chính thức của 1 ngân hàng. Một ngân hàng dù lớn hay nhỏ đều cần phải có trụ sở chính. Với nhiều ngân hàng, địa chỉ hội sở chính là địa chỉ đầu tiên đặt nền móng cho việc kinh doanh của ngân hàng. Còn một số thì sau quá trình triển khai kinh doanh sẽ lựa chọn một vị trí thích hợp nhất để làm hội sở.

Những khái niệm xoay xung quanh hội sở ngân hàng

Nếu như chính phủ là cơ quan đầu não của một quốc gia, thì hội sở chính là cơ quan đầu não của một ngân hàng. Bên dưới hội sở, chúng ta có thể gặp nhiều khái niệm liên quan khác:

Chi nhánh ngân hàng

Chi nhánh ngân hàng là tổ chức quyền lực dưới hội sở. Đây là địa chỉ có thể thực hiện phần lớn các nghiệp vụ ngân hàng. Mỗi ngân hàng thường có nhiều chi nhánh. Các chi nhánh này rải rác ở ở các tỉnh thành. Ngân hàng nào càng quy mô thì càng có nhiều các chi nhánh. Hiện nay, gần 50% số ngân hàng đã có chi nhánh ở hết 63 tỉnh thành.

Chi nhánh lại được phân thành 2 cấp:

  • Chi nhánh cấp 1: có mức lợi nhuận tốt
  • Chi nhánh cấp 2: có mức lợi nhuận thấp hơn

Mỗi ngân hàng sẽ có quy định riêng về phân tầng chi nhánh cấp 1 và cấp 2. Phụ thuộc vào tiêu chí lợi nhuận mà hội sở đưa ra, các chi nhánh sẽ biết được mình thuộc cấp 1 hay 2. Đây là vấn đề thuộc nội bộ ngân hàng. Khi giao dịch tại 1 chi nhánh bất kỳ, khách hàng hầu như không thể biết được đó là chi nhánh cấp 1 hay cấp 2.

Sở giao dịch ngân hàng

Đứng đầu là hội sở. Dưới hội sở là chi nhánh. Dưới chi nhánh là sở giao dịch ngân hàng. Như vậy, xét về quyền hạn và cơ cấu, thì sở giao dịch có quy mô khá nhỏ. Quận huyện chính là nơi ngân hàng đặt sở giao dịch. Sở giao dịch có số lượng nhân viên ít, nhưng khá đông khách hàng.

Sở giao dịch ngân hàng về cơ bản đều có thể thực hiện tốt các nghiệp vụ ngân hàng

Vì sao như vậy? Bạn thử tưởng tượng ở 1 thành phố lớn như HCM, sẽ có bao nhiêu trụ sở và chi nhánh ngân hàng? Hầu như ngân hàng nào cũng có rất nhiều chi nhánh tại các thành phố lớn. Khi đó, tính cạnh tranh rất cao. Trong khi đó, một sở giao dịch được đặt tại 1 huyện trực thuộc tỉnh. Dân số của cả huyện được phục vụ chỉ với 1,2 sở giao dịch, thì lượng khách hàng sẽ cao hơn rất nhiều.

1 chi nhánh ngân hàng thì sẽ có nhiều sở giao dịch. Ví dụ chi nhánh tỉnh Quảng Nam, sẽ có các sở giao dịch huyện Phú Ninh, huyện Điện Bàn…. Các sở giao dịch này có quan hệ mật thiết với nhau, tương hỗ nhau trong quá trình hoạt động. Chức năng của sở giao dịch không nhiều. Có rất nhiều sở giao dịch chỉ được sử dụng để huy động vốn và cho vay.

Phòng giao dịch ngân hàng

Dưới sở giao dịch sẽ là phòng giao dịch. Đa số các phòng giao dịch sẽ có rất ít tính năng. Chúng chỉ có chức năng thực hiện giao dịch ngân hàng cơ bản mà không có thanh toán quốc tế.

Như vậy, xét về cấp bậc, chúng ta có thể thấy được sự phân bổ quyền hạn các cấp của một ngân hàng như sau:

  • Vị trí số 1: hội sở-trụ sở
  • Vị trí số 2: chi nhánh
  • Vị trí số 3: sở giao dịch
  • Vị trí số 4: phòng giao dịch

Hội sở có phải là nơi tốt nhất để tiến hành giao dịch ngân hàng hay không?

Đến đây thì chắc chắn bạn đã có được hình dung tốt nhất về hội sở là gì. Bạn cũng đã biết được các cấp bậc của một ngân hàng cụ thể. Vậy, nên chọn hội sở để giao dịch hay không? Thông thường thì khách hàng thường giao dịch ở đâu nhất?

Đến hội sở ngân hàng giao dịch có được không?

Tâm lý chung của khách hàng thì cơ quan đầu não của một tổ chức chính là địa chỉ tin cậy nhất để thực hiện giao dịch. Với ngân hàng cũng vậy. Nhiều người có tâm lý muốn lựa chọn địa chỉ cao nhất để tiến hành giao dịch với ngân hàng.

Có nên đến hội sở để giao dịch hay không?

Bạn có thể đến hội sở để thực hiện những giao dịch có tầm vĩ mô. Những dự án nghìn tỷ, những hợp đồng kinh tế giá trị lớn đều có thể được thực hiện ở trụ sở chính. Tuy nhiên, hội sở rất hạn chế hoạt động. Vì vậy, để có thể liên hệ giao dịch ở hội sở, khách hàng cũng phải rất đặc biệt. Gần như đó đều là khách VIP thuộc tầng lớp thượng lưu, có chỗ đứng và vị thế cao trong xã hội.

Do đó, nếu muốn gửi tiết kiệm vài trăm triệu, hay mở thẻ… thì tốt nhất bạn đừng đến hội sở nhé.

Những địa chỉ giao dịch ngân hàng tốt nhất

Sở giao dịch, phòng giao dịch chính là nơi mà khách hàng thực hiện giao dịch với ngân hàng nhiều nhất. Với những giao dịch trên 2 tỷ đồng hoặc bạn muốn chuyển nhận tiền nước ngoài với khối lượng lớn, bạn có thể tìm đến các chi nhánh ngân hàng.

Tuy nhiên, thông thường chúng ta sẽ thực hiện giao dịch ở địa chỉ gần nơi mình nhất. Với những hạn mức nhỏ, bạn hoàn toàn có thể yên tâm giao dịch ở các địa điểm này. Xét cho cùng, tất cả đều được quản lý đồng bộ từ hội sở. Nếu cẩn thận, bạn có thể lựa chọn địa chỉ giao dịch phụ thuộc vào số tiền giao dịch của mình.

Có thể đến phòng giao dịch gần nhất để thực hiện các giao dịch ngân hàng

Hiện nay, kênh ngân hàng điện tử rất phát triển. Bên cạnh nhiều lựa chọn giao dịch trực tiếp, thì bạn có thể lựa chọn giao dịch qua ngân hàng trực tuyến. Mọi giao dịch như chuyển tiền, nhận tiền, tiết kiệm, thanh toán hóa đơn đều có thể được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng bằng internet banking. Bạn không cần đến hội sở hay chi nhánh mà vẫn có thể dễ dàng thực hiện mọi giao dịch của mình.

Cách khác nữa, khách hàng có thể dùng ATM. Tuy nhiên chức năng của ATM khá hạn chế. Nó chỉ có vài tính năng cơ bản như tra cứu số dư, rút tiền mặt, chuyển tiền. Một vài ngân hàng có thể gửi tiền trực tiếp vào tài khoản qua cây ATM như Đông Á, Techcombank…

Tiendayvi đã giải đáp toàn bộ những thông tin chi tiết về vấn đề hội sở là gì. Bạn cũng đã có bài tổng kết phân biệt các đơn vị hành chính trong ngân hàng. Qua đó, hy vọng bạn có thể lựa chọn địa chỉ giao dịch tốt nhất cho mình, phù hợp với nhu cầu của mình.