Ngành hóa chất 2023

Sản xuất hóa chất là hoạt động tạo ra hóa chất thông qua các phản ứng hóa học, quá trình sinh hóa hoặc quá trình hóa lý, vật lý như trích ly, cô đặc, pha loãng, phối trộn và quá trình hóa lý, vật lý khác không bao gồm hoạt động phát thải hóa chất không chủ đích.

Xem tại Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp (theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP);

Tổ chức muốn được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp thì phải đáp ứng các điều kiện sau:

Một, Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật.

Hai, tổ chức sản xuất hóa chất phải bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật phù hợp với quy mô hoạt động và đặc tính của hóa chất, bao gồm:

- Nhà xưởng, kho tàng và thiết bị công nghệ;

- Trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống sét, phòng, chống rò rỉ, phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác;

- Trang thiết bị bảo hộ lao động;

- Trang thiết bị bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý chất thải;

- Phương tiện vận chuyển;

- Bảng nội quy về an toàn hóa chất; hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại khu vực sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì biểu trưng cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó.

Ngành hóa chất 2023

(Nguồn: Tham khảo Internet)

Ngành hóa chất 2023

(Nguồn: Tham khảo Internet)

Ba, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;

Bốn, các đối tượng sau phải được huấn luyện an toàn hóa chất:

Nhóm 1, bao gồm:

- Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;

- Cấp phó của người đứng đầu nêu trên được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất.

Nhóm 2, bao gồm:

- Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở;

- Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.

Nhóm 3, bao gồm người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất.

Xem chi tiết tại công việc Tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp bao gồm:

1. Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp (theo mẫu 01a ban hành kèm theo Thông tư 32/2017/TT-BCT);

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

3. Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;

Xem chi tiết tại công việc Kế hoạch bảo vệ môi trường.

4. Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và văn bản chấp thuận nghiệm thu hệ thống phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với từng cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;

Xem chi tiết tại công việc Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy  Văn bản chấp thuận nghiệm thu hệ thống phòng cháy và chữa cháy

Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;

5. Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng nhà xưởng, kho chứa, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí nhà xưởng, kho tàng, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào nhà xưởng, khu vực sản xuất và kho hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng nhà xưởng, kho chứa hoặc Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho chứa.

6. Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của cơ sở sản xuất hóa chất (theo mẫu 01g ban hành kèm theo Thông tư 32/2017/TT-BCT);

7. Bản sao bằng đại học trở lên chuyên ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất;

8. Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất (xem chi tiết hồ sơ tại công việc Tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất).

9. Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất theo quy định (theo phụ luc 9 ban hành kèm theo Thông tư 32/2017/TT-BCT).

Cách thức - Nơi nộp hồ sơ:

Tổ chức gửi hồ sơ đến Sở Công Thương nơi tổ chức đặt cơ sở sản xuất thông qua 03 hình thức sau:

- Gửi trực tiếp;

- Hoặc qua đường bưu điện;

- Hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương nơi tổ chức đặt cơ sở sản xuất thông báo để tổ chức bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.