Nghề thủ công truyền thống là gì

Bà nhận thấy khả năng sáng tạo, niềm đam mê của những bạn trẻ Việt Nam yêu nghề thủ công truyền thống có gì khác bạn trẻ theo đuổi lĩnh vực này ở các quốc gia khác mà bà đã từng tiếp xúc?

Rất khó để nói rằng nghệ sĩ này khác nghệ sĩ kia như thế nào. Cũng không thể nói nhà thiết kế này có niềm đam mê hơn nhà thiết kế khác. Quan trọng là khả năng sáng tạo của họ trong lĩnh vực họ đam mê như thế nào, để đạt được mục tiêu và mơ ước.

Nghề thủ công truyền thống là gì

Sản phẩm sáng tạo từ truyền thống của bạn trẻ Việt

Cũng có điểm riêng lớn trong truyền nghề và phát triển nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam so với các quốc gia khác mà tôi nhận thấy, đó là khả năng các bạn trẻ có thể tiếp cận được với những người thợ lớn tuổi, những nghệ nhân đang gìn giữ nghề và đang còn nắm giữ những bí quyết của nghề thủ công truyền thống.

Ở châu Âu, những nghệ nhân thường sống tại những vùng đất xa xôi, hẻo lánh với thành thị, đi lại khó khăn, việc tiếp cận với các nghệ nhân như vậy thường không dễ dàng. Còn ở Việt Nam, có một thuận lợi để bạn trẻ yêu thích nghề thủ công truyền thống là có thể tiếp cận khá dễ dàng với các nghệ nhân và những người thợ lớn tuổi nhiều kinh nghiệm, để học tập và tiếp thu những kỹ năng, kiến thức nghề từ thế hệ trước.

Khi nói đến thủ công truyền thống, người ta thường hình dung ra những người thợ, những nghệ nhân lớn tuổi. Với người trẻ, dường như đến được và phát triển được trong lĩnh vực này không hề dễ dàng. Bà có suy nghĩ gì, sau một thời gian làm việc với các nhà thiết kế trẻ Việt?

Nghề thủ công truyền thống không quy định thực hiện được bởi lứa tuổi nào, không quy định là nghề được làm tốt ở người trẻ tuổi hay người lớn tuổi. Phong trào sử dụng kỹ thuật thủ công truyền thống trong thiết kế và sáng tạo sản phẩm ứng dụng trong đời sống xã hội phát triển mạnh từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước. Những điểm đặc biệt và giá trị của nghề tiếp tục kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác như một điều tất yếu.

Nghề thủ công truyền thống là gì

Nghệ sĩ quốc tế thán phục sự khéo léo của những người thợ, nghệ nhân Việt Nam qua những sản phẩm thủ công tinh tế

Theo tôi, điểm quan trọng nhất mà các bạn trẻ theo nghề thủ công ở Việt Nam có thể cải thiện và chú trọng, đó là họ cần nhận được sự đào tạo bài bản hơn về mặt mỹ thuật, nghệ thuật, thiết kế... trong sáng tạo và phát triển nghề thủ công truyền thống. Muốn theo đuổi lĩnh vực này một cách bền vững thì bạn trẻ cần phải được đào tạo một cách chuyên nghiệp. Việc được đào tạo chuyên nghiệp giúp các bạn trẻ đam mê nghề thủ công truyền thống có được nền tảng kiến thức tốt, được tiếp xúc nhiều với kiến thức về các nền nghệ thuật thủ công truyền thống khác nhau...

Nghề thủ công truyền thống là gì
 Nghệ sĩ Claire Driscoll (giữa) tích cực hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật với các bạn trẻ tại Việt Nam trong những năm gần đây

Chính vì cảm nhận được sự khó khăn trong thiết kế và rất khó để trở thành một nhà thiết kế sản phẩm thủ công, nên tôi hết sức khâm phục những người nào có thể giới thiệu những sản phẩm họ thiết kế ra với người khác, với xã hội. Những nhà thiết kế sẵn sàng đón nhận cả sự phê phán của người khác, để mong muốn giới thiệu được sản phẩm mình sáng tạo ra với công chúng.

Theo tôi, để phát triển nghề thủ công truyền thống, hãy bắt đầu bằng việc mở một bảo tàng về lĩnh vực này. Đó sẽ chính là nơi bắt đầu truyền cảm hứng cho những bạn trẻ quan tâm, yêu thích và theo đuổi lĩnh vực này.

Đam mê cũng cần bản lĩnh

 

Nghề thủ công truyền thống là gì
Bạn trẻ Việt đam mê sáng tạo với thủ công truyền thống 

Theo bà, các sản phẩm của người trẻ Việt đam mê thủ công truyền thống có thể phát triển tính thương mại, để nhân rộng giá trị ở thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài nhiều hơn?

Tôi cho rằng với sản phẩm thủ công, các bạn trẻ không nhất thiết phải đặt mục tiêu thương mại hóa lớn ngay khi tiếp cận với nghề. Hãy nuôi dưỡng đam mê, và có thể bắt đầu bằng những sản phẩm với số lượng nhỏ, không nhất thiết phải bằng mọi cách sản xuất đồng loạt một sản phẩm nào đó, khi chưa chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết.

Quan trọng là bạn trẻ khi làm việc được với các nghệ nhân, nếu nghĩ ngay đến vấn đề thương mại hóa sản phẩm sáng tạo của mình thì bạn trẻ có thể đặt lên các nghệ nhân và chính mình sức ép lớn, điều đó làm giảm sự sáng tạo và có thể khiến những ý tưởng hay, bay bổng, bị hạn chế. Muốn trở thành một nghệ nhân thì bạn trẻ không chỉ cần có đam mê, sáng tạo và trau chuốt những sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao và giá trị.

Làm nghề thủ công mà quy mô nhỏ, nhưng chất lượng sản phẩm làm ra tốt, phát triển nghề bền vững là cách phù hợp hơn cả.

Đến Việt Nam làm việc, tiếp xúc gặp gỡ các nghệ nhân, bà yêu thích và ấn tượng nhất với nghề thủ công truyền thống nào của Việt Nam?

Tôi có 7 năm tìm hiểu, tiếp xúc với nghề thủ công truyền thống của Việt Nam. Rất khó để cho rằng nghề thủ công truyền thống nào ở Việt Nam ấn tượng nhất, có rất nhiều nghề rất thú vị. Tuy nhiên, vì tôi được đào tạo về lĩnh vực thiết kế và may mặc. Nên khi sang Việt Nam tôi chú ý nhiều nhất đến dệt may truyền thống của người Việt, những sản phẩm thủ công truyền thống trong lĩnh vực dệt may của người Việt rất đặc sắc.

Tôi đã rất ngạc nhiên và thích thú khi nhìn thấy những nghệ nhân, những người thợ Việt Nam, bằng đôi bàn tay khéo léo của mình có thể thêu, dệt và tạo nên những sản phẩm may mặc đặc sắc. Tôi bị cuốn hút bởi những người thợ, những nghệ nhân trong ngành thêu thùa, họ có thể thêu lên vải những chi tiết rất tinh tế. Kỹ thuật dệt vải cổ truyền của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng hết sức thú vị.

 “Các nghề thủ công ngày càng bị đe dọa khi đối mặt với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế. Các nữ nghệ nhân (chiếm phần lớn lực lượng lao động của ngành này) là những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất, do thiếu kiến thức và kĩ năng cần thiết để duy trì hoạt động hoặc công việc kinh doanh của mình. Sự kết hợp giữa nghề thủ công truyền thống và thiết kế hiện đại sẽ tạo ra mối quan tâm mới đối với hàng thủ công thông qua quá trình sáng tạo, các nghiên cứu và các câu chuyện được kể lại. Hơn thế nữa, phát triển các kĩ năng kinh doanh và tiếp thị là yếu tố tối quan trọng để nâng cao đời sống kinh tế”.- Hội đồng Anh

Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương.[1]

Các làng nghề truyền thống hầu hết tập trung ở vùng châu thổ sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định... Một số ít rải rác ở các vùng cao và châu thổ miền Trung và miền Nam.

Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây[cần dẫn nguồn]. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, ban đầu là những công việc phụ tranh thủ làm lúc nông nhàn, để chế tại những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, phát triển lên thành nhu cầu trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhập ngoài nghề nông.

Làng nghề truyền thống đạt 03 tiêu chí sau được quy định tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn[2]:

a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;

c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

Sản phẩm của các nghề truyền thống được nhìn nhận, đánh giá từ nhiều góc độ của kinh tế xã hội với những giá trị hết sức to lớn và độc đáo. Cũng cần nhận thấy rằng ở thời đại của công nghệ tin học và công nghệ cao khác ngày nay dẫu có phát triển tới đâu cũng không thay thế được sự sáng tạo của các nghệ nhân, nghề truyền thống và giá trị của nhiều nghề truyền thống vẫn còn mãi với thời gian.

Giá trị kinh tế

Nghề truyền thống đã làm ra các sản phẩm hết sức thiết dụng, độc đáo từ độ vận dụng trong gia đình hàng ngày tới các mặt hàng tinh xảo trong các lễ hội, chùa đình. Hàng vạn thợ giỏi và nghệ nhân đã tạo nên công ăn việc làm trong xã hội và các nghề được truyền lại trong dòng họ, làng xóm hoặc vùng miền, trở thành "Bí quyết" nghề nghiệp qua nhiều đời. Sản phẩm truyền thống không chỉ đem lại giá trị kinh tế trong nước mà còn đem lại giá trị ngoại tệ khi được xuất khẩu ra nước ngoài. Đức Đinh montage

Giá trị văn hóa – xã hội

Sản phẩm của nghề truyền thống đã thể hiện rõ và bảo tồn được những nét, những sắc thái độc đáo của dân tộc. Những giá trị văn hóa của dân tộc thể hiện tư duy của người Việt triết lý Á Đông, phong tục tập quán đặc sắc, truyền thống dân tộc, phong cách sống... đều được thể hiện qua nét vẽ, hình mẫu, cách trang trí và cấu trúc của sản phẩm. Điều đó chỉ có được ở nghề truyền thống mới lột tả hết giá trị nhân văn, giá trị văn hóa. Những sản phẩm thủ công đều chứa đựng tình cảm, lòng yêu thiên nhiên đất nước qua bàn tay tài hoa của con người. Đây cũng chính là ưu thế của các sản phẩm truyền thống của người Việt khi mở rộng giao lưu trên thị trường quốc tế và mở rộng quan hệ văn hóa, nghệ thuật với các nước trên thế giới.

Phát triển du lịch

Giữa du lịch làng nghề và làng nghề truyền thống có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ tác động qua lại với nhau. Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống là một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội ở làng nghề truyền thống nói chung theo hướng tích cực và bền vững. Ngược lại các làng nghề truyền thống cũng tạo nên sức hấp dẫn mới lạ thu hút du khách và có những tác động mạnh mẽ trở lại đối với du lịch trong một mục tiêu phát triển chung.

Các làng nghề truyền thống thường gắn với một vùng nông thôn. Mỗi làng nghề là một môi trường văn hóa, kinh tế - xã hội và kỹ thuật truyền thống lâu đời. Là nơi bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật sản xuất từ đời này sang đời khác đúc kết ở những nghệ nhân tài hoa. Bên trong các làng nghề thường chứa đựng những nét văn hóa thuần Việt với không gian văn hóa nông nghiệp: Cây đa, giếng nước, sân đình, với những câu hát dân gian, cánh cò trắng, lũy tre xanh... Đằng sau lũy tre làng là những mảng màu trầm mặc, những nét tinh hoa văn hóa của dân tộc, hiền hòa, yên ả khiến cho du khách ghé thăm đều có cảm giác yên lành, thư thái. Có thể nói rằng du lịch làng nghề truyền thống sẽ là địa chỉ lý tưởng để du khách tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa, các phong tục tập quán lễ hội trong điều kiện hiện đại khi mà nền sản xuất công nghiệp khiến môi trường ồn ào đến ghẹt thở. Đặc biệt du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp những sản phẩm thủ công độc đáo chỉ có được những người nghệ nhân tài hoa và có thể mua những món đồ lưu niệm tinh tế có một không hai ở các làng quê này.

Ngoài ra làng nghề còn là nơi sản xuất ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc biệt, có giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật cao, đặc trưng cho văn hoá một vùng quê, một dân tộc hiền hoà mà hiếu khách. Du khách đến du lịch làng nghề truyền thống không chỉ thỏa mãn được nhu cầu chiêm ngưỡng tìm hiểu các giá trị văn hóa độc đáo mà còn có dịp mua sắm cho mình hoặc người thân những món đồ thủ công tinh tế, độc đáo, thoả mãn nhu cầu mua sắm lớn của du khách.

Làng nghề truyền thống là tài nguyên du lịch nhân văn góp phần thu hút số lượng lớn khách du lịch, làm cho hoạt động du lịch thêm phong phú đa dạng, tạo nên nhiều lựa chọn hấp dẫn cho du khách.

Ngoài ra du lịch làng nghề truyền thống còn làm đa dạng các sản phẩm du lịch.

Do đặc tính nông nghiệp và quan hệ làng xã Việt Nam, các ngành nghề thủ công được lựa chọn và dễ phát triển trong quy mô cá nhân rồi mở rộng thành quy mô gia đình. Dần dà, các nghề thủ công được truyền bá giữa các gia đình thợ thủ công, dần được truyền ra lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau theo nguyên tắc truyền nghề. Và bởi những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó, như làng gốm, làng chiếu, làng lụa, làng chạm gỗ, làng đồ đồng...

 

Lọ hoa - Một sản phẩm của Làng nghề Gốm bát Tràng- Hà Nội

Có 12 nhóm sản phẩm thủ công chính ở Việt Nam, bao gồm:

  1. Mây tre đan
  2. Sản phẩm từ cói và lục bình
  3. Gốm sứ
  4. Điêu khắc gỗ
  5. Sơn mài
  6. Thêu ren
  7. Điêu khắc đá
  8. Dệt thủ công
  9. Giấy thủ công
  10. Tranh nghệ thuật
  11. Kim khí
  12. Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác

Dù nhiều làng nghề đã biến mất cùng với thời gian, nhưng hiện nay, các con số thống kê cho thấy, Việt Nam còn có gần 2.000 làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ,vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá...

Một số làng nghề nổi tiếng như:

  • Làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội)
  • Làng sơn mài Cát Đằng (Ý Yên, Nam Định)
  • Làng thêu Văn Lâm, Hoa Lư, Ninh Bình
  • Làng tranh Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh)
  • Làng đá mỹ nghệ Non Nước (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng)
  • Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội)
  • Làng Cau Cao Nhân (Thủy Nguyên, Hải Phòng)
  • Làng đúc Mỹ Đồng (Thủy Nguyên, Hải Phòng)
  • Múa rối Nhân Hòa (Vĩnh Bảo, Hải Phòng)
  • Làng trống Lâm Yên (Đại Lộc, Quảng Nam)
  • Làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận)
  • Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận)

  1. ^ Làng nghề truyền thống Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, 2004, Phạm Côn Sơn, trang 6.
  2. ^ Thông tư số 116/2006/TT-BNN “Tiêu chí làng nghề truyền thống Việt Nam” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).

  • Trang chủ Hiệp hội làng nghề Việt Nam Lưu trữ 2020-08-04 tại Wayback Machine
  • Tham khảo thêm về các báo làng nghề: Thời báo Làng nghề Việt Lưu trữ 2019-06-05 tại Wayback Machine
  • Làng nghề truyền thống Lưu trữ 2013-03-29 tại Wayback Machine

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Làng_nghề_Việt_Nam&oldid=68350237”