Vì sao mẹ lại nghén khi mang thai

Ốm nghén là tình trạng khiến nhiều bà bầu cảm thấy khổ sở đủ đường, thường xuất hiện ở tam cá nguyệt đầu tiên. Trong trường hợp bị ốm nghén nặng, bà bầu như bị tra tấn khi không thể ăn uống hay làm bất cứ thứ gì.

Tình trạng ốm nghén có liên quan tới sự thay đổi các hormone cần thiết cho sự phát triển của nhau thai. Các chuyên gia cho rằng, đây là dấu diệu của một thai kỳ khỏe mạnh, mặc dù nó hành hạ nhiều bà bầu ăn không ngon ngủ không yên.

Phản ứng này liên quan đến một loại hormone trong cơ thể được gọi là gonadotropin màng đệm ở người (HCG). Đây là một hormone glycoprotein được tiết ra bởi các tế bào nguyên bào nuôi của nhau thai. Chức năng chính của HCG là kích thích hoàng thể kinh nguyệt sang hoàng thể thai nghén, đồng thời thúc đẩy sự tiết liên tục của estrogen và progesterone, duy trì hình dạng của nội mạc tử cung, giúp nhau thai phát triển bình thường, rất cần thiết để duy trì thai kỳ khỏe mạnh.

Vì sao mẹ lại nghén khi mang thai

Ốm nghén là dấu hiệu của một thai kỳ khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)

Khi hormone này gia tăng nhanh chóng nó sẽ làm ức chế sự bài tiết của dịch vị, từ đó ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa bình thường của bà bầu, gây ra cảm giác buồn nôn và nôn.

Ở một góc độ khác, hormone HCG tăng lên chứng tỏ thai khi đang lớn lên một cách khỏe mạnh. Tùy vào thể trạng của từng người, hormone HCG sẽ tăng cao hoặc thấp, dẫn tới bà bầu có phản ứng ốm nghén nặng nhẹ khác nhau.

Thông thường, bà bầu sẽ có những triệu chứng ốm nghén như chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi vào tuần thứ 6 của thai kỳ. Các triệu chứng sẽ dần thuyên giảm vào khoảng tuần thứ 13.

Ốm nghén có liên quan mật thiết tới sự phát triển IQ của trẻ

Các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi ở Toronto, Canada đã phát hiện ra rằng, những bà bầu bị ốm nghén nặng khi mang thai sau khi sinh con, trẻ có đầu óc nhạy bén, thông minh hơn. Họ tin rằng, điều này có liên tới các hormone thai kỳ trong lúc ốm nghén đã tác động tích cực tới sự phát triển não bộ của thai nhi.

Vì sao mẹ lại nghén khi mang thai

Tình trạng ốm nghén càng nặng thì điểm IQ càng cao. (Ảnh minh họa)

Để chứng minh cho điều này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thí nghiệm kéo dài từ năm 1998 đến năm 2003, bao gồm 121 phụ nữ được chia thành 3 nhóm mẹ con: bà mẹ bị ốm nghén được điều trị bằng diclectin, bà mẹ bị ốm nghén không được điều trị bằng dilectin, bà mẹ không bị ốm nghén.

Sau đó, các bài kiểm tra khác nhau đã được thực hiện cho trẻ em từ 3 đến 7 tuổi.

Kết quả cho thấy con cái của những phụ nữ bị ốm nghén đạt điểm cao hơn về chỉ số IQ, khả năng nói trôi chảy, phát âm tốt và trí nhớ tốt về những con số. Theo các nhà nghiên cứu, tình trạng ốm nghén càng nặng thì chỉ số IQ càng cao.

Kết quả của nghiên cứu đã được công bố trên của Tạp chí Nhi khoa vào tháng 4 năm 2009.

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Irena Nulman cho biết: "Các phát hiện cho thấy việc buồn nôn, nôn trong thai kỳ không có hại cho em bé. Trên thực tế, nó còn có thể hỗ trợ thúc đẩy sự tăng trưởng về mặt tinh thần của thai nhi".

Mặc dù việc ốm nghén có liên quan tới IQ của một đứa trẻ nhưng không phải là tất cả. IQ của một người còn liên quan nhiều tới yếu tố như gen di truyền, môi trường, chế độ dinh dưỡng… Đặc biệt, IQ cao không thể tách rời với việc giáo dục. Ảnh hưởng của bố mẹ và từ chính nỗ lực bản thân trẻ cũng là yếu tố quan trọng tạo ra sự khác biệt về trí thông minh của mỗi người.

Vì vậy, mức độ ốm nghén không phải yếu tố quyết định hoàn toàn IQ của trẻ. Các bà mẹ sắp sinh nếu không bị ốm nghén cũng đừng tỏ ra quá lo lắng.

Vì sao mẹ lại nghén khi mang thai
Giảm tình trạng ốm nghén kéo dài

Xem thêm video đang được quan tâm

Phụ nữ mang thai sớm tiếp cận vaccine phòng COVID-19


Ốm nghén là tình trạng phổ biến và gây khó chịu cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nghén khi mang bầu là hiện tượng sinh lý nên không ảnh hưởng gì đến em bé, ngoại trừ trường hợp nghén nặng.

Tổng quan

Ốm nghén là dấu hiệu phổ biến của thai kỳ, được biểu hiện bằng cảm giác buồn nôn và đôi khi là nôn thật sự. Nghén khi mang thai có thể gây khó chịu cho thai phụ vào bất cứ lúc nào trong ngày, chứ không chỉ riêng buổi sáng. Có đến 90% phụ nữ trải qua cảm giác buồn nôn hoặc nôn ở nhiều mức độ khác nhau khi mang thai.

Ốm nghén thường xuất hiện trong 14 tuần của thai kỳ và đây hầu như dấu hiệu đầu tiên cho biết một người phụ nữ đã mang thai. Một số phụ nữ cũng có thể bị ốm nghén kéo dài trong suốt thai kỳ, nhưng mẹ yên tâm là tình trạng này cũng rất hiếm dẫn đến biến chứng.

Vì sao mẹ lại nghén khi mang thai
Ốm nghén thường xuất hiện trong 14 tuần của thai kỳ

Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về vấn đề phụ nữ ít hoặc không ốm nghén có tỷ lệ sảy thai cao hơn. Một số nghiên cứu khác cho rằng ốm nghén khi mang bầu là cách tự nhiên giúp người mẹ có thể tránh xa các chất gây hại tiềm ẩn cho thai nhi mới phát triển.

Ốm nghén khi mang thai do tác động từ nhiều yếu tố bởi sự xuất hiện của thai nhi trong cơ thể mẹ.

Nguyên nhân gây ra các triệu chứng thai nghén thông thường ở mẹ mang thai được xác định như sau:

Nồng độ HCG tăng mạnh:

Thời kỳ đầu mang thai, hormone trong cơ thể phụ nữ sẽ tăng rất nhanh nhất là hormone HCG. Hormone này được sản sinh từ nhau thai và nó phát triển mạnh từ 8 - 12 tuần của thai kỳ. Vì thế, sự xuất hiện và tác động của loại hormone này sẽ khiến mẹ ốm nghén còn tình trạng nặng hoặc nhẹ tùy theo sức đề kháng của từng mẹ bầu.

Dạ dày nhạy cảm hơn:

Theo nhiều nghiên cứu thì loại vi khuẩn helicobacter pylori trong dạ dày, nhưng khi có bầu nó sẽ làm tăng khả năng ốm, mệt mỏi ở mẹ. Và thường khi có thai thì hệ tiêu hóa của mẹ cũng sẽ yếu và nhạy cảm hơn bình thường. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng buồn nôn, nôn và sợ đồ ăn ở các mẹ.

Khứu giác nhạy cảm, thính hơn:

Khi có thai, hormone estrogen sẽ tăng lên. Việc này khiến khứu giác của các mẹ bầu sẽ nhạy cảm, thỉnh hơn bình thường rất nhiều. Chính vì thế, các mẹ thường cảm thấy sợ đồ ăn, dễ nôn ọe khi ngửi thấy mùi thức ăn.

Vì sao mẹ lại nghén khi mang thai
Khi có bầu, khứu giác nhiều mẹ nhạy cảm hơn dễ khiến mẹ sợ ăn và buồn nôn

Mang bầu đôi, đa thai:

Khi mang thai đôi hay đa thai thì mẹ bầu sẽ ốm nghén nặng hơn các mẹ khác rất nhiều. Vì lượng HCG trong cơ thể mẹ sẽ tăng lên gấp đôi và sẽ khiến tình trạng ốm mệt của mẹ càng trở lên nghiêm trọng, hoặc làm kéo dài thời gian ốm nghén khi mang thai.

Từng ốm nghén trong lần mang thai trước:

Nếu mẹ bị nghén ở lần đầu mang thai thì với lần mang thai thứ 2 bầu sẽ rất dễ ốm do tình trạng thai nghén trở lại và thậm chí có thể nặng hơn lần đầu.

Người thân từng ốm nghén:

Nếu tiền sử gia đình bạn có mẹ, chị em ruột cũng bị ốm nghén thì nguy cơ bạn ốm khi mang thai do gen di truyền rất cao.

Bị say xe:

Người hay bị say xe bởi dạ dày rất nhạy cảm nên nếu mẹ mang thai cũng dễ ốm nghén và nôn ọe dữ dội vào 3 tháng đầu thai kỳ.

Mang thai bé gái:

Nhiều người nói rằng mang thai bé gái thì khả năng ốm nghén nặng hơn sẽ rất cao. Nhiều người còn coi đây là dấu hiệu phân biệt là bầu bé trai hay bé gái nhưng cách này không chính xác, chỉ mang tính chất tương đối.

Đau nửa đầu:

Nếu mẹ đã có tiền sử đau nửa đầu thì khi mang thai nguy cơ ốm nghén trong thời kỳ mang thai rất cao. Đau nửa đầu còn tác động lên các dây thần kinh gây ra các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu.

Biến chứng của ốm nghén

Triệu chứng buồn nôn và nôn của mẹ dễ dẫn đến tình trạng chán ăn nên nhiều mẹ bầu lo lắng rằng điều này sẽ tác động xấu đến em bé trong bụng. Thực tế thì ốm nghén nhẹ thường không gây hại cho thai nhi. Nghén khi mang thai thường không nghiêm trọng đến mức cản trở sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

Đối với một số phụ nữ mang thai, cảm giác buồn nôn và nôn khiến họ sụt cân nghiêm trọng. Đây được gọi là hội chứng ốm nghén nặng (Hyperemesis Gravidarum - HG), gây mất cân bằng điện giải và giảm cân không kiểm soát. Nếu không được điều trị chứng ốm nghén, tình trạng này có nguy cơ làm mất nước nghiêm trọng hoặc giảm hơn 5% trọng lượng cơ thể trước khi mang thai, nguy hiểm nhất là gây hại cho em bé của bạn.

Vì sao mẹ lại nghén khi mang thai
Triệu chứng buồn nôn và nôn của mẹ có thể tác động xấu tới sức khỏe nếu mẹ bỏ ăn, chán ăn

Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có biểu hiện:

  • Nôn liên tục, không kiểm soát;
  • Giảm từ 1-2 kg trở lên;
  • Sốt;
  • Tiểu rắt/rắt, nước tiểu màu sẫm;
  • Choáng váng, chóng mặt hoặc ngất xỉu;
  • Tim đập nhanh;
  • Buồn nôn dữ dội trong tam cá nguyệt thứ hai;
  • Nôn ra máu;
  • Đau đầu thường xuyên;
  • Đau bụng;
  • Xuất huyết hoặc có đốm máu âm đạo.

Thai phụ bị ốm nghén nặng thường phải nhập viện và truyền dịch tĩnh mạch (IV) để bù nước. Trường hợp vẫn bị ốm nghén sau 3 - 4 tháng đầu của thai kỳ, hoặc nếu bạn không tăng đủ cân khi mang thai thì cũng nên đến bệnh viện kiểm tra.

Thanh Hoa

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp