Nghị định hướng dẫn đăng ký kinh doanh năm 2024

Ngày 04/01/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Đây là Nghị định đầu tiên của năm 2021, có phạm vi tác động lớn, trực tiếp đến toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp.

Hình ảnh minh họa

Nghị định số 01/2021/NĐ-CP gồm 9 chương, 101 điều quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh.

Việc liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.

Đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam; Cá nhân, thành viên hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của Nghị định này; Cơ quan đăng ký kinh doanh; Cơ quan quản lý thuế; Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh.

Nghị định được ban hành nhằm cụ thể hóa những có những cải cách, đổi mới của Luật Doanh nghiệp, đồng thời khắc phục những bất cập, xử lý những vướng mắc trong thời gian qua. Một là, quy định rõ ràng, cụ thể hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đơn giản hóa, cắt giảm thành phần hồ sơ, giảm tải các thông tin phải kê khai nhờ tận dụng tối đa các thông tin sẵn có trong Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và các hệ thống thông tin đã kết nối. Bãi bỏ một số thủ tục hành chính không cần thiết như: công bố con dấu, Thông báo thay đổi thông tin người quản lý doanh nghiệp, chào bán cổ phần riêng lẻ,…

Tiếp tục hiện đại hóa, chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác đăng ký doanh nghiệp thông qua việc nâng cấp, hoàn thiện các quy định về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, thực hiện cung cấp hầu hết dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 giúp giảm thời gian, chi phí thành lập doanh nghiệp, đồng thời góp phần xây dựng một hệ thống đăng ký kinh doanh minh bạch, hạn chế tối đa những tiêu cực có thể phát sinh từ sự can thiệp của con người. Công khai hóa các thông tin cơ bản về doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tạo điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin chính thống, có giá trị pháp lý về doanh nghiệp, tăng khả năng giám sát của cộng đồng đối hoạt động của doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả công tác “hậu kiểm”, minh bạch hóa môi trường kinh doanh.

Nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp: Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo.

Nghị định quy định chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; đăng ký tên doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử; hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.

Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ngày 23/8/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 149/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp./.

Sau thời hạn nêu trên, nếu không nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung của hộ kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ hủy hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh theo quy trình trên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.

3. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2021 thì Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.

(Nghị định 78/2015 không đề cập đến vấn đề này).

4. Các trường hợp cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 01/2021 thì cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng là việc cấp đăng ký doanh nghiệp không thực hiện thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Việc cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy trình dự phòng được áp dụng khi xảy ra một hoặc một số trường hợp sau đây:

+ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng, nâng cấp;

+ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp gặp sự cố kỹ thuật;

+ Chiến tranh, bạo loạn, thiên tai và trường hợp bất khả kháng khác.

(Nghị định 78/2015 không đề cập đến vấn đề này).

5. So với quy định tại Điều 13 Nghị định 78/2015 thì Nghị định 01/2021 không còn quy định "Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai Phòng Đăng ký kinh doanh và được đánh số theo thứ tự. Việc thành lập thêm Phòng Đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư."

6. Doanh nghiệp được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp nếu không được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 35 Nghị định 01/2021 thì việc đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;

Trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp (Nghị định 78/2015 và Nghị định 108/2018 không đề cập vấn đề này).

7. Quy định mới về địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

- Điều 86 Nghị định 01/2021 quy định về địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh như sau: "1. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. 2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại."

- Điều 72 Nghị định 78/2015 quy định về địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh như sau: "Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh."

8. Không hạn chế thời gian tạm ngừng kinh doanh đối với hộ kinh doanh

Khoản 1 Điều 76 Nghị định 78/2015 quy định trường hợp hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm.

Tuy nhiên, Nghị định 01/2021 không còn quy định hạn chế "Thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm." nữa.

9. Điểm mới trong Thông báo chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 92 Nghị định 01/2021 thì khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, kèm theo thông báo phải có các giấy tờ sau đây:

- Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Cơ quan thuế;

- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

(Quy định cũ tại Điều 77 Nghị định 78/2015 không quy định rõ các giấy tờ phải nộp kèm theo Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh).

10. Quy định rõ các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Điều 41 Nghị định 01/2021 quy định các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

- Tạm ngừng kinh doanh;

- Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký;

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế về quản lý thuế;

- Đang làm thủ tục giải thể, đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập;

- Đang làm thủ tục phá sản;

- Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại;

- Đang hoạt động.

(Nghị định 78/2015 không có quy định rõ về các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp).

11. Thêm trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 77 Nghị định 01/2021 thì chi nhánh, văn phòng đại diện bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong các trường hợp sau đây:

- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện là giả mạo;

- Chi nhánh, văn phòng đại diện ngừng hoạt động 01 năm mà không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế;

- Theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

(Theo quy định cũ tại Khoản 3 Điều 60 Nghị định 78/2015 thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp chỉ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong trường hợp ngừng hoạt động 01 năm mà không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.).

12. Thêm trường hợp không được đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 65 Nghị định 01/2021 thì doanh nghiệp không được đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

- Đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã bị ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Đang trong quá trình giải thể theo quyết định giải thể của doanh nghiệp;

- Theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án hoặc Cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự;

- Doanh nghiệp đang trong tình trạng pháp lý “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký".

(Khoản 1 Điều 56 Nghị định 78/2015 không quy định trường hợp Doanh nghiệp đang trong tình trạng pháp lý “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký").

Theo quy định của pháp luật hộ kinh doanh được đăng ký tối đa bao nhiêu địa điểm kinh doanh?

Tóm lại, một hộ kinh doanh có thể đăng ký nhiều địa điểm kinh doanh, không giới hạn số lượng tối đa nhưng phải lựa chọn 1 địa điểm làm trụ sở hộ kinh doanh.

Khi nào thì cần đăng ký giấy phép kinh doanh?

Khi hộ kinh doanh sử dụng 10 lao động trở lên thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp. Đối với trường hợp sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, làm muối, bán hàng rong, quà vặt, kinh doanh lưu động, thời vụ hay làm dịch vụ có thu nhập thấp hơn thì không phải đăng ký hộ kinh doanh.

Những người nào không được đăng ký hộ kinh doanh?

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Ai được phép đăng ký hộ kinh doanh?

Theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có nêu rõ, các đối tượng được quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể là cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Người đại diện các thành viên hộ gia đình đứng tên trên giấy phép kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.