Nghỉ thai sản có được đánh giá viên chức không năm 2024

Thứ nhất: Việc đánh giá chất lượng công chức chưa công tác đủ 6 tháng, công chức không tham gia công tác từ 3 tháng đến dưới 6 tháng và công chức nghỉ thai sản được quy định cụ thể tại Khoản 3, Điều 2 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP. Theo đó: - Không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng công chức đối với những công chức công tác trong năm chưa đủ 6 tháng. Tuy nhiên, vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản. - Công chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. - Đối với công chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó. Thứ hai: Về tiêu chí đánh giá, xếp loại công chức Theo quy định tại Mục 2, Chương II, Nghị định số 90/2020/NĐ-CP việc đánh giá, xếp loại chất lượng công chức sẽ được thực hiện theo bộ tiêu chí mới. Theo đó, việc xếp loại chất lượng đối với công chức thực hiện theo 4 mức độ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ (bỏ mức độ là hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực). Trong đó, điểm nổi bật là bỏ các tiêu chí liên quan đến sáng kiến, giải pháp, công trình khoa học,... khi đánh giá, xếp loại công chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cụ thể, không yêu cầu tiêu chí phải "Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận". Thứ ba: Về trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại công chức được quy định cụ thể tại Điều 18, Nghị định số 90/2020/NĐ-CP. Cụ thể:

  1. Đối với công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị: Bước 1: Công chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng Công chức làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP. Bước 2: Nhận xét, đánh giá công chức - Tổ chức cuộc họp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với công chức. - Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị (Nghị định số 56/2015/NĐ-CP quy định thành phần tham dự ngoài công chức còn có người lao động của cơ quan, tổ chức, đơn vị) Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có quy mô lớn thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản. - Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp. Bước 3: Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác. Bước 4: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng công chức Bước 5: Cấp có thẩm quyền đánh giá công chức thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức theo quy định.
  2. Đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý của người đứng đầu: Bước 1: Công chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP. Bước 2: Nhận xét, đánh giá công chức - Tổ chức cuộc họp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với công chức. - Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc toàn thể công chức của đơn vị cấu thành nơi công chức công tác trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có đơn vị cấu thành (Nghị định số 56/2015/NĐ-CP quy định thành phần tham dự ngoài công chức còn có người lao động của cơ quan, tổ chức, đơn vị). Trường hợp công chức là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có quy mô lớn thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản. - Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp. Bước 3: Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác đối với cấp phó của người đứng đầu. Bước 4: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng công chức Đối với công chức là cấp phó của người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ ý kiến nhận xét, đánh giá quy định tại Bước 2, Bước 3 và tài liệu liên quan (nếu có) để quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với công chức. Đối với công chức thuộc quyền quản lý của người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ ý kiến tại cuộc họp nhận xét, đánh giá ở Bước 2 quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với công chức. Bước 5: Cấp có thẩm quyền đánh giá công chức thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức theo quy định. Thứ tư: Chế độ thông báo kết quả đánh giá công chức Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP thì cấp có thẩm quyền đánh giá công chức thông báo bằng văn bản cho công chức và thông báo công khai về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử (theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP thì kết quả đánh giá, phân loại công chức phải được thông báo bằng văn bản cho công chức sau 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của người hoặc cấp có thẩm quyền đánh giá). Thứ năm: Sử dụng kết quả đánh giá công chức Theo quy định tại Điều 21, Nghị định số 90/2020/NĐ-CP thì kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với công chức. Thứ sáu: Lưu giữ tài liệu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức Theo quy định tại Điều 22, Nghị định số 90/2020/NĐ-CP thì kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng được thể hiện bằng văn bản, lưu vào hồ sơ công chức, bao gồm: + Biên bản cuộc họp nhận xét, đánh giá. + Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức. + Nhận xét của cấp ủy nơi công tác (nếu có). + Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức của cấp có thẩm quyền. + Hồ sơ giải quyết kiến nghị về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức (nếu có). + Các văn bản khác liên quan (nếu có). Có thể nói, Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ, với nhiều quy định mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá đánh giá, xếp loại công chức hằng năm.

Viên chức được nghỉ thai sản bao lâu?

  1. 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Nghỉ thai sản bao lâu thì đi làm được?

Theo đó, để được đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ sinh con, lao động nữ phải đáp ứng đủ 3 điều kiện sau: - Đã được nghỉ chế độ thai sản ít nhất 4 tháng. - Người lao động phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý cho trở lại làm sớm.

Nghỉ thai sản là gì?

Thời gian nghỉ thai sản là gì? Thời gian nghỉ thai sản là thời gian mà người lao động được nghỉ việc để chăm sóc sức khỏe và con cái khi mang thai, sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai.

Viết đơn xin nghỉ thai sản trước bao nhiêu ngày?

Thời gian nộp hồ sơ Thời điểm xin nghỉ thai sản là trong vòng 2 tháng trước khi sinh con tùy theo tình hình sức khỏe của mẹ và bé. Nếu sức khỏe yếu, để đảm bảo cho cả mẹ và bé hoàn toàn có thể xin nghỉ sớm bằng văn bản.