Nghiên cứu khoa học truyền thông

Bạn có khó chịu không khi hằng ngày đọc những bài báo hay tin tức thiên vị mang ít giá trị hoặc thậm chí tệ hơn, thông tin sai lệch? Bạn có muốn xem những quảng cáo trung thực hơn mà không cố lừa bạn mua thứ này hay thứ khác? Bạn có cảm thấy nhiều bộ phim và kịch bản đánh mất tâm hồn sáng tạo hay ý nghĩa của chúng?

Nếu bạn có một khả năng phản biện tốt và không dễ dàng chấp nhận hay tin vào bất cứ thông tin nào được ném vào bạn, bằng Thạc sĩ Nghiên cứu Truyền thông có thể là bằng cấp hoàn hảo cho bạn. Bạn sẽ học cách khám phá và chia sẻ sự thật, hiểu cách các tổ chức truyền thông hoạt động và tìm một nơi thích hợp để bạn có thể tạo ra tác động tích cực.

Nghiên cứu khoa học truyền thông

Văn bằng Nghiên cứu Truyền thông: những gì được mong đợi?

Ngành Nghiên cứu Truyền thông phân tích nội dung, lịch sử và tác động của các phương tiện truyền thông khác nhau (đặc biệt là phương tiện truyền thông đại chúng) đối với xã hội của chúng ta. Bạn có thể chia Truyền thông thành hai loại:

  • Phương tiện truyền thông đương đại: phim ảnh, trò chơi video, truyền thông xã hội, v.v.
  • Phương tiện truyền thông truyền thống hoặc kế thừa: truyền hình, đài phát thanh, truyền thông in ấn, v.v.

Trong các khóa học, sinh viên phân tích các kênh và các tổ chức truyền thông. Các bạn sẽ khám phá những khác biệt giữa quá khứ và hiện tại. Và khám phá cách thời đại kỹ thuật số đã thay đổi cách hoạt động của các tổ chức truyền thông như thế nào. Sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông cũng có thể tiếp cận các môn học như văn hóa smartphone, quảng cáo trực tuyến, và cách các phương tiện này thay đổi giao tiếp trực tuyến và ngoại tuyến của chúng ta.

Có 4 khái niệm chính trong Nghiên cứu Truyền thông:

  • Ngôn ngữ phương tiện – các cách khác nhau để tạo ý nghĩa hoặc gửi thông điệp qua văn bản, hình ảnh, âm thanh, v.v.
  • Trình bày – cách các tổ chức truyền thông diễn giải và mô tả một sự kiện hoặc tình huống khác nhau
  • Đối tượng – nghiên cứu người tiêu thụ phương tiện, lý do, và cách tạo nội dung thu hút khán giả mục tiêu
  • Tổ chức – các tổ chức tạo ra phương tiện truyền thông, vận hành tài chính và các tư tưởng tác động lên công việc của họ

Phân ngành Truyền thông

Nghiên cứu Truyền thông là một ngành tổng quát, chồng chéo với các nhánh như Nhân chủng học, Tâm lý học, Nghiên cứu Văn hóa và Khoa học Chính trị. Nếu bạn muốn thu hẹp trọng tâm của mình, bạn có thể chọn học một phân ngành Truyền thông:

  • Truyền thông
  • Truyền thông xã hội
  • Báo chí
  • Biên tập & Xuất bản
  • Nghiên cứu Phim và Truyền thông
Nghiên cứu khoa học truyền thông

Tôi có thể làm gì với tấm bằng Nghiên cứu Truyền thông?

Chúng tôi biết bạn sẽ không học một tấm bằng chỉ vì nó nghe hay ho hoặc thú vị. Bạn có thể thắc mắc bạn có thể làm gì với tấm bằng Nghiên cứu Truyền thông. Câu trả lời là?

Nhiều hơn bạn nghĩ. Sinh viên tốt nghiệp ngành Nghiên cứu Truyền thông có thể tìm thấy các cơ hội việc làm trong các lĩnh vực Marketing, Phát thanh truyền hình, Nhiếp ảnh, và các lĩnh vực khác, và danh sách này vẫn còn dài. Dưới đây là một số nghề nghiệp Nghiên cứu Truyền thông phổ biến nhất với mức lương trung bình hàng năm ở Hoa Kỳ, theo Glassdoor:

  • Chuyên gia Marketing Kỹ thuật số – 60.000 USD. Làm việc trong ngành marketing và giúp các công ty phát triển thông qua nhận thức về thương hiệu và quảng bá sản phẩm và dịch vụ.
  • Media Planner – 54.000 USD. Phân tích dữ liệu và tiến hành nghiên cứu để tạo ra các chiến lược và kế hoạch hành động cho các chiến dịch quảng cáo.
  • Chuyên gia Quan hệ Công chúng (PR) – 58.000 USD. Tạo và duy trì hình ảnh thuận lợi cho khách hàng của bạn (cá nhân hoặc tổ chức), đặc biệt là trong một cuộc khủng hoảng.
  • Quản lý Truyền thông Xã hội – 55.000 USD. Quản lý một công ty marketing và quảng cáo trên phương tiện truyền thông xã hội thông qua tạo chiến lược và lập kế hoạch, SEO và quản lý thương hiệu.
  • Quản lý nội dung web – 64.000 USD. Đảm bảo nội dung của một trang web (ví dụ: bài viết, hình ảnh, video, đánh giá) có cấu trúc rõ ràng và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và nhu cầu của người dùng.

Các triển vọng việc làm truyền thông

Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, các công việc Truyền thông dự kiến sẽ tăng 4% cho đến năm 2028 chỉ riêng tại Hoa Kỳ. Điều này không đáng ngạc nhiên chút nào. Vì sao?

Với sự gia tăng của phương tiện truyền thông giả mạo và độ tin cậy của phương tiện truyền thông chính thống đang bị nghi ngờ, ngày càng nhiều người muốn tìm ra sự thật cho chính họ và chia sẻ với thế giới.

Nghiên cứu khoa học truyền thông
Nghiên cứu khoa học truyền thông

Truyền thông & Nghiên cứu truyền thông

Truyền thông & Nghiên cứu truyền thông là một trong những nghề thời thượng với mức thu nhập nằm trong mức khá cao trên thế giới. Nhưng đồng thời, ngành này cũng áp lực không nhỏ vì đòi hỏi phải cập nhật liên tục để không lỗi thời với những tiến bộ không ngừng của công nghệ.

Ngành truyền thông là gì?

Ngành truyền thông là một ngành khá rộng với nhiều phân nhánh. Ở Việt Nam, phụ huynh và các em học sinh thường nhằm lẫn truyền thông với báo chí, Nhưng thực ra ngành truyền thông báo chí (Journalism) chỉ là một nhánh của ngành này thôi. Về cơ bản, có thể chia ngành truyền thông ra làm:

1/ Ngành truyền thông báo chí (Journalism)

Đây là ngành có tuổi đời lâu nhất trong khối ngành truyền thông. Ngành báo chí đòi hỏi người theo nghề phải có kiến thức tốt, nhanh nhẹn và phải tôn trọng sự thật. Chính vì thế, trên thế giới, ngành báo chí là một mảng rất riêng, tách hẳn với ngành truyền thông. Nhiều trường còn ghi rõ là chỉ dạy ngành báo chí, không dạy ngành truyền thông.

Nghiên cứu khoa học truyền thông

2/ Ngành truyền thông thực hành (Communication practice)

Nhóm ngành này chủ yếu học để đi làm. Chúng ta có thể chia thành nhiều nhóm nhỏ như: Public Relations (PR) – Corporate Communication – Non-profit Communication.

3/ Ngành truyền thông Media/ Digital media – Multimedia

Còn gọi với cái tên quen thuộc là truyền thông đa phương tiện. Nói đơn giản thì ngành này dùng những công nghệ hiện đại như máy ảnh, máy quay phim, máy tính… để tạo ra các sản phẩm truyền thông. Các sản phẩm này có thể là một bộ phim, TVC quảng cáo hoặc MV ca nhạc…

4/ Ngành nghiên cứu truyền thông (Communication Studies)

Có thể xem như 1 “dị loại” so với các ngành trên. Ngành nghiên cứu truyền thông không động tay vào làm một sản phẩm truyền thông mà giống như 1 “chiến lược gia”. Họ sẽ thông qua quan sát cuộc sống và các số liệu thực tế xung quanh để tìm ra vấn đề. Ví dụ như vì sao người ta chuộng du học Úc hơn hơn… Pakintan, vì sao hiện nay số lượng đọc tin facebook nhiều hơn báo giấy…  Sau đó sẽ là cả một quá trình tìm hiểu, so sánh, nghiên cứu, đối chiếu… để xây dựng nền tảng cho truyền thông.

Sinh viên có thể làm gì với bằng sau đại học về Truyền thông?

Tốt nghiệp bạn có thể làm việc liên quan đến truyền thông như sau:

Nghề nghiệp Tỷ lệ tăng trưởng Mức lương trung bình
Chuyên gia quan hệ công chúng 8.9% $60,000
Nhà văn và tác giả 7.6% $63,510
Nhà biên tập -1.4% $63,510
Phóng viên và bình luận viên -10.1% $43,490
Người dẫn chương trình và phát thanh viên -11.6% $31,990
Giáo sư truyền thông 10% $69,390
Phát thanh viên hệ thống chỉ đường và các công cụ khác 2.6% $31,990

Thu nhập ngành Truyền thông & Nghiên cứu Truyền thông

Mức lương trung bình cho sinh viên tốt nghiệp ngành truyền thông là $68.000/năm, và tăng thêm $590,800 sau 20 năm. Con số này cao hơn 76% so với mức lương trung bình của người có bằng phổ thông.Học sinh tốt nghiệp trung học kiếm được từ $ 29,000 đến $ 57,000/năm, cử nhân (bất kỳ lĩnh vực nào) kiếm được từ $ 44,000 đến $ 99,000/năm. Những người có bằng cấp cao kiếm được nhiều nhất với mức lương từ $ 55,000 đến $ 120,000/năm.

Khu vực quốc gia làm việc và bằng cập sẽ ảnh hưởng đến triển vọng nghề nghiệp và mức lương của lao động trong ngành này.

Yêu cầu về bằng cấp liên quan đến lĩnh vực Truyền thông & Nghiên cứu Truyền thông

Bằng cấp càng nâng cao thì càng có nhiều lựa chọn nghề nghiệp mở ra cho bạn. Tuy nhiên, sinh viên cũng cần cân nhắc về thời gian và tài chính đầu tư vào việc học. Trình độ học vấn đối với nghề liên quan đến Truyền thông & Nghiên cứu Truyền thông:

Cấp độ giáo dục Tỷ lệ lao động
Chưa tốt nghiệp trung học phổ thông 6,8%
Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương 6,5%
Chứng chỉ sau trung học phổ thông 1,5%
Chứng chỉ một số khóa đại học 6,8%
Bằng cao đẳng hoặc tương đương 3,5%
Bằng cử nhân 56,3%
Chứng chỉ sau cử nhân 0,8%
Bằng thạc sĩ 13,5%
Bằng sau thạc sĩ 0,3%
Bằng chuyên nghiệp thứ nhất 0,5%
Bằng tiến sĩ 2,5%
Đào tạo sau tiến sĩ 1,2%

* Bài viết tham khảo:

Bài viết liên quan!