Ngoại trú thường trú là gì

Phân biệt thường trú và tạm trú

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú năm 2006, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2013: “Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú”.

Theo đó, nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

Dưới đây là những thông tin cơ bản về thường trú và tạm trú do vntuvanluat.com tổng hợp lại.

Ngoại trú thường trú là gì

1. Thường trú

Là nơi bạn, gia đình bạn, người thân cư trú thường xuyên, ổn định, có thể làm mọi việc tại nơi thường trú đó mà không bị giới hạn về thời gian.

Theo Luật cư trú, điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương ngoài việc phải có chỗ ở hợp pháp còn phải có thêm điều kiện khác, đó là tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên hoặc được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào hộ khẩu của mình phù hợp với quy định.

Đối với trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà ở do thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở của mình phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú vào phiếu báo thay đổi nhân khẩu, nhân khẩu, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm.

Đối với chỗ ở là nhà ở do thuê, mượn hoặc ở nhờ tại TP Hà Nội và TP.HCM thì diện tích cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ phải ghi rõ trong hợp đồng, bảo đảm diện tích tối thiểu là 5 m2 sàn/người, diện tích sàn được hiểu và thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Nếu bạn là người lao động và đã tham gia đóng BHYT, hãy tham khảo cách sử dụng bảo hiểm y tế đúng quy định để xác định trường hợp của mình khi cần thiết.

Ngoại trú thường trú là gì

Những trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng và anh, chị, em ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau thì không cần xuất trình giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về mối quan hệ này.

Những người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ mà đăng ký cùng người khác thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha hoặc mẹ.

Người nước ngoài vào Việt Nam có thể được xem xét để cấp thẻ thường trú, cho phép cư trú tại Viêt Nam vô thời hạn.

2. Tạm trú

Là nơi bạn cư trú nằm ngoài khu vực thường trú. Khác với thường trú, tạm trú có nghĩa là cư trú tạm thời và bị giới hạn về thời gian.

Trường hợp thuê, mượn, ở nhờ thì đăng ký tạm trú phải có ý kiến đồng ý đăng ký tạm trú của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Người đăng ký tạm trú được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ tạm trú hoặc chủ hộ đồng ý cho đăng ký tạm trú tại nơi thường trú của chủ hộ thì việc đồng ý phải được ghi vào phiếu thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Có thể bạn quan tâm: Bạn chuẩn bị đi du lịch Nghệ An, điểm dừng chân của bạn là tại Thành Phố Vinh, nhưng bạn chưa biết tại đây có những địa điểm nào có thể đến tham quan, hãy xem thông tin tại Du lịch thành phố Vinh để có phương án di chuyển phù hợp.

Ngoại trú thường trú là gì

Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Công an xã, phường, thị trấn sẽ phải đổi, cấp lại sổ tạm trú cho công dân. Khi thực hiện, các cơ quan thực hiện đăng ký thường trú, tạm trú,... sẽ phải thay đổi nhiều giấy tờ, thủ tục và công khai để người dân được biết và thực hiện.

Người nước ngoài được cấp thẻ tạm trú thì có thể cư trú tại Việt Nam trong thời hạn thẻ tạm trú đó. Tối đa, thẻ tạm trú có thời hạn là 5 năm. Khi hết thời hạn thẻ, nếu có nhu cầu ở lại Việt Nam, bạn phải đi gia hạn thẻ tạm trú.

Cư trú được xác định theo chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú gồm: Nơi thường trú và nơi tạm trú. Rất nhiều người có sự nhầm lẫn giữa ba khái niệm thường trú, tạm trú, lưu trú. Sự khác biệt giữa thường trú, tạm trú và lưu trú như thế nào?

Khái niệm

– Thường trú:

+ Là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú

– Tạm trú:

+ Là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú

– Lưu trú

+ Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú

Bản chất 

– Thường trú:

+ Sinh sống thường xuyên, lâu dài tại nơi ở thuộc sở hữu của bản thân, gia đình hoặc thuê, mượn

– Tạm trú:

+ Sinh sống thường xuyên nhưng có thời hạn nhất định chủ yếu là nhà thuê, mượn

– Lưu trú

+ Nghỉ lại tạm thời vì lý do công việc, du lịch, thăm hỏi… trong thời gian ngắn

>> Xem thêm: Cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam

Điều kiện đăng ký

– Thường trú:

+ Đăng ký thường trú tại tỉnh: Có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó

+ Đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương: Thuộc một trong các trường hợp sau: Có chỗ ở hợp pháp; Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình; Được điều động, tuyển dụng vào cơ quan Nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp; Trước đây đã đăng ký thường trú, nay trở đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình

– Tạm trú: Đáp ứng 02 điều kiện:

+ Sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn;

+ Không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó.

– Lưu trú

+ Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau.

+ Trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần: Nghỉ lại tại một địa điểm nhất định điểm nhất định của xã, phường, thị trấn; Không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú

Thời hạn cư trú 

– Thường trú:

+ Không có thời hạn

– Tạm trú:

+ Có thời hạn

– Lưu trú

+ Thời hạn ngắn, mang tính nhất thời

Nơi đăng ký thời hạn cư trú 

– Thường trú:

+ Công an quận, huyện, thị xã đối với thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Công an xã, thị trấn thuộc huyện, công an thị xã đối với thành phố thuộc tỉnh và được cấp sổ hộ khẩu.

– Tạm trú:

+ Công an xã, phường, thị trấn và được cấp sổ tạm trú

– Lưu trú

+ Công an xã, phường, thị trấn

Thời hạn thực hiện 

– Thường trú:

+ Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới;

+ Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu;

+ Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh

– Tạm trú:

+ 30 ngày kể từ ngày đến phải thực hiện đăng ký tạm trú

– Lưu trú

+ Trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau

Kết quả đăng ký

– Thường trú:

+ Được cấp Sổ hộ khẩu hoặc nhập tên vào Sổ hộ khẩu

– Tạm trú:

+ Được cấp Sổ tạm trú hoặc nhập tên vào Sổ tạm trú

– Lưu trú

+ Được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú

>> Xem thêm: Nơi cư trú của cá nhân được pháp luật quy định thế nào?

Trên đây là quy định của pháp luật về Sự khác biệt giữa thường trú, tạm trú và lưu trú. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Tôi đọc luật thấy có khái niệm nơi “cư trú”, “thường trú” và “tạm trú”. Vậy cho tôi hỏi các khái niệm này khác nhau như thế nào?

Trả lời

Nơi cư trú là gì?

Theo giải thích từ ngữ tại điều 2 luật cư trú 2020 giải thích như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2. Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã).


5. Đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú.

Điều 11 luật cư trú 2020 quy định

Điều 11. Nơi cư trú của công dân1. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.

2. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.

Theo điều 40 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng có quy định cụ thể như sau:

Điều 40. Nơi cư trú của cá nhân1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.

3. Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới.

Theo đó, có thê hiểu nơi cư trú là nơi cá nhân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc huyện (nếu không có đơn vị cấp xã). Tại thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về việc xác nhận nơi cư trú như sau:

Điều 17. Xác nhận thông tin về cư trú1. Công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.2. Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản (có chữ ký và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) hoặc văn bản điện tử (có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) theo yêu cầu của công dân.

4. Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận của cá nhân hoặc hộ gia đình chưa được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục để điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định tại Điều 26 Luật Cư trú.

Thường trú, tạm trú là gì?

Theo giải thích tại luật cư trú 2020 nơi thường trú tạm trú được hiểu như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

8. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;


9. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
10. Nơi ở hiện tại là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú mà công dân đang thường xuyên sinh sống; trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi ở hiện tại là nơi công dân đang thực tế sinh sống.

Cần phân biệt rõ nơi thường trú, nơi tạm trú và nơi ở hiện tại theo quy định trên. Về định nghĩa nơi cư trú có thể hiểu nơi cư trú và nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi ở hiện tại của cá nhân

Xem thêm: Thủ tục đăng ký tạm trú

Ngoài ra luật cư trú cũng quy định tại điều 19 như sau:

Điều 19. Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú1. Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống, Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.2. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm hướng dẫn việc khai báo thông tin về cư trú theo các trường thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.3. Trường hợp người quy định tại khoản 1 Điều này chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận thông tin khai báo, cơ quan đăng ký cư trú tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.4. Trường hợp người quy định tại khoản 1 Điều này đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận thông tin khai báo, cơ quan đăng ký cư trú tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin.5. Sau khi kiểm tra, xác minh, cơ quan đăng ký cư trú cập nhật thông tin của công dân về nơi ở hiện tại và các thông tin khác vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đã khai báo về việc đã cập nhật thông tin.6. Trường hợp có thay đổi thông tin về cư trú thì công dân phải khai báo lại với cơ quan đăng ký cư trú để rà soát, điều chỉnh thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú; khi đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì phải làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.

7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy đối với các trường hợp khởi kiện, khi xác định thẩm quyền tòa án nơi bị đơn cư trú hoàn toàn có thể lựa chọn nơi bị đơn “thường trú” hoặc “tạm trú”. Ngoài ra nếu xác định nơi cư trú là nơi tạm trú để nộp đơn khởi kiện theo quy định:”Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn.” nên trong hồ sơ khởi kiện cần xin thêm xác nhận Công an địa phương.

Bài viết liên quan