Người chết bao lâu thì liệm

Đám tang hay đám ma, lễ tang, tang lễ, tang ma là một trong những phong tục của Việt Nam. Bao gồm nhiều quy trình của những người đang sống thực hiện đối với người vừa chết

Người chết bao lâu thì liệm
Đoàn rước linh cữu vua Khải Định, dẫn đầu là phương tướng đang xua đuổi tà ma dọc đường.

Theo phong tục, ngày giờ người chết vừa tắt thở phải nhớ chính xác để đem cho thầy tự xem có bị rơi vào giờ trùng tang hoặc bị quỷ tinh ám ảnh hay không. Nếu gặp ngày giờ xấu thì phải nhờ thầy dùng bùa để tống xuất, lá bùa này được dán trên quan tài và cho vào những vỏ ốc chôn ở bốn phía ngôi mộ,[6] hoặc bỏ vào quan tài một cỗ bài tổ tôm, quyển lịch Tàu hay lịch ta, tàu lá gói để trấn áp ma quỷ,[4] hoặc khi đem chôn thì có hai hay nhiều phương tướng đi trước đám tang, ăn mặc như tướng quân, múa đao để trừ tà ma ở dọc đường hoặc ở mộ huyệt (trường hợp này mộ huyệt phải đào tam cấp).[7] Bảng tính và Cách hóa giải trùng tang[8]

Hạ tịchSửa đổi

Đưa người vừa mất xuống chiếu trải dưới đất 1 chốc rồi đưa lên lại, lấy nghĩa người bởi đất sinh ra thì khi chết lại về với đất[4] (nhân sinh ư thổ, diệc hoàn ư thổ) hoặc để lấy đủ âm dương cho người chết[9], hoặc hy vọng rằng việc này có thể hoàn sinh khí cho người đã mất.[10]

Cáo phóSửa đổi

Cáo phó là thông báo về tang lễ thường được đặt trước cổng tang gia hoặc gửi đến từng người thân thích.[11] Ngày nay có thể đăng cáo phó trên các phương tiện truyền thông hoặc gọi điện thoại báo tin. Trên cáo phó phải ghi rõ tên người chết, ngày sinh và mất, và chi tiết về tang lễ như thời gian địa điểm làm lễ nhập quan và di quan...

Khâm liệm và nhập quanSửa đổi

Khâm liệm là dùng vải để quấn người chết, thường thì người nhà dùng vải thường trắng (đối với gia đình khá giả dùng vải tơ lụa) may làm đại liệm, tiểu liệm.[4]. Ai theo đạo Phật thì có mền Quang Minh để đắp, trên đó có danh hiệu Phật, chú Vãng Sanh, chú Thất Phật Diệt Tội, các bài kinh, câu kệ; thường được may bằng vải tốt, vải lụa màu vàng, đỏ, thêu chỉ ánh kim. Tránh may khăn liệm bàng da thú, sợ kiếp sau người chết đó đầu thai thành thú vật. Sau khi liệm xong, những người thân đứng quanh quan tài, nâng người chết bằng 4 góc của tấm vải tạ quan và đặt vào quan tài gọi là nhập quan đối với thị hài nam giới thì nâng lên 7 lần còn đối với nữ nâng lên 9 lần tượng trưng cho số vía. Trên quan tài đặt 1 chén cơm úp (2 chén cơm úp thành 1), trên có cắm đôi đũa hoa, là đũa vót ra cho thành hình hoa (gai góc). Chắc chắn đôi đũa đó không thể nào dùng để ăn được! Theo quan niệm của người xưa, đũa đó để phòng chống tà ma, những vong hồn muốn đến phá hoại, lôi kéo linh hồn người chết đi đến nói này, nơi kia để rồi "lạc hồn" mà không quay về nhà được. Và trên đó còn để quả trứng gà luộc gọi là cơm bông, xưa có tục cướp cơm bông để cho trẻ ăn để phòng bệnh[12], quan tài phải quay đầu ra ngoài.[13]

Thiết linh sàng, linh tọaSửa đổi

Linh sàng là giường của linh hồn, thường được lập ở phía đông, có quây màn và để gối như lúc sống.[7][14] Linh tọa là bàn thờ đặt trước linh cữu, giữa linh tọa đặt bài vị bằng nan tre ghi họ tên, ngày sinh tháng mất và chức tước hoặc ảnh người chết, 2 bên có đèn nến, trước có bát nhang gọi là bộ tam sự, rượu, ba chung trà, ba chén cơm (chén ở giữa múc đầy, để 1 đôi đũa để cho người chết đó ăn; 2 chén 2 bên múc lưng chừng, để 1 chiếc đũa có nơi nói là để cho 2 vị thần ở 2 bên vai vác (Tả mạng thần quan và Hữu mạng thần quan) ăn, hoặc có nơi nói là để cho vong linh cô hồn xung quanh đến ăn chung, chỉ để 1 chiếc đũa ngụ ý để họ ăn chậm và ít, không ăn nhanh bằng vong trên ban thờ, nếu không thì vong hồn người mới mất không ăn được nhiều mà thành ra đói, rồi lại "ma cũ ăn hiếp ma mới"), thức ăn người đó lúc còn sống thích (có thể cúng chay), bình hoa (thường là hoa trắng) và mâm ngũ quả.[15]

Tang phụcSửa đổi

Tục lệ xưa sau khi chết 4 ngày thì con cháu mới mặc đồ tang gọi là lễ thành phục. Tang phục được quy định như sau:[16][17]

  • Con trai: đội mũ rơm quấn bẹ chuối, áo sô gai, cầm gậy (cha mất thì gậy tre, mẹ mất thì gậy vông vì thân tre tròn biểu tượng dương (cha); cành gỗ vông đẽo được thành hình vuông, biểu tượng âm (mẹ)).
  • Con dâu, con gái: áo sô gai, thắt lưng bện bằng bẹ chuối, áo xổ gấu hoặc không (tùy theo cha còn hay mẹ còn, con gái còn ở nhà hay đã xuất giá), đầu chít khăn tang.
  • Cháu nội: đội mũ mấn, khăn trắng, mặc áo thụng trắng.[18]
  • Con rể, anh em trai: mặc áo thụng trắng.
  • Chị em gái: quấn vặn khăn trắng với tóc.

Ngoài ra, theo Quốc triều Hình luật có quy định cách thức mặc đồ tang và thời gian để tang (Hoàng Việt luật lệ về sau cũng không thay đổi), như sau:[19]

Năm hạng áo tang Hình thức Trảm thôi (đại tang) Tang 3 năm (27 tháng), áo vải sô rất xấu, không khâu gấu. Tư thôi (cơ niên) Tang 1 năm có chống gậy, 1 năm không chống gậy, 5 tháng, 3 tháng; áo may vải sô gai có khâu gấu. Đại công Tang 9 tháng, áo may vải to sợi. Tiểu công Tang 5 tháng, áo may vải to sợi. Ty ma Tang 3 tháng. Một số thời hạn để tang đối với những người có quan hệ gần Quan hệ Thời hạn để tang Cố ông/bà Tư thôi, 3 tháng Cụ ông/bà Tư thôi, 5 tháng Ông, bà Tư thôi, không phải chống gậy thì 1 năm Cha, mẹ Trảm thôi, 3 năm Chú, bác, thím Tang 1 năm Cô ruột Cô còn ở nhà: tang 1 năm; lấy chồng: tang 9 tháng Anh em ruột Tang 1 năm Chị em dâu Tang 9 tháng Anh em chú bác Tang 9 tháng Chị em ruột Còn ở nhà: tang 1 năm; lấy chồng: tang 9 tháng Chị em chú bác Ở nhà: tang 9 tháng; lấy chồng: tang 5 tháng Con trai trưởng [20]Con dâu trưởng Tang 1 năm Con trai thứ Tang 1 năm Con dâu thứ Tang 9 tháng

Quốc triều Hình luật không quy định việc để tang đối với bên ngoại và một số mối quan hệ khác, tuy nhiên người dân vẫn dựa theo Thọ Mai gia lễ để chịu tang, cụ thể một số trường hợp sau:[21][22]

Quan hệ Thời hạn để tang Cháu ngoại Ông bà ngoại để tang 3 tháng; cháu dâu, cháu gái đã có chồng: không để tang Cậu, dì (anh chị em ruột với mẹ) Tang 5 tháng Mợ (vợ cậu), dượng (chồng dì) Không để tang Cháu (gọi người để tang bằng cậu) Cậu để tang 5 tháng Cha mẹ vợ Tang 1 năm, ngoài ra con rể không phải để tang một người nào khác bên vợ Chồng Trảm thôi, 3 năm Vợ Tang 1 năm Vợ kế Nếu có con: tang 9 tháng; không có con: tang 5 tháng Con rể Tang 3 tháng

Phúng điếuSửa đổi

Phúng điếu là sự thăm hỏi, giúp đỡ bằng hình thức tiền bạc, nhang đèn hoặc hoa quả, liễn, văn điếu... Theo tục lệ thì khi chưa mặc tang phục thì không được tiếp khách đến phúng điếu. Khi khách phúng điếu vái lạy người chết thì tang gia phải lạy trả lễ một nửa số vái.[23][24] Ngày nay có một số gia đình không nhận tiền phúng điếu, việc này được ghi rõ trên cáo phó.

Thổi kèn giảiSửa đổi

Trong những ngày còn quan tài trong nhà, gia chủ thường mời những ban nhạc đến thổi kèn, sáo, đánh đàn, trống.[18] (gọi là nhạc hiếu). Ngày nay, có thêm những ban kèn tây, đàn guitar, đàn ca tài tử cải lương, hoặc mời cả ban nhạc người chuyển giới đến hát.[25]

Di quanSửa đổi

Phát phương tiện
Video lễ đưa tang hay Di quan tại Sapa

Chuyển quan tài (hòm) từ nơi khâm liệm đến nơi chôn cất, hay từ nơi khâm liệm đến một nơi khác mà chưa chôn, để lại hôm sau mới đem chôn cũng được gọi là di quan.

Chôn cấtSửa đổi

Viếng mộ đắp mộSửa đổi

Sau khi người chết được 3 ngày, gia chủ làm lễ viếng mộ. Ở Việt Nam còn có tục mở cửa mả

Tuần chung thất hay còn gọi là tứ cửu tức (49 ngày)Sửa đổi

Trong thời gian tang lễ, gia chủ cúng cơm cho người chết. Khi người chết được bao nhiêu tuần, gia chủ làm lễ thất cho đến khi được tuần thứ 7 thì làm lễ chung thất, thôi cúng cơm cho người chết. Gia chủ thường mời thầy cúng và mua nhà cho người chết.

Tuần Tốt khốc (100 ngày)Sửa đổi

Khi người chết được 100 ngày, gia chủ làm lễ tốt khốc (thôi khóc). Gia chủ thường mời thầy cúng, đốt tang phục, đốt nhà cho người chết và đưa di ảnh người chết lên ban thờ tổ tiên.

Giỗ đầu (Tiểu tường)Sửa đổi

Sau 1 năm âm lịch, gia đình người chết sẽ tổ chức giỗ đầu nhằm mục đích nhớ về người đã khuất.

Mãn tang (Đại tường)Sửa đổi

Sau khi người chết được 3 năm (27 tháng), gia chủ làm lễ hết tang (giỗ hết).

Ngày naySửa đổi

Hiện nay, tang lễ được làm giản tiện hơn. Các trình tự lễ tang ngày nay là lễ khâm liệm, lễ nhập quan, lễ viếng, lễ đưa tang, lễ hạ huyệt và lễ viếng mộ.

Tham khảoSửa đổi

  • Bùi Xuân Mỹ (2001). Tục thờ cúng của người Việt. Văn hóa thông tin.
  • Vũ Hi Tô (1927). Thọ Mai gia lễ diễn nghĩa. Sử-Văn-Đường.
  • Phan Kế Bính (2006). Việt Nam phong tục. Văn học.
  • Cửu Long Giang & Toan Ánh (1967). Người Việt đất Việt. Nam Chi Tùng Thư.
  • Nhất Thanh (1970). Đất lề quê thói. Đường Sáng.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ a b Bùi Xuân Mỹ, tr. 57
  2. ^ Vũ Hi Tô, tr. 4, Ngũ vị hương gồm lá thông, lá quýt, lá bạch đàn, lá mộc hoàn và lá đỗ
  3. ^ Vũ Hi Tô, tr. 3
  4. ^ a b c d Phan Kế Bính, tr. 28
  5. ^ Bùi Xuân Mỹ, tr. 62
  6. ^ Bùi Xuân Mỹ, tr. 58
  7. ^ a b Cửu Long Giang & Toan Ánh, tr. 320 - 321
  8. ^ Bảng tính và cách hóa giải trùng tang. Đá mỹ nghệ phan vinh.
  9. ^ Bùi Xuân Mỹ, tr. 59
  10. ^ Cửu Long Giang & Toan Ánh, tr. 319
  11. ^ Bùi Xuân Mỹ, tr. 64
  12. ^ Cửu Long Giang & Toan Ánh, tr. 315
  13. ^ Bùi Xuân Mỹ, tr. 68-70
  14. ^ Vũ Hi Tô, tr. 9
  15. ^ Bùi Xuân Mỹ, tr. 71
  16. ^ Bùi Xuân Mỹ, tr. 78
  17. ^ Vũ Hi Tô, tr. 12 -15
  18. ^ a b Phan Kế Bính, tr. 29
  19. ^ Nhất Thanh, tr. 455-459
  20. ^ Quốc triều hình luật bản chữ Hán và bản dịch của Trường Đại học Luật khoa Saigon, 1956 có chép con trai trưởng, cháu trai trưởng gọi bằng ông, cháu dâu trưởng, chắt trai, chắt dâu, mà không ghi rõ thời hạn để tang. Nếu so sánh với thời hạn để tang của các bậc tương đương ta có thể ước tính được.
  21. ^ Nhất Thanh, tr. 460-461
  22. ^ Vũ Hi Tô, tr. 36-49
  23. ^ Bùi Xuân Mỹ, tr. 79-80
  24. ^ Vũ Hi Tô, tr. 16-17
  25. ^ Sửng sốt với đám ma "vui" hơn đám cưới ở VN. 23/08/2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)

Liên kết ngoàiSửa đổi