Người có thẩm quyền là gì

Một số vấn đề về thẩm quyền ký trong văn bản hành chính 

Theo quy định của Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư thì “Văn bản” là thông tin thành văn được truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu, hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và được trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định. “Văn bản hành chính” là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức. Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công. Những loại văn bản này có giá trị pháp lý nhất định, được sử dụng trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Văn bản chỉ có giá trị pháp lý khi được ký ban hành bởi người có thẩm quyền và được đóng dấu của đơn vị đó. Không phải loại văn bản nào cũng được Thủ trưởng đơn vị trực tiếp ký, mà có thể thực hiện ký thay, ký thừa lệnh hoặc ký thừa ủy quyền.

Về thẩm quyền ký văn bản: Nghị định số 30/2020/NĐ-CP khẳng định một nguyên tắc chung là ở các cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả các văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng. Đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể  thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

Nghị định còn quy định: Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức ủy quyền.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.

Về trách nhiệm khi ký văn bản: Khoản 5, Điều 13 của Nghị định số 30/2020/NĐ-CP quy định người ký văn bản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản do mình ký ban hành. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành. Chức vụ ghi trên văn bản là chức vụ lãnh đạo chính thức của người ký văn bản trong cơ quan, tổ chức; không ghi những chức vụ mà Nhà nước không quy định.

Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức. Trường hợp được giao quyền cấp trưởng thì phải ghi chữ viết tắt “Q.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách hoặc điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng. Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Trường hợp ký thừa uỷ quyền thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Họ và tên người ký văn bản bao gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người ký văn bản. Trước họ tên của người ký, không ghi học hàm, học vị và các danh hiệu danh dự khác.

Về hình thức chữ ký: Đối với chữ trên văn bản giấy, khi ký tên trên văn bản giấy phải dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai để ký văn bản. Đối với chữ ký trên văn bản điện tử: người có thẩm quyền thực hiện ký số, vị trí, hình ảnh chữ ký số theo Quy định tại Phụ lục I của Nghị định 30/2020/NĐ-CP.

Phân biệt các trường hợp: Ký thay mặt, ký thay, ký thừa lệnh, ký quyền, ký thừa ủy quyền trong văn bản hành chính:

TT

Khái niệm

Giải thích thuật ngữ

Các trường hợp thực hiện

Ký thay mặt

(TM.)

- Thường được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể

- Là việc người đứng đầu thay mặt tập thể cơ quan, tổ chức ký văn bản.

- Được thực hiện trong trường hợp: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức.

- Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

- Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức.

Ví dụ: TM. CHÍNH PHỦ

           TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

Ký thay

(KT.)

- Thường được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng

- Là việc người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký văn bản giao cho cấp phó ký thay trong một số văn bản nhất định

- Được thực hiện trong trường hợp: Người đứng đầu  có thẩm quyền ký giao cho cấp phó ký thay các văn bản của cơ quan, tổ chức thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu.

- Đối với trường hợp những công việc mà cấp phó được phân công phụ trách thì việc thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.

- Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu.

Ví dụ: KT. GIÁM ĐỐC

           PHÓ GIÁM ĐỐC

Ký thừa lệnh

(TL.)

- Thừa lệnh là làm theo mệnh lệnh của cấp trên. Người được thừa lệnh của cấp trên để ký thừa lệnh có nghĩa là: không có quyền trực tiếp làm công việc này mà công việc đó thuộc quyền của thủ trưởng hoặc cơ quan cấp trên.

- Do vậy, khi cấp dưới thực hiện việc ký thừa lệnh thì phải thể hiện rõ là mình làm công việc này theo sự ra lệnh của cấp trên.

- Được thực hiện trong trường hợp: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản; Người được ký thừa lệnh được quyền giao lại cho cấp phó ký thay.

- Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.

- Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

Ví dụ:     TL. GIÁM ĐỐC

             CHÁNH VĂN PHÒNG

Ký Quyền (Q.)

- Ký quyền được áp dụng cho cơ quan hành chính Nhà nước, sự nghiệp thuộc Nhà nước.

- Trường hợp được giao quyền cấp trưởng để quản lý cơ quan, đơn vị

- Người được giao quyền được quyền ký tất cả những văn bản thuộc thẩm quyền của cấp trưởng cơ quan, đơn vị đó.

- Trường hợp ký quyền thì phải ghi chữ viết tắt “Q.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

Ví dụ: Q. GIÁM ĐỐC

5.     4

Ký thừa ủy quyền

(TUQ.)

- Ký thừa ủy quyền được áp dụng cho cơ quan hành chính Nhà nước, sự nghiệp thuộc Nhà nước.

- Tương tự như “ký thừa lệnh”, người được ủy quyền của cấp trên ký văn bản có nghĩa là: không có quyền trực tiếp làm công việc này mà công việc đó thuộc quyền của thủ trưởng hoặc cơ quan cấp trên.

- Do vậy, khi cấp dưới thực hiện việc ký thừa ủy quyền thì phải thể hiện rõ là mình làm công việc này theo sự ủy quyền.

- Được thực hiện trong trường hợp: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký.

- Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền.

- Đặc biệt, người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký.

- Trường hợp ký thừa uỷ quyền thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

Ví dụ:

TUQ. GIÁM ĐỐC

TRƯỞNG PHÒNG HÀNH CHÍNH

Tuyết Hà

Thẩm quyền thường được trao cho mỗi cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức trong một phạm vi và lĩnh vực nhất định. Vậy thẩm quyền là gì? Cơ quan có thẩm quyền là gì? Để giúp bạn có những thông tin bổ ích về vấn đề trên, ACC xin cung cấp một số thông tin có liên quan đến thẩm quyền trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng theo dõi nhé.

Người có thẩm quyền là gì
Thẩm quyền là gì

Theo định nghĩa của Từ điển Luật học thì thẩm quyền là tập hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy nhà nước do luật pháp quy định như thẩm quyền của tòa án các cấp, thẩm quyền của viện kiểm sát các cấp, của cơ quan công an các cấp,… Hành động, quyết định trong phạm vi thẩm quyền do luật pháp quy định là điều kiện để đảm bảo trật tự pháp luật và pháp chế thống nhất, tránh được sự trùng lặp, lấn sân trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan các cấp, các ngành. Vượt quá thẩm quyền, làm trái thẩm quyền trong ban ngành các văn bản, quyết định là cơ sở pháp lý để hủy bỏ các văn bản ấy.

Mỗi chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức chỉ được giao những thẩm quyền và được thực hiện các thẩm quyền đó trong phạm vi nhất định. Và nội dung thẩm quyền của tất cả các chủ thể trong tất cả các lĩnh vực thì đều phải do pháp luật quy định, không một chủ thể nào được quyền tạo ra “thẩm quyền riêng” mà vượt ra khỏi phạm vi pháp luật quy định.

Đây không chỉ là quyền của các chủ thể mà nó còn là nghĩa vụ, bắt buộc phải thực hiện bằng hành vi trên thực tế. Việc xác định thẩm quyền giải quyết rất quan trọng vì nó góp phần tránh gây chồng chéo, giải quyết sai thẩm quyền.

Cơ quan có thẩm quyền là các cơ quan được nhà nước và pháp luật trao cho những quyền nhất định để thực hiện những nhiệm vụ được giao của mình.

Trong phạm vi thẩm quyền của mình, các cơ quan sẽ ban hành những quyết định, phương hướng giải quyết các vấn đề cần triển khai thực hiện, hay còn tồn đọng vấn đề cần đưa ra giải pháp khắc phục hoặc ban hành ra các thông báo, văn bản để chỉ thị cấp dưới công việc…

Trong mỗi ngành, thẩm quyền được phân định theo chức năng, nhiệm vụ của ngành như thẩm quyền của Toà án nhân dân là xét xử. Tuy nhiên, một loại việc có thể thuộc thẩm quyền của một hoặc nhiều cơ quan, cá nhân trong các ngành, cấp khác nhau.

Hiện nay, chưa có căn cứ pháp luật nào quy định cụ thể về các loại thẩm quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, một số thẩm quyền dựa trên các đối tượng như sau:

Trong hệ thống các cơ quan nhà nước thì thẩm quyền sẽ được phân ra theo tên gọi của từng cơ quan, tổ chức khác nhau như:

  • Thẩm quyền của Quốc hội;
  • Thẩm quyền của Chính phủ;
  • Thẩm quyền của Uỷ Ban nhân dân;
  • Thẩm quyền của Tòa án nhân dân;
  • Thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân;
  • Thẩm quyền của Cơ quan điều tra;
  • Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân;

Trong mỗi cơ quan, tổ chức thì thẩm quyền lại được xác theo các chức vụ, chức danh nhằm đảm bảo kịp thời giải quyết công việc như:

  • Thẩm quyền của Chủ tịch nước;
  • Thẩm quyền của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao/Tòa án nhân dân cấp cao;
  • Thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh/thành phố/huyện;
  • Thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã, UBND Huyện,…;

Trong các công việc, lĩnh vực cụ thể thì thẩm quyền sẽ được chia ra thành các loại như:

  • Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực như đất đai, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
  • Thẩm quyền xét xử;
  • Thẩm quyền khởi tố vụ án;

Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu thẩm quyền là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979