Vì sao không nên ăn khoai tây mọc mầm

Khoai tây mọc mầm là hiện tượng không mấy xa lạ. Song liệu nếu khoai tây bị mọc mầm thì còn sử dụng được không và cách xử lý như thế nào? Hôm nay, SKGĐ sẽ chia sẻ những thông tin giúp bạn sử dụng thực phẩm này đúng cách nhằm bảo vệ sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình.

Vì sao không nên ăn khoai tây mọc mầm

Cũng giống như các loại củ khác như khoai lang, củ đậu, khoai tây để lâu sẽ bị mọc mầm. Hiện tượng củ khoai xuất hiện mầm và da chuyển sang màu xanh là do không được bảo quản đúng cách như để chỗ có nhiều ánh sáng, chỗ quá nóng làm cho hàm lượng solanin trong khoai tây tăng cao.

Solanin tập trung nhiều ở lá, mầm... giúp cho loại củ này khó bị thối hoặc hư hỏng. Mặt khác, solanin được xem như một chất "kháng sinh" của thực vật là một dạng chất độc có chứa axit cyanic.

Khi khoai tây bị mọc mầm, chất độc này sẽ tập trung ở phần chân mầm, ở lớp vỏ xanh phía ngoài làm cho khoai tây bị đắng và độc tới mức không dùng được. Hàm lượng solanin trong mầm (1,34g/kg) cao hơn nhiều trong ruột khoai tây (0,04-0,07g/kg) hoặc trong vỏ (0,03-0,05g/kg ).

2. Khoai tây mọc mầm có nên ăn không?

Khi mọc mầm khoai tây sẽ có hàm lượng solanin cao, chất này được xem như một chất "kháng sinh" của thực vật là một dạng chất độc có chứa axit cyanic. Theo các chuyên gia y tế, khi đã ăn phải chất này, con người sẽ bị ngộ độc với các biểu hiện nhẹ như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy khó thở. Và nặng hơn nếu trúng độc mạnh thì nhiệt độ trong người lên cao, thần trí hôn mê, co giật, hô hấp tê liệt có thể dẫn đến tử vong.

Xem thêm: Những tác hại từ củ dền không phải ai cũng biết

Các triệu chứng nhiễm độc thường xuất hiện trong vòng 8-12 giờ sau khi ăn, nhưng cũng có thể diễn ra trong vòng 30 phút khi ăn thức ăn có hàm lượng solanin cao. Để đạt được nồng độ làm chết người, người ta phải ăn sống một lần khoảng 4.020kg khoai, điều này rất khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu khoai đã lên mầm nghĩa là đã tập trung độc tính thì mọi người cũng không nên sử dụng.

Vì sao không nên ăn khoai tây mọc mầm
Khoai tây mọc mầm có ăn được không

3. Khoai tây mọc mầm cắt mầm đi có ăn được không?

Ngộ độc khoai tây có thể tránh được nếu bạn gọt kỹ vỏ và loại bỏ mầm. Solanin cũng là chất có thể tan trong nước nên bạn cũng có thể loại bỏ chất độc bằng cách khi ngâm nước muối trước khi nấu vài giờ. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế vẫn khuyên cáo bạn không nên sử dụng khoai tây khi đã mọc mầm.

II. Mẹo xử lý khoai tây mọc mầm

1. Khoai tây mọc mầm nên làm gì?

Để xử lý khoai tây khi đã bị mọc mầm, bạn có thể gọt bỏ phần mầm và phần vỏ để loại bỏ chất độc solanin. Mặt khác, vì solanin có thể tan trong nước nên để an tâm sử dụng hơn, sau khi gọt bỏ mầm và vỏ bạn cần ngâm nước muối trước khi nấu vài giờ. Cách nấu khoai tây cũng quyết định đến nồng độ của solanin, vì vậy bạn có thể chiên, nấu, xào,... ở nhiệt độ cao ( khoảng 170 độ C) để phân hủy các chất độc hại có trong khoai tây mọc mầm.

Vậy ngoài sử dụng để nấu ăn thì khoai tây mọc mầm có tác dụng gì? Trong trường hợp khoai tây đã bị mọc mầm quá nhiều, bạn đừng nên vội loại bỏ chúng bởi cũng còn có thể sử dụng để loại bỏ vết dầu mỡ trên bồn rửa chén; giữ bánh mì tươi và ngon miệng; làm sạch các đồ dùng bằng bạc; loại bỏ vết bẩn và cặn bám trong bình giữ nhiệt; làm sạch vết cặn ở ấm nước, bình trà; chườm lên chỗ nhức mỏi và còn có thể bón cho cây

Và khoai tây mọc mầm có đắp mặt được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể tuy nhiên bạn cần sử lý loại bỏ tối đã chất đọc solanin để sử dụng an toàn cho da hơn.

Vì sao không nên ăn khoai tây mọc mầm
Khoai tây mọc mầm nên làm gì

2. Cách tránh khoai tây mọc mầm?

Để tránh được hiện tượng khoai tây bị mọc mầm, sau khi mua hoặc thu hoạch khoai, bạn hãy dành vài phút để sàng lọc khoai. Loại bỏ những củ bị rách vỏ, dập hay có bất kỳ biểu hiện hư hỏng hoặc ưu tiên sử dụng sớm bởi chúng sẽ nhanh hỏng hơn các củ thông thường và có thể làm hỏng các củ khoai bình thường khác.

Xem thêm:

Nên để khoai tây ở nơi khô, thoáng mát và tối, tránh xa ánh sáng và độ ẩm, vì đây là những điều kiện có thể khiến khoai tây mọc mầm hoặc hư thối. Nếu khoai tây bạn mua về không được đựng trong các túi lưới, bạn có thể cho vào một cái hộp có lỗ thông hơi và đặt một tờ báo giữa các lớp khoai tây. Sau đó đậy hộp bằng một tờ báo.

Cần kiểm tra khoai tây thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng để loại bỏ hay sử dụng chúng sớm, bởi một củ khoai hỏng có thể làm lây nhiễm sang những củ khoai tây khác.

Vì sao không nên ăn khoai tây mọc mầm
Cách tránh khoai tây mọc mầm

3. Cách làm khoai tây mọc mầm?

Trong trường hợp bạn cần sử dụng khoai tây để trồng thì cần phải đẩy nhanh quá trình mọc mầm của chúng. Cách làm là hãy để khoai tây ở nơi có ánh sáng và độ ẩm, vì đây là những điều kiện giúp đẩy nhanh quá trình mọc mầm.

Những thông tin chia sẻ về khoai tây mọc mầm và mẹo xử lý khoai tây mọc mầm mà SKGĐ vừa chia sẻ đến bạn sẽ giúp bạn sử dụng khoai tây đúng mục đích, an toàn và đảm bảo sức khoẻ cho mọi thành viên trong gia đình mình.

Có thể bạn chưa biết

- Khoai lang: Khoai lang nảy mầm có chứa độc tố solanen. Chất này có tính độc rất mạnh, nếu ăn phải khoai lang có mầm này sẽ ói mửa, buồn nôn, đau bụng, nghiêm trọng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng, cho nên nhất định không được ăn khoai lang mọc mầm. Nếu bên trên nó có mấy mầm nhỏ thì chúng ta sẽ phần khoét phần khoai lang ở đó đi, rồi ngâm trong nước lã vài phút, chất độc trong đó sẽ bị mất đi theo nước.

- Lạc: Những hạt lạc đã nảy mầm có nghĩa là chúng đã bị nhiễm khuẩn nảy mầm, những vi khuẩn này thường chứa mầm có thể sản sinh độc tố. Lúc đầu nó có màu vàng, sau chuyển sang màu xanh vàng, cuối cùng là màu xanh lục. Độc tố được sản sinh ra trong quá trình mầm phát triển. Loại độc tố này có hại cho cơ thể người và động vật, thậm chí dẫn đến tử vong. Có những nghiên cứu cho thấy những độc tố này còn có thể gây nên ung thư gan.

 Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

  • 12:00 21/04/2022
  • Xếp hạng 4.92/5 với 20400 phiếu bầu

Nếu bạn lưu trữ khoai tây quá lâu chúng sẽ bắt đầu nảy mầm, một số người cho rằng khoai tây mọc mầm hoàn toàn có thể an toàn để ăn, chỉ cần bạn cắt bỏ mầm đó đi. Một số người khác lại cho rằng mầm khoai tây rất độc hại và dễ gây ngộ độc thực phẩm, thậm chí dẫn tới nguy cơ tử vong.

Khoai tây là nguồn cung cấp solanine và chaconine tự nhiên, đây chính là hai hợp chất glycoalkaloid tự nhiên được tìm thấy ở một số loại thực phẩm khác như cà tím và cà chua. Với một lượng nhỏ, glycoalkaloids có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. Các lợi ích này bao gồm đặc tính kháng sinh, tác dụng hạ đường huyết và hạ cholesterol. Tuy nhiên, với một hàm lượng cao, chúng có thể trở nên độc hại.

Khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid của nó bắt đầu tăng lên. Do đó, ăn khoai tây đã nảy mầm có thể khiến bạn vô tình tiêu thụ quá nhiều các hợp chất này dẫn tới ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện trong vòng vài giờ đến 1 ngày sau khi ăn khoai tây mọc mầm.

Ở liều tiêu thụ thấp, glycoalkaloid dư thừa thường dẫn đến nôn mửa, tiêu chảyđau bụng. Khi tiêu thụ với số lượng lớn hơn, chúng có thể gây ra huyết áp thấp, mạch nhanh, sốt, đau đầu và thậm chí trong một số trường hợp có thể dẫn tới tử vong.

Ngoài ra, một vài nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng ăn khoai tây mọc mầm khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh hoàn toàn việc ăn khoai tây mọc mầm.


Vì sao không nên ăn khoai tây mọc mầm

Khoai tây mọc mầm chứa hàm lượng glycoalkaloid cao gây nguy hiểm đến sức khỏe người dùng

Glycoalkaloids tập trung nhiều trong lá, hoa, mắt và mầm khoai tây. Ngoài việc nảy mầm, khoai tây bị dập nát, khoai tây có màu xanh cũng là dấu hiệu chúng có hàm lượng glycoalkaloid cao. Do đó, loại bỏ mầm, mắt, phần chuyển màu xanh hoặc các phần bị dập sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm độc từ việc ăn khoai tây.

Bên cạnh đó, cách thức bạn chế biến cũng có thể làm giảm hàm lượng glycoalkaloid trong khoai tây. Cụ thể, nếu bạn chiên thì lượng glycoalkaloid có thể giảm xuống. Tuy nhiên nếu bạn luộc, nướng hoặc dùng lò vi sóng thì không mang lại tác dụng kể trên. Tuy nhiên kết quả nêu trên vẫn đòi hỏi nhiều nghiên cứu sâu hơn để khẳng định. Vì thế một số chuyên gia bảo vệ quan điểm của họ rằng để an toàn thì tốt nhất nên vứt bỏ khoai tây đã chuyển sang màu xanh hoặc khoai tây đã mọc mầm.


Một trong những cách tốt nhất để tránh ăn phải khoai tây nảy mầm là tránh dự trữ chúng và chỉ mua chúng khi bạn định nấu chúng thành các món ăn trong một vài ngày sắp tới.

Vì sao không nên ăn khoai tây mọc mầm

Người dùng nên lựa chọn khoai tây không mọc mầm để sử dụng

Nếu bạn định dự trữ khoai tây thì đầu tiên là bạn nên chắc chắn bạn đã loại bỏ những củ khoai tây hỏng và những củ khoai tây bạn mang đi dự trữ được giữ hoàn toàn khô ráo (nước có thể kích thích sự nảy mầm của khoai tây). Sau đó hãy mang bảo quản các củ khoai tây này ở nơi hoàn toàn khô ráo và thoáng mát.

Một số nhà khoa học khuyên rằng bạn nên tránh bảo quản khoai tây cùng với hành tây, vì đặt hai loại này gần nhau có thể đẩy nhanh quá trình nảy mầm. Mặc dù, hiện tại chưa có nghiên cứu chính thức về hiện tượng nêu trên nhưng bạn có thể thử và quan sát kết quả thu được.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: healthline.com