Người đứng đầu thị tộc là ai

Chi tiết Chuyên mục: Bài 2: Xã hội nguyên thủy

- Thị tộc:

     + Là nhóm hơn 10 gia đình và có chung dòng máu

     + Quan hệ trong thị tộc : công bằng, bình đẳng, cùng làm, cùng hưởng. Lớp trẻ tôn kính cha mẹ, ông bà và cha mẹ đều yêu thương và chăm sóc tất cả con cháu của thị tộc.

- Bộ lạc:

     + Là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau và có chung một nguồn gốc tổ tiên.

     + Quan hệ giữa các thị tộc trong bộ lạc là gắn bó, giúp đỡ nhau.

(Nguồn: trang 10 sgk Lịch Sử 10:)

Những câu hỏi liên quan

Có bao nhiêu ý kiến sau đây đúng về điều kiện kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long?

2) Có thị trường rộng lớn là vùng Đông Nam Bộ.

Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1866 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình quý tộc lớn. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), làm quan đến tham tụng (tể tướng) tước Xuân quận công triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, quê Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng. 13 tuổi lại mồ côi mẹ, ông phải ở với người anh là Nguyễn Khản. Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này rất có ảnh hưởng tới nhà thơ.

A. Mở bài

C. Kết bài

D. Cả A, B và C đều sai.

Kim loại đầu tiên mà Người Tây Á và Ai Cập phát hiện ra là

Đặc điểm của xã hội phương Đông có gì khác phương Tây?

Yếu tố nào dẫn đến điểm khác biệt giữa xã hội phương Đông và phương Tây?

Động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người tối cổ là

Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thủy?

Con người phát hiện ra đồng thau khi nào?

Con người biết chế tạo các công cụ bằng sắt khi nào?

Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thủy?

Trong xã hội có giai cấp bao gồm những thành phần nào?

Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở khu vực nào của Việt Nam?

Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở khu vực nào của Việt Nam?

Những làng xóm xuất hiện  ở Việt Nam?

Cư dân ở Bắc Bộ Việt Nam biết tới đồ đồng từ khi nào?

Cho đến nay, nhân loại đã trải qua bốn hình thức cộng đồng là thị tộc, bộ lạc, bộ tộcdân tộc.

Lúc mới tách khỏi giới động vật, con người đã sống hợp quần trong những “bầy người nguyên thủy”. Phương thức kiếm sống của họ là săn bắt và hái lượm. Khi con người phát triển lên trình độ cao hơn, biết dùng công cụ đá mài, cung tên… thì tổ chức xã hội đầu tiên, đồng thời là hình thức cộng động xã hội đầu tiên ra đời, đó là thị tộc.

Vậy thị tộc là gì?

Ph. Ăng-ghen chỉ rõ: “Thị tộc (trong chừng mực những tài liệu hiện có cho phép chúng ta phán đoán) là một thiết chế chung cho tất cả các dân dã man, cho tận đến khi họ bước vào thời đại văn minh, và thậm chí còn sau hơn nữa”.

Các thành viên trong thị tộc đều do cùng một tổ tiên sinh ra. Và thị tộc hình thành trên cơ sở huyết thống.

Có thể xem thị tộc như gia đình lớn của người nguyên thủy. Hình thức liên hệ cộng đồng đơn giản nhưng bền vững này thích hợp trong điều kiện sản xuất thấp kém thời bấy giờ.

Trong buổi đầu của xã hội thị tộc, do tình trạng quần hôn, con cái chỉ biết có mẹ và quây quần xung quanh mẹ. Do đó, phụ nữ có uy tín và quyền hành hơn đàn ông. Điều đó còn do người đàn ông đi săn bắn với công cụ thô sơ nên kết quả thường thất thường, còn người đàn bà thì hái lượm, bắt đầu đảm nhiệm việc trồng trọt, chăn nuôi, những công việc này đảm bảo nguồn sinh sống ổn định cho cộng đồng.

Sự phân công lao động giữa phụ nữ và đàn ông mang tính chất tự nhiên. Trong giai đoạn đầu, thị tộc là thị tộc mẫu quyền.

Lực lượng sản xuất xã hội nguyên thủy tiếp tục phát triển. Trồng trọt và chăn nuôi dần trở thành nguồn sinh sống chủ yếu. Công việc nặng nhọc này phải do người đàn ông đảm nhiệm chính, vai trò của người đàn ông tăng lên trong đồi sống kinh tế của cộng đồng.

Người đàn ông thời mông muội vừa là chiến sỹ, vừa là người đi săn thì phải giữ địa vị thứ yếu trong nhà, sau người đàn bà. Trái lại, khi là người chăn nuôi “có tính nết nhu mì hơn” thì họ lại tiến lên hàng thứ nhất và người đàn bà bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Chế độ mẫu quyền dần dần phải nhường chỗ cho chế độ phụ quyền.

“Chế độ mẫu quyền bị lật đổ là sự thất bại lịch sử có tính chất toàn thế giới của giới nữ”.

Ngoài quan hệ cộng đồng thân tộc – huyết thống là đặc trưng chủ yếu, thị tộc còn có những mối liên hệ cộng đồng sau đây:

– Các thành viên trong thị tộc có chung một tiếng nói. Ngôn ngữ thị tộc còn rất đơn giản.

– Mỗi thị tộc còn có tục lệ, tập quán, nghị thức tín ngưỡng riêng của mình.

– Trong mỗi thị tộc hình thành những yếu tố văn hóa nguyên thủy mang sắc thái của cộng đồng sản sinh ra chúng.

– Mỗi thị tộc có tên gọi riêng.

Về mặt tổ chức xã hội, hội nghị toàn thể của thị tộc bầu ra tù trưởng, thủ lĩnh quân sự và có thể bãi miễn họ khi thấy không xứng đáng.

Người đứng đầu thị tộc được các thành viên tôn kính, phục tùng một cách tự nhiên và tự nguyện. Đây là hình thức dân chủ đầu tiên trong lịch sử loài người.

 Quy mô của thị tộc còn nhỏ bé, thường chỉ bao gồm từ mấy chục đến vài trăm thành viên. Theo tiến trình lịch sử, nhiều thị tộc sẽ liên kết với nhau thành bộ lạc.

Xin mời các bạn để lại một vài comment về bài viết “Thị tộc là gì?” để Ban biên tập bọn mình có thêm định hướng nhé! (ngắn thôi cũng được, kiểu như: “Bài viết còn sơ sài!”, hay “Cũng đủ ý!”. :-D).

Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần comment để bọn mình có thể giải đáp khi thời gian cho phép nhé!

Bài liên quan:

  • https://hoidap247.com/cau-hoi
  • https://baitapsgk.com/lop-10/

Xã hội nguyên thủy (hay còn gọi là công xã thị tộc) là giai đoạn đầu tiên và dài nhất trong lịch sử phát triển của loài người, từ khi có con người xuất hiện trên Trái Đất đến khi xã hội nguyên thuỷ chuyển đổi thành xã hội giai cấp và xuất hiện chế độ nhà nước.

Người đứng đầu thị tộc là ai

Người San ở hoang mạc Kalahari, (ảnh năm 1892)

Tiến hóa loài người

−10 —

−9 —

−8 —

−7 —

−6 —

−5 —

−4 —

−3 —

−2 —

−1 —

0 —

Vượn
dạng người

Nakalipithecus

Ouranopithecus

Sahelanthropus

Orrorin

Ardipithecus

Australopithecus

Homo habilis

Homo erectus

Neanderthal

Homo sapiens

Vượn cổ xưa

Phân tách
LCA-Gorilla

Có thể đi hai chân

Phân tách
LCA-Tinh tinh

Bắt đầu đi hai chân

Đồ đá sơ khai

Rời châu Phi sớm nhất

Dùng lửa

Đến châu Âu

Nấu ăn

Quần áo

Tiếng nói

Người hiện đại


P
l
e
i
s
t
o
c
e
n
e


P
l
i
o
c
e
n
e


M
i
o
c
e
n
e


H

o

m

i

n

i

d

s

Tỷ lệ trục: Ma (triệu năm)
Xem thêm: Tiến hóa sự sống

Việc mô tả xã hội nguyên thủy được nêu trong khái niệm về Chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy do Karl Marx và Friedrich Engels đưa ra. Các nước trong Hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây đã biên tập trong sách giáo khoa phổ thông từ những năm 1950, và hiện còn dùng tại Việt Nam.[1]

Xã hội nguyên thủy phát triển kế thừa lối sống xã hội bầy đàn của linh trưởng tổ tiên, và thể hiện gần gũi nhất hiện có hai loài là tinh tinh và bonobo ở châu Phi [note 1]. Xã hội nguyên thủy cũng kết thúc khác nhau ở các vùng và dân tộc khác nhau. Nhiều dân tộc ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ đã có lối sống không thay đổi trong chục nghìn năm qua, và họ được coi là bảo tàng sống của loài người về thời nguyên thủy, như người Hadza [2][3], San [4][5] (Châu Phi), Sentinel [6] (Châu Á), Vanuatu (Châu Đại Dương),...

Người tinh khôn với số lượng nhất định, kế thừa lối sống linh trưởng tổ tiên, đã tổ chức thành thị tộc là những nhóm người gồm vài chục gia đình, có quan hệ gần gũi với nhau, thậm chí do cùng một bà mẹ đẻ ra (hay gọi là có quan hệ huyết thống với nhau), sống quây quần cùng làm chung ăn chung [7].

Người tinh khôn có khả năng ăn tạp, ban đầu sống dựa theo hái lượm cây trái và săn bắt các con thú. Bên cạnh kỹ năng tự kiếm ăn, họ đã biết hợp sức nhau săn đuổi, tức là dùng số đông người bao vây lấy bầy động vật, dồn cho chúng lao xuống vực, sau đó mới ném đá, phóng lao xuống cho chúng chết hẳn. Vì vậy, những công việc như thế, luôn đòi hỏi sự phối hợp ăn ý với nhau.[7]

Theo mô tả trong sách giáo khoa tại Việt Nam thì trong nội bộ thị tộc, người ta không phân biệt đâu là của anh và đâu là của tôi. Nói cách khác, trong thị tộc không có sở hữu tư nhân, nhưng có sở hữu của thị tộc.[7] Tuy nhiên, là một động vật xã hội thì trong thị tộc có sự phân chia đẳng cấp nhất định. Sự phân chia này xác định nhiệm vụ của cá thể trong các hoạt động có tổ chức khi săn bắt hoặc tranh chấp lãnh thổ. Tại các thị tộc khác nhau thì quan hệ quyền lực của đẳng cấp với nhau là khác nhau, giống như các dân tộc hiện đại đang có những tập quán khác nhau.

Mỗi thị tộc chiếm cứ một khu vực xác định, tức lãnh thổ của thị tộc. Sự phát triển không đều của các thị tộc, gồm có hoặc phát triển lên và phân chia ra các thị tộc mới, hoặc tàn lụi do bệnh tật hay tai biến, cùng với xâm lấn lãnh thổ của thị tộc khác, dẫn đến lãnh thổ có thể thay đổi. Áp lực dân số từ các thị tộc phát triển hơn, dẫn đến các biên giới lãnh thổ thay đổi theo định hướng nhất định, tạo ra hiện tượng gọi là Các dòng di cư sớm thời tiền sử.

 

Người Vanuatu tạo lửa, 2005

 

Người San hiện tại

Việc phát hiện ra kim loại để làm công cụ lao động có ý nghĩa hết sức to lớn. Trước kia con người chỉ biết sử dụng đá để làm công cụ. Cho tới khoảng 4000 năm TCN, con người đã phát hiện ra đồng kim loại. Đồng kim loại rất mềm, nên chủ yếu dùng làm đồ trang sức. Sau đó họ biết pha đồng với thiếc và chì cho đồng cứng hơn, gọi là đồng thau. Từ đó, người ta đã đúc ra được các loại rìu, cuốc, thương giáo, lao, mũi tên, trống đồng,v.v...[7]. Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân ở Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc và dùng đồ sắt để làm lưỡi cày, cuốc, liềm, kiếm, dao găm, v.v...

Nhờ có công cụ kim khí, con người có thể khai phá thêm đất hoang, tăng năng suất lao động, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, không chỉ đủ ăn mà còn có của dư thừa...

Do có công cụ lao động mới, tức sự xuất hiện các công cụ kim loại, một số người có khả năng lao động giỏi hơn, tạo ra nhiều của cải hơn đến nỗi dư thừa, hoặc lợi dụng vị trí hay uy tín của mình để chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác và trở nên giàu có, còn một số người khác lại khổ cực thiếu thốn.[7]

Chế độ "làm chung, ăn chung, hưởng chung" ở thời kì công xã thị tộc bị phá vỡ. Xã hội nguyên thủy dẫn tan rã, nhường chỗ cho xã hội có giai cấp.

  1. ^ Người cùng với tinh tinh và bonobo là 3 loài họ hàng với nhau.

  1. ^ Lịch sử, lớp 10. Người Kể Sử, 2017.
  2. ^ Marlowe, F. W. (2010). The Hadza: Hunter-Gatherers of Tanzania. Berkeley: Univ. California Press. ISBN 978-0-520-25342-1.
  3. ^ Ndagala, D. K.; Zengu, N. (1994). “From the raw to the cooked: Hadzabe perceptions of their past”. Trong Robert Layton (biên tập). Who needs the past?: indigenous values and archaeology. London: Routledge. tr. 51–56. ISBN 0415095581.
  4. ^ Barnard, Alan (2007). Anthropology and the Bushman. Oxford: Berg. tr. 4–7. ISBN 9781847883308.
  5. ^ “Who are the San? – San Map (Click on the image to enlarge)”. WIMSA. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2017.
  6. ^ “Earth from Space: North Sentinel Island”. Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA). ngày 29 tháng 4 năm 2005. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2015. The 72-square-kilometre-area North Sentinel Island is home to the fiercely independent Sentinelese tribe, known to reject any contact with outsiders. The Indian government carried out its 2001 census of the Island from a distance, counting a total population of 21 males and 18 females, although other estimates range higher, to a maximum of 500.
  7. ^ a b c d e Lịch sử 6 (Sách Giáo viên). Nhà xuất bản Giáo dục. 2002.

2. Lương Ninh, Lịch sử thế giới cổ đại, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2002

  • Cổ nhân loại học
  • Nhân loại học
  • Người tối cổ
  • Người tinh khôn
  • Tiến hóa loài người
  • Cái nôi của nhân loại
  • Tiến trình tiến hóa loài người
  • Các dòng di cư sớm thời tiền sử
  • The Incredible Human Journey, phim tài liệu
  • Primitive culture, sách do Edward Burnett Tylor xuất bản năm 1871
  • Chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy

  • Chế độ công xã nguyên thủy tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Công xã thị tộc tại Từ điển bách khoa Việt Nam

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Xã_hội_nguyên_thủy&oldid=68175585”